Thực trạng về công tác phát triển đội ngũ giáo viên ở trường trung học phổ thông chuyên tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên ở trường trung học phổ thông chuyên tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 58 - 71)

Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁOVIÊN Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN TỈNH VĨNH PHÚC

2.4. Thực trạng về công tác phát triển đội ngũ giáo viên ở trường trung học phổ thông chuyên tỉnh Vĩnh Phúc

Để có cơ sở đánh giá về thực trạng công tác phát triển đội ngũ giáo viên của nhà trường, chúng tôi đã thực hiện một cuộc khảo sát ĐNGV, cán bộ, nhân viên nhà trường và thăm dò ý kiến qua các giảng viên ở các trường đại học tham gia tập huấn cho ĐNGV nhà trường hàng năm, với các nội dung về công tác quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng, đánh giá, đào tạo và bồi dưỡng ĐNGV và việc đảm bảo các điều kiện cho công tác phát triển ĐNGV trường chuyên. Số phiếu phát ra là 120, số phiếu thu về là 105, kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.11: Bảng tổng hợp kết quả thăm dò ý kiến về thực trạng phát triển ĐNGV nhà trường (Từ năm học 2000-2001 đến năm học 2007-2008)

Nội dung

Tốt Tương đối tốt Chưa tốt Số

lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng

Tỷ lệ (%)

Quy hoạch ĐNGV 58 55,2 27 25,7 20 19,1

Tuyển dụng ĐNGV 31 29,5 51 48,6 23 22,0

Sử dụng ĐNGV 53 50,5 22 21,0 30 28,5

Đánh giá ĐNGV 65 62,0 20 19,0 20 19,0

Đào tạo và bồi dưỡng

ĐNGV 54 51,4 30 28,6 21 20,0

Các điều kiện đảm bảo cho

công tác phát triển ĐNGV 55 63,8 18 21,9 14 13,3

2.4.1. Thực trạng về quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên

Kết quả khảo sát bảng 2.11 cho thấy: Công tác quy hoạch phát triển ĐNGV có 55,2% ý kiến đánh giá tốt, 25,7% ý kiến là tương đối tốt và 19,1% ý kiến là chưa tốt.

Trên thực tế, những năm qua nhà trường đã triển khai công tác quy hoạch phát triển ĐNGV, bắt đầu bằng việc căn cứ vào quy mô phát triển nhà trường để xác định nhu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng ĐNGV. Trên cơ sở phân tích thực trạng ĐNGV hiện có, từ đó lập kế hoạch tuyển chọn, kế hoạch sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên việc quy hoạch phát triển ĐNGV hãy còn một số tồn tại, đó là:

Sự quy hoạch phát triển ĐNGV chủ yếu dựa vào kế hoạch năm học mà chưa quan tâm đến kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường theo giai đoạn phát triển từ 5-10 năm, đã không làm tốt công tác dự báo vì vậy khi nhà trường có sự mở rộng quy mô tăng thêm một số lớp chuyên (chuyên Sinh, Sử, Địa, tiếng Pháp) đẫn đến thiếu nhiều giáo viên (năm học 2000-2001 thiếu tới 29 giáo viên chiếm tỉ lệ 36%).

Khi quy hoạch phát triển ĐNGV chưa thực sự quan tâm đến đến cơ cấu và chất lượng ĐNGV, chưa có những tính toán cụ thể và khoa học, nên có tình trạng thừa giáo viên ở môn này nhưng lại thiếu giáo viên ở môn khác, thiếu giáo viên giảng dạy môn chuyên, tỷ lệ giáo viên nữ và tỷ lệ giáo viên trẻ nhiều, giáo viên đi học nhiều,...

Mặt khác việc quy hoạch phát triển ĐNGV nhà trường chưa được thường xuyên tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp với kế hoạch phát triển nhà trường.

2.4.2. Thực trạng về tuyển dụng đội ngũ giáo viên

Bảng 2.11 cho thấy, kết quả khảo sát về công tác tuyển dụng ĐNGV có 29,5% ý kiến đánh giá tốt, 48,6% ý kiến là tương đối tốt và 22,0% ý kiến là chưa tốt.

Thực tế trong những năm vừa qua, nhìn chung công tác tuyển dụng ĐNGV của nhà trường được triển khai theo hướng sau:

- Căn cứ vào quy hoạch phát triển ĐNGV của nhà trường, vào tháng 6 hàng năm nhà trường lập kế hoạch tuyển dụng giáo viên và trình Sở GD- ĐT. Trong kế hoạch cũng đã nêu được số lượng giáo viên cần tuyển thuộc bộ môn nào và yêu cầu

về chuyên môn. Sở Giáo dục và đào tạo tập hợp và xây dựng kế hoạch biên chế cho các trường, cùng với Sở Nội vụ tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt. Sau đó Sở GD-ĐT thành lập Hội đồng tuyển dụng giáo viên và tổ chức tuyển dụng theo hình thức xét tuyển dựa trên bảng điểm đại học và những ưu tiên, khuyến khích của từng giáo sinh. Những giáo sinh trúng tuyển được phân công về giảng dạy tại nhà trường trước khai giảng. Thường những giáo sinh có bằng tốt nghiệp đại học khá giỏi hoặc có bằng thạc sỹ hoặc là thành viên đội tuyển học sinh giỏi quốc gia cấp THPT được ưu tiên xem xét để phân công về trường.

- Ngoài ra, còn có một bộ phận nhỏ giáo viên có chuyên môn vững vàng và có kinh nghiệm trong giảng dạy (ví dụ như đạt thành tích cao trong các kỳ thi giáo viên giỏi tỉnh hoặc có học sinh giỏi cấp tỉnh) hiện đang biên chế ở các trường THPT trong tỉnh được điều động về trường chuyên. Tuy nhiên, những giáo viên thuộc đối tượng trên thường không muốn về trường chuyên, do sức ỳ lớn, ngại thay đổi và ngại vất vả, hơn nữa chế độ đãi ngộ chưa phù hợp và hấp dẫn. Do vậy nguồn tuyển dụng chính hiện nay vẫn là các giáo sinh vừa tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học.

Vậy là việc tuyển dụng giáo viên cho nhà trường đã được tỉnh và ngành quan tâm, có những ưu tiên nhất định, tính đến thời điểm này về cơ bản là đã tuyển đủ số lượng giáo viên theo định mức do Bộ quy định, số giáo viên còn thiếu là không đáng kể. Tuy nhiên cũng nhận thấy rằng công tác tuyển dụng giáo viên hãy còn bộc lộ nhiều hạn chế, đó là:

- Do quy mô của Hội đồng tuyển dụng của Sở GD- ĐT là quá lớn, tuyển dụng giáo viên cho tất cả các trường THPT trong tỉnh nên chỉ có thể đáp ứng được những yêu cầu chung mà khó có thể thoả mãn được nhu cầu riêng của từng trường. Do vậy, việc thành lập Hội đồng tuyển dụng ở mỗi nhà trường có lẽ là một xu hướng tất yếu.

- Nhà trường không chủ động trong việc tuyển dụng, nên trong kế hoạch tuyển chọn thường không xây dựng chi tiết về tiêu chí tuyển chọn như cơ cấu độ tuổi, giới tính, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, v.v.v. Mặt khác chưa có những đánh giá, tổng kết phản ánh kịp thời với Sở GD- ĐT về những bất cập trong công tác tuyển dụng giáo viên và nếu có phản ánh thì cũng rất khó cải thiện.

Do đó những năm qua vẫn còn tình trạng thiếu giáo viên, cơ cấu tuyển dụng chưa phù hợp, vẫn còn những giáo viên có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ không đáp ứng yêu cầu công tác tại trường.

2.4.3. Thực trạng về sử dụng đội ngũ giáo viên

Kết quả khảo sát ở bảng 2.11 cho thấy, công tác sử dụng ĐNGV có 50,5% ý kiến đánh giá tốt, 21,0% ý kiến là tương đối tốt và 28,5% ý kiến là chưa tốt.

Thực tế cho thấy, trong những năm qua việc sử dụng ĐNGV của nhà trường đã đạt được những kết quả nhất định, trên quan điểm sử dụng “đúng người, đúng việc” đã phát huy được năng lực của cán bộ, giáo viên và hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường đề ra.

Định kỳ vào cuối năm học hàng năm, căn cứ vào quy hoạch phát triển ĐNGV, nhà trường đã tiến hành lập kế hoạch sử dụng ĐNGV. Trong kế hoạch thể hiện khá đầy đủ và phù hợp về sự sắp xếp, bố trí công việc/vị trí công tác cho từng giáo viên, để trước khi nghỉ hè mỗi giáo viên nhà trường đều biết được công việc/vị trí của mình cho năm học sau và thậm chí cho một vài năm tới. Tạo điều kiện cho họ chủ động trong việc chuẩn bị kế hoạch công tác (kế hoạch giảng dạy, kế hoạch chủ nhiệm, kế hoạch bồi dưỡng, kế hoạch đi học sau đại học, v.v.v).Trong quá trình tổ chức thực hiện, có sự chỉ đạo sát sao, kiểm tra và đánh giá, để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế.

Hàng năm, sự điều chỉnh định kỳ trong phân công công tác thường được diễn ra vào đầu năm học khi có tuyển dụng giáo viên mới hoặc giữa năm học khi có giáo viên đi học sau đại học và khi có đợt tập huấn cho đội tuyển học sinh giỏi tỉnh dự thi quốc gia. Ngoài ra còn có sự điều chỉnh đột xuất khi phát hiện thấy việc phân công chưa hợp lý qua công tác thanh kiểm tra, qua phản ánh từ phía phụ huynh và học sinh hoặc điều chỉnh khi giáo viên đi công tác theo điều động của ngành (đi tập huấn, đi ra đề thi,....) hoặc nghỉ chế độ.

Mặc dù vậy, công tác sử dụng ĐNGV của nhà trường những năm qua hãy còn một số tồn tại. Biểu hiện cụ thể là,

- Phương án sử dụng ĐNGV chưa thực sự hợp lý, chưa phát huy hết được thế mạnh của ĐNGV. Biểu hiện là, số lượng giáo viên được huy động để giảng dạy

môn chuyên và bồi dưỡng học sinh giỏi còn ít và chủ yếu là giáo viên lớn tuổi. Điều này đã tạo nên nhiều bất lợi cho cả phía giáo viên và nhà trường. Giáo viên môn chuyên không có điều kiện để nghiên cứu tài liệu, chuẩn bị bài giảng thực sự chất lượng. Giáo viên trẻ ít có cơ hội để thể hiện, được rèn luyện và trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ. Về phía nhà trường rất khó khăn trong phân công dạy thay cho giáo viên môn chuyên. Nguyên nhân là, khi trường mới thành lập ĐNGV cốt cán mỏng, về sau có sự tuyển mới nhiều nhưng đa phần là GV trẻ, mà nhà trường chưa mạnh dạn giao việc cho ĐNGV trẻ. Thực tế cho thấy, trong 5 năm trở lại đây ĐNGV gần như đã tuyển đủ, nhưng giáo viên dạy môn chuyên vẫn thiếu, tính kế thừa của ĐNGV có biểu hiện đáng lo ngại nếu không có sự đổi mới trong công tác sử dụng và bồi dưỡng/phát triển ĐNGV.

- Chưa cân đối giữa tỷ lệ giáo viên tham gia giảng dạy với giáo viên đi học.

Bảng 2.13 (trang 59) cho thấy, số lượng giáo viên đi học chiếm tỷ lệ quá lớn (ví dụ năm học 2006-2007 có 18 giáo viên đi học sau đại học trong tổng số 86 giáo viên, chiếm 20,9%). Sự thiếu giáo viên môn chuyên và nhiều giáo viên đi học, dẫn đến có một bộ phận giáo viên phải dạy vượt định mức (như môn Toán, Tin, Địa,…) hoặc sự phân công giảng dạy phải điều chỉnh thường xuyên, đã có những tác động tiêu cực đến giáo viên, phụ huynh, học sinh và cả nhà trường. Về phía giáo viên chịu áp lực cao về thời gian và cường độ làm việc, phụ huynh và học sinh không yên tâm khi có nhiều thay đổi trong giáo viên và nhà trường gặp khó khăn trong việc thanh toán chế độ thừa giờ.

- Mặt khác, do nhà trường chưa được chủ động trong công tác tuyển chọn/thuyên chuyển, nên đã ảnh hưởng tiêu cực đến việc sử dụng ĐNGV. Hiện tượng thừa/thiếu giáo viên cục bộ giữa các bộ môn, hiện tượng giáo viên có năng lực không đáp ứng yêu cầu của nhà trường thường phân công dạy ít giờ, những điều này dẫn đến không đảm bảo mặt bằng lao động, không tạo được động lực thi đua trong dạy học.

2.4.4. Thực trạng về công tác đánh giá đội ngũ giáo viên

Bảng 2.11 cho thấy, kết quả khảo sát về công tác đánh giá ĐNGV có 62,0%

ý kiến đánh giá tốt, 19,0% ý kiến là tương đối tốt và 19,0% ý kiến là chưa tốt.

Trên thực tế, trong những năm qua việc đánh giá ĐNGV của nhà trường đã đạt được những kết quả nhất định. Theo quan điểm chỉ đạo công tác đánh giá ĐNGV phải đảm bảo yêu cầu “đúng lúc, đúng chỗ” và “công bằng, khách quan” để tuyên dương, khen thưởng kịp thời; mặt khác đề xuất các phương án sử dụng, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ.

Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ giáo viên đạt các danh hiệu thi đua năm học 2007-2008

Bảng 2.12: Các hình thức khen thưởng đội ngũ giáo viên ( Từ năm học 2000-2001 đến năm học 2007-2008)

STT Các hình thức khen thưởng Số lượng

GV

1 Giấy khen của sở GD - ĐT 53

2 Bằng khen của UBND tỉnh 23

3 Bằng khen của Bộ GD- ĐT 15

4 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ 11

5 Huy chương vì sự nghiệp giáo dục 25

6 Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng 3 2 7 Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú 2

(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc)

Số liệu biểu đồ 2.6 và bảng 2.12 trên đây cho thấy, công tác đánh giá xếp loại giáo viên đã được nhà trường chú trọng, đã và đang tạo được động lực tốt để động viên, khích lệ ĐNGV phấn đấu, toàn tâm vì công việc, trở thành những tấm gương điển hình cho phong trào thi đua dạy tốt và học tốt của ngành GD- ĐT Vĩnh Phúc

cũng như trong hệ thống các trường chuyên. Thống kê năm học 2007-2008 có trên 60% giáo viên nhà trường đạt danh hiệu giáo viên giỏi/chiến sỹ thi đua các cấp.

Trong tám năm qua nhà trường đã đề nghị khen cao cho các cán bộ, giáo viên nhà trường có nhiều thành tích trong sự nghiệp bồi dưỡng học sinh giỏi. Cụ thể là, đề nghị Nhà nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú cho 2 giáo viên, tặng thưởng Huân chương hạng 3 cho 2 giáo viên, tặng thưởng Huy chương vì sự nghiệp giáo dục cho 25 giáo viên, Thủ tưởng Chính phủ tặng bằng khen cho 11 giáo viên, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT tặng bằng khen cho 15 giáo viên,…

Tuy nhiên, công tác đánh giá ĐNGV vẫn còn một vài hạn chế, đó là:

- Công tác đánh giá chưa được tiến hành thường xuyên, đôi lúc chưa kịp thời, vì vậy chưa đề xuất được các biện pháp hiệu quả trong việc bố trí, sắp xếp công việc, bồi dưỡng đội ngũ,...

- Chưa xây dựng hoàn chỉnh “Bộ tiêu chí” đánh giá, nên có những mặt công tác của giáo viên việc đánh giá còn mang tính chủ quan, nặng cảm tính. Việc đánh giá chưa thật đầy đủ và thiếu chính xác là nguyên nhân tạo nên tâm lý căng thẳng, không động viên, khích lệ được giáo viên.Vì vậy cần sớm hoàn thiện công tác đánh giá đội ngũ giáo viên nhà trường.

2.4.5. Thực trạng công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

Kết quả khảo sát ở bảng 2.11 cho thấy, về công tác đào tạo và bồi dưỡng ĐNGV có 51,4% ý kiến đánh giá tốt, 28,6% ý kiến là tương đối tốt và 20,0% ý kiến là chưa tốt.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo và bồi dưỡng đối với ĐNGV nhà trường, nên trong những năm qua việc đào tạo nâng chuẩn và bồi dưỡng ĐNGV đã được nhà trường chú trọng và quan tâm.

- Bảng 2.13 dưới đây cho thấy, hàng năm số lượng giáo viên của nhà trường được tham gia các khóa học sau đại học tại các trường đại học, các viện nghiên cứu là rất lớn và ngày càng tăng (từ 13,5% ở năm học 2000-2001 đến 20,7% ở năm học 2007-2008). Thống kê ở thời điểm năm học 2007-2008 nhà trường đã có 28 giáo viên có trình độ thạc sỹ (chiếm 32,2%) và 18 giáo viên đang đi học cao học và nghiên cứu sinh (chiếm 20,7%). Sự quan tâm đến công tác đào tạo của nhà trường đã và đang góp phần nâng cao trình độ đào tạo và

chất lượng ĐNGV, nhằm đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường trong giai đoạn mới.

Bảng 2.13 : Công tác đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ ĐNGV nhà trường (Từ năm học 2000 -2001 đến năm học 2007-2008)

STT Năm học

Tổng số giáo

viên

Trình độ trên chuẩn (Thạc sĩ)

Đang đào tạo trên chuẩn Số lượng Tỷ lệ % Cao

học

Nghiên cứu sinh

Cộng tỷ lệ %

1 2000-2001 52 6 11,5 7 13,5

2 2001-2002 58 5 8,6 7 12,1

3 2002-2003 72 9 12,5 7 9,7

4 2003-2004 78 11 14,1 8 10,3

5 2004-2005 80 16 20,0 12 15,0

6 2005-2006 84 16 19,0 13 15,5

7 2006-2007 86 22 25,6 17 1 20,9

8 2007-2008 87 28 32,2 17 1 20,7

(Nguồn: Trường THPT chuyên tỉnh Vĩnh Phúc)

- Song song với công tác đào tạo, việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đã được nhà trường triển khai thường xuyên, có nề nếp và hiệu quả. Việc bồi dưỡng ĐNGV đã được kết hợp nhiều hình thức (nghiên cứu tài liệu, viết chuyên đề, đi tham quan, học tập kinh nghiệm một số trường THPT chuyên khác trong nước,...). Đặc biệt những năm qua nhà trường đã mời các giảng viên dạy các khối chuyên của các trường đại học bồi dưỡng môn chuyên cho giáo viên, đây là một biện phỏp tớch cực làm chuyển biến rừ rệt chất lượng ĐNGV, vỡ vậy cần được đẩy mạnh trong thời gian tới.

Mặc dù công tác đào tạo và bồi dưỡng đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên đứng trước những yêu cầu về đổi mới giáo dục và phát triển ĐNGV trong giai đoạn mới thì công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ của nhà trường vẫn còn những biểu hiện bất cập.

- Về công tác đào tạo ĐNGV

+ Nhà trường đã lập kế hoạch nhưng chưa cụ thể hóa, việc đào tạo ĐNGV được thực hiện chủ yếu theo nguyện vọng của giáo viên, mà chưa xuất phát từ yêu cầu về phát triển đội ngũ của nhà trường. Vì thế mà thiếu cân đối giữa số giáo viên

đi học với giảng dạy, thiếu cân đối về số giáo viên đi học giữa các bộ môn, số giáo viên nghiên cứu sinh còn ít, chưa có giáo viên được đào tạo ở nước ngoài,...

+ Hình thức đào tạo chưa đa dạng, chủ yếu là đào tạo tập trung, chưa thực sự thuận lợi cho người học và nhà trường. Cần khuyến khích hình thức đào tạo không tập trung để giáo viên kết hợp vừa tham gia đào tạo vừa giảng dạy.

- Về công tác bồi dưỡng ĐNGV

+ Trong kế hoạch bồi dưỡng chưa xác định được cụ thể những nội dung và những kỹ năng cần bồi dưỡng cho từng đối tượng, việc bồi dưỡng nhiều khi mang tính phong trào, hình thức, không hiệu quả.

+ Nội dung bồi dưỡng chưa toàn diện, mới tập trung nhiều vào kiến thức chuyên môn sâu mà chưa chú ý nhiều về giáo dục phẩm chất đạo đức, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, nề nếp chuyên môn, bồi dưỡng tin học và ngoại ngữ; nên phần nào đã ảnh hưởng đến chất lượng ĐNGV. Đặc biệt, sự hạn chế về ngoại ngữ và tin học của đội ngũ đang là những khó khăn cản trở quá trình đổi mới giáo dục.

- Các điều kiện, chế độ khuyến khích học tập và bồi dưỡng chưa phù hợp. Do khối lượng công việc của giáo viên môn chuyên lớn, nên họ không có nhiều thời gian để bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học. Chế độ, chính sách khen thưởng dành cho giáo viên tham gia đào tạo thấp, chưa đủ khuyến khích họ học tập hiệu quả. Ví dụ, UBND tỉnh thưởng cho một giáo viên sau khi hoàn thành chương trình cao học là 5.000.000đ, theo văn bản số 13/2003/QĐ-UB, ngày 03/01/2003 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc.

2.4.6. Thực trạng về các điều kiện đảm bảo cho công tác phát triển đội ngũ giáo viên Kết quả khảo sát ở bảng 2.11 cho thấy, về việc đảm bảo các điều kiện cho công tác phát triển đội ngũ giáo viên có 63,8% ý kiến đánh giá tốt, 21,9% ý kiến đánh giá tương đối tốt và 13,3% ý kiến đánh giá chưa tốt.

Trên thực tế trong những năm qua nhà trường đã đạt được một số kết quả nhất định về công tác này.

* Về việc thực hiện các chế độ, chính sách dành cho ĐNGV nhà trường - Thực hiện đúng, đủ và kịp thời các chế độ, chính sách cho đội ngũ giáo viên như: chế độ lương, chế độ phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm, nâng lương thường xuyên, nâng lương sớm, chuyển mã ngạch; chế độ về khen thưởng, chế độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giáo viên ở trường trung học phổ thông chuyên tỉnh vĩnh phúc trong giai đoạn hiện nay (Trang 58 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)