Cấu trúc văn bản độc đáo

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu nghệ thuật sáng tạo trong ngôn từ của nhà báo phan khôi (Trang 71 - 75)

6 Con ngƣời với lời nói,TL, s

3.2.Cấu trúc văn bản độc đáo

Trong sự nghiệp làm báo của mình, Phan Khơi viết rất nhiều thể loại, kiểu dạng bài khác nhau, từ những bài khảo luận, nghiên cứu công phu đăng nhiều kỳ tới những bài tranh luận sơi nổi gai góc tới những bài phê bình văn học sắc sảo cho đến làm thơ, dịch thuật, sáng tác tiểu thuyết. Ở thể loại nào Phan Khôi cũng để lại dấu ấn cá tính rõ nét, nhƣng độc đáo nhất, gây ấn tƣợng nhất lại chính là các bài tạp văn ngắn có trong chuyên mục “Câu chuyện hàng ngày”, “Những điều nghe thấy” mà đƣơng thời đƣợc độc giả mến mộ gọi tên là Hài đàm. Từ năm 1928 đến năm 1932

trong hai chuyên mục này Phan Khôi đã viết 1084 bài. Đặc trƣng của các bài hài đàm của Phan Khôi thể hiện ở trong kết cấu độc đáo, đặc biệt ngắn gọn, nghệ thuật kể chuyện hài hƣớc, dí dỏm, trào lộng và đặc biệt nhất là ở thủ pháp liên tƣởng.

Đọc hài đàm của Phan Khôi, trƣớc hết bị hấp dẫn bởi những cái tên ngắn gọn, độc đáo: Ở từ sốt dẻo; Mang nặng và đẻ đau; Con chó giống ơng giời; Cả nhà

hay thơ; Cƣới ít đẻ nhiều; Ngƣời Tây chép chuyện Tầu; Bệnh điên của ngƣời Tây; Các ông hội đồng nhà ta mỗi ông nên ở một cái nhà lầu...

64

Có những bài ơng viết thuần túy là kể chuyện vui nhƣng thực sự bị cuốn hút ngay bởi cái cách kể chuyện hóm hỉnh. Chẳng hạn nhƣ bài “Mang nặng và đẻ đau” (TL, s.6385): Hội bảo trợ nhân quyền gởi đơn lên Thƣợng đế xin giải quyết cho một bất công: đàn bà đã mang nặng lại phải đẻ đau, trong khi đàn ông chỉ hƣởng cái sƣớng mà không chịu chung cái khổ. Thƣợng đế bèn ra lệnh: đàn bà đẻ, đàn ông đau. Lệnh truyền ra thấy nguy quá. Một bà nọ đẻ, chồng không thấy đau mà ơng hàng xóm lại đau ...

Bài “Ngƣời Tây chép chuyện Tầu” (ĐPTB, s.734) có kết cấu cực ngắn, nhƣ vậy, cuốn hút ngƣời đọc hiếu kỳ bởi câu chuyện đồ lục rùng rợn đang diễn ra ở nƣớc Tầu đƣợc một ký giả thuật lại. Nhƣng phải đọc đến dòng cuối cùng mới nhận ra: Đúng là Tây chép chuyện Tầu! Chuyện gọn chỉ có thế này:“Ơi, dân Tầu đƣơng

bị đồ lục một cách thê thảm. Bữa nọ tôi đƣơng đi bỗng nghe thấy tiếng rầy rà, chạy lại thấy một ngƣời đi đƣờng đƣơng tranh biện với một tốp lính. Ngƣời kia vừa khóc vừa la: “Khơng phải tơi! Khơng phải tơi!”. Thình lình chú lính đứng đằng sau tuốt gƣơm ra mà chém ngƣời ấy, đầu rơi xuống đất...Rồi đó, lính tráng ngƣời ngựa tan đâu mất, chỉ còn lại cái thây khơng đầu nằm trơ ra đó, máu chảy rịng rịng. Một lát lại thấy lắm ngƣời trong quán chen nhau lại, lấy bánh mỳ chấm vào máu đó mà ăn. Nghe họ nói máu ấy có thể làm cho ngƣời ăn đặng khƣơng kiện, khỏi bịnh hoạn gì hết ...”. Chuyện hết là ở lời nhắc của Phan Khôi: “Văn cô chép hay lắm. Song cô ta qn mất một điều là Hán khẩu khơng có ăn bánh mỳ nhƣ dân Paris vậy đâu.

Hay bài “Cả nhà cùng hay thơ” (TL, s.6393) cũng chỉ là một chuyện vui nhƣng kết cấu quả là độc đáo vì kể chuyện bằng thơ. Mở đầu câu chuyện chỉ có vài lời dẫn: “Thiên hạ có kẻ đa sự thuật chuyện đời xƣa có một nhà kia tuy chẳng phải

là con cháu cụ Lý Thái Bạch nhƣng cả nhà đều hay thơ”, trong nhà ơng bố thì ham

rƣợu chè, thằng con thì thích cờ bạc. Một bận ơng bố đang đánh chén thấy thằng con cờ bạc về, thì nổi đóa mắng bằng thơ:

Ắc lặn xăm xăm tới, Gà kêu lủi thủi về,

Chục lớn hết, chục nhỏ hết; Ghê!

65

Thấy bố đang đánh chén, thằng con liền đáp lại bằng một bài:

Một năm mƣời hai tháng, Một tháng ba mƣơi ngày Tĩn lớn hết, tĩn nhỏ hết;

Say!

Bà mẹ thấy hai cha con đấu khẩu liền đọc:

Ốc nhỡ mình ốc vặn, Hay đâu ốc lại trƣờng; Lẩn thẩn chê con chạch,

Lƣơn!

Con dâu nghe thấy, bèn ngâm rằng:

Ngó lên vách phên đổ; Ngó xuống mâm bát rơi, Cha rứa, con rứa,

Thơi!

Kết cấu bài ngắn gọn, cách viết hài hƣớc của ông vừa hoạt bát hiện đại theo lối Tây phƣơng vừa mang tính sâu sắc, cái thâm thúy của một nhà nho. Các bài hài đàm của Phan Khơi khơng chỉ có hài hƣớc, kể chuyện vui mà là ẩn chứa sự châm biếm. Tiếng cười châm biếm thường được Phan Khôi tạo ra bằng thủ pháp liên tưởng: nhân có một sự kiện nào đó, một tin tức thời sự nào đó, trong nƣớc hay trên

thế giới, tóm bắt đƣợc qua báo chí, ơng liên tƣởng tới một mặt tiêu cực nào đó trong xã hội đƣơng thời, tạo ra mâu thuẫn nực cƣời. Liên tƣởng càng bất ngờ, tác dụng gây cƣời càng thú vị. Bài “Các ông hội đồng ta mỗi ông nên ở một cái nhà lầu” (TL, s.6338) là một trong những bài đặc sắc sử dụng biện pháp liên tƣởng. Nhân có một tờ báo Pháp đƣa tin: “Một ngƣời đàn ông tên Benjamin Darston, ở Tinsley, gần Sheffield vốn là cựu chiến binh. Khi đi đánh giặc trong trận đại chiến 1914-1918 trở về thì anh ta mang lấy một lần ba cái tật, vừa đui, vừa câm, vừa điếc. Đã 12 năm nay, chàng Benjamin sống trong một cái đời rất là thảm sầu về hy vọng, thôi khơng cịn chỗ nói.

66

Mới rồi chàng va ở nhà đơn độc có một mình, men mo đi dạo chỗ phịng mình ở cho khuây, kẻo sợ ngồi nằm dài ngày cuồng cẳng. Rồi sẩy chƣn một cái, Benjamin té xuống thang lầu, nhè gãy phứt đi một cánh tay nữa (...)

Ai hay trong sự rủi mà lại có sự may bất ngờ. Sau khi té gãy tay, va điếng ngất đi một chặp, rồi bỗng dƣng con mắt thấy ra, lỗ tai nghe ra, và miệng nói ra đƣợc”, Phan Khơi bèn liên tƣởng tới các ông nghị, các ông nên ở nhà lầu, nhà lầu

có thang gác. Các ơng leo lên leo xuống có thể ngã. Nhờ đó may ra các ơng mới khỏi mù, khỏi câm, khỏi điếc. Một liên tƣởng quá bất ngờ, tạo nên một địn đả kích rất ác đối với các ông nghị gật.

Bài “Bệnh điên của ngƣời Tây” (TL, s.6352) là một bài đặc sắc bởi có ý nghĩa rất sâu sắc, đồng thời tạo ra tiếng cƣời đầy vị cay đắng, chua chát, cƣời ra nƣớc mắt: Một thơng tin thời sự nóng hổi cho biết, Giorgi là ngƣời Tây, làm nghị viên phong canh nông đã vô cớ mà đánh chết một ngƣời An Nam. Ông ta khai trƣớc tịa là mắc bệnh điên, nên khơng biết gì cả. Thế là tịa xử trắng án.

Phan Khôi liền liên tƣởng, so sánh, nói rằng Tây với ta khác nhau đủ thứ, điên cũng khác nhau: “Ngƣời mình nếu là điên thì phần nhiều phát ra nói bậy bạ, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thậm chí xé áo xé quần, đi dồng dỗng ngồi đƣờng phố mà không biết xấu hổ ... Cái điên của ngƣời Tây là điên theo kiểu văn minh, khác hẳn với cái điên kiểu An Nam mới vừa nói đó. Coi một chút đó thì biết cái trình độ dân tộc Âu Châu đã tấn bộ, cái điên cũng tiến bộ”

Giogri đƣợc bác sĩ xác nhận là điên chính cơng, nhƣng vẫn khỏe mạnh:

“Bình nhựt ơng ở trong nghị viện, nói năng cử chỉ chẳng có khác gì mấy ông nghị viên kia, chẳng hề lộ ra vẻ gì là điên hết. Ngƣời ta lại năng gặp ông ấy đi ngoài đƣờng, mặc quần trắng áo đen giắt khăn đỏ nơi túi áo trên, tay cầm gậy, uy nghi cùng tề chỉnh, chẳng chút sai ngoa.”

Có những bài sự độc đáo cịn là ở việc nhận định và phân tích vấn đề sắc sảo. Trong bài Ít lời lạm bàn đề chánh sách của ông Parquier, quan tồn quyền mới Đơng Pháp (ĐPTB, s.762) là một bài nhƣ vậy. Từ phát ngôn của Pasquier trƣớc báo

67

tức là của nƣớc Pháp; ngài định ý thiệt hành cuộc liên lạc các phần tử lƣơng thiện ở bổn xứ với dân Lang Sa, chẳng hề dung thứ cho sự phiến động hoặc sự gì đụng chạm đến trật tự và trị an, là những điều cần cho cuộc tấn bộ của thuộc địa". Thoạt

nghe lời tun bố chính sách này có vẻ lơgic nhƣng Phan Khơi phân tích ra thì thấy đây sẽ là một chính sách kỳ dị. Bởi mỗi quan tồn quyền có chính sách cai trị khác xa nhau. Ơng Pasquier có sự nhầm lẫn giữa quan niệm về đạo đức với chính trị: về đạo đức, có thể cho phép một ngƣời gồm đủ các cái hay; về chánh trị, lẽ nào đã theo lối thành thiệt của ơng Van Vallanhoven lại cịn theo lối tinh khôn của ông Sarraut; đã theo cách quả quyết của ông Merlin lại cịn theo cách do dự của ơng Varenne sao đƣợc? Nếu làm đƣợc ông Pasquier là ơng thánh! Các chính sách cai trị của mỗi quan tuy có khác nhau, song có một điểm chung là quyết không dung thứ cho những ai chống lại.

Đây là một bài đặc sắc, chỉ từ một phát ngơn có vài dịng mà Phan Khơi đã phân tích cho thấy đƣợc bản chất chính sách cai trị của thực dân là bóc lột, chỉ viết quyết khơng dung thứ cho phiến động, mà khơng tìm hiểu chính sách đó đã hợp với lịng dân chƣa? Dân khơng phục thì mới có loạn.

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu nghệ thuật sáng tạo trong ngôn từ của nhà báo phan khôi (Trang 71 - 75)