Các khái niệm Ngôn ngữ học liên quan 1 Từ vựng học

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu nghệ thuật sáng tạo trong ngôn từ của nhà báo phan khôi (Trang 25 - 33)

3 Chỉ tính riêng trên báo Thần Chung với tổng số 46 kỳ báo thì có 7 kỳ báo chun mục “Câu chuyện hàng ngày” có bài của Phan Khôi [8, tr.41]

1.3. Các khái niệm Ngôn ngữ học liên quan 1 Từ vựng học

1.3.1. Từ vựng học

1.3.1.1. Các thành phần từ vựng học tiếng Việt

Vốn từ của một ngôn ngữ đƣợc gọi là từ vựng. Các yếu tố tạo nên từ vựng một ngôn ngữ hợp thành hệ thống từ vựng. Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Ngơn

ngữ học, hệ thống từ vựng là: “Toàn bộ các đơn vị từ vựng của một ngôn ngữ gồm

từ, thành ngữ, quán ngữ, tạo thành các lớp có quan hệ nội tại với nhau” [110,

1

Georges de la Fouchardière (1874 – 1946) năm 1916 đã cùng Gustave Téry sáng lập ra tờ L’Oeuvre (xây

dựng), viết liên tục 15 năm những bài luận bàn thế sự với giọng hài hƣớc, hóm hỉnh, thu hút đủ loại độc giả; là cây bút có ảnh hƣởng đến tận thế chiến thứ II. Clément Vautel (1876 – 1954; bút danh: Đảo Let thành Tel): viết cho các báo ngày ở Paris nhƣ Le Matin, Le Liberté..., đặc biệt giữ mực “Mon film” (Dƣới mắt tôi)

hằng ngày bàn luận thế sự bằng cái nhìn rất phi l ca mt franỗais moyen (thng dõn) c c giả đƣơng thời hâm mộ ...Đây cũng là cây bút có ảnh hƣởng đến tận thế chiến thứ II [8, tr.411-412]

18

tr.110]. Theo đó, thành ngữ (ví dụ nhƣ: “chẳng chóng thì chầy”; “chậm nhƣ sên”;

“dƣơng đơng kích tây”; “đa nghi nhƣ Tào Tháo”, v.v.), quán ngữ 1 (ví dụ nhƣ: “của

đáng tội”; “nói khí vơ phép”; “nhƣ trên đã nói”; “nói cách khác”; v.v.) là những cụm từ hay ngữ cố định có tính ngun khối về ngữ nghĩa và hoạt động nhƣ một từ riêng biệt trong câu.

Việc nhận diện và phân loại từ vựng Tiếng Việt nhìn chung, đa số các nhà nghiên cứu đều coi những tiếng độc lập, có nghĩa là các từ - từ đơn tiết. Cịn những tiếng khơng độc lập thì lại đƣợc xử lý khác nhau: Nguyễn Kim Thản phân biệt từ thuần, từ pha, từ phức, từ chắp. Đỗ Hữu Châu chia ra từ láy và từ ghép. Nguyễn Văn Tƣ phân biệt từ đơn với từ ghép, trong đó từ ghép bao gồm cả từ láy mà tác giả gọi là từ đơn ghép do một từ đơn ghép với bản thân nó mà thành (...) [44, tr.7]. Căn cứ vào sự hình thành, tồn tại và phát triển của tiếng Việt, Nguyễn Thiện Giáp phân lớp từ vựng tiếng Việt nhƣ sau [44, tr 236 – 290]:

Các thành phần của vốn từ tiếng Việt là các lớp từ quan trọng đƣợc phân theo nguồn gốc, phạm vi sử dụng, đặc điểm lịch sử và giá trị thông tin của chúng trong giao tiếp.

Các thành phần từ vựng theo nguồn gốc bao gồm:

- Các từ thuần Việt: cô gái, đàn ông, đàn bà, chồng, vợ,...

- Các từ ngữ gốc Hán: khoa cử, văn chƣơng, thủ khoa, cử nhân,... - Các từ ngữ gốc Ấn – Âu: bít tết, kem, bốt, gilê, vitamin, canxi,... Các thành phần từ vựng theo phạm vi sử dụng bao gồm:

- Từ vựng toàn dân: là vốn từ chung cho tất cả những ngƣời nói tiếng Việt, thuộc các địa phƣơng khác nhau, các tầng lớp xã hội khác nhau. Đây chính là lớp từ vựng cơ bản, lớp từ vựng quan trọng nhất biểu thị những sự vật, hiện tƣợng hay khái niệm quan trọng và cần thiết nhất trong đời sống: mƣa, nắng, núi sơng, đầu, mặt, mũi, chân, tay, đi, đứng, nói, cƣời ...

1

Theo Nguyễn Thiện Giáp: Quán ngữ là những cụm từ đƣợc dùng lặp đi lặp lại trong một văn bản để liên kết, đƣa đẩy, rào đón hoặc nhấn mạnh một nội dung cần diễn đạt nào đó. Mỗi phong cách thƣờng có những quán ngữ riêng, chẳng hạn các quán ngữ: của đáng tội, nói khí vơ phép, nói bỏ ngồi tai ... thƣờng dùng trong phong cách hội thoại; các quán ngữ: nhƣ trên đã nói, thiết nghĩ, nói cách khác, ... thƣờng đƣợc dùng trong

19

- Từ địa phƣơng: nhút, chẻo, mụ, cá trày dam, đập chắc (Nghệ Tĩnh); kha, mậu, dạm, đánh chắc (Thanh Hóa) ...

- Tiếng lóng: luộc (bán), búa (lừa), sơi me (sơi máu), đi R (nghỉ phép), đi xe dép (đi bộ),...

- Từ ngữ nghề nghiệp: cầy võ, cầy ải, bón lót, đai trồng, tang trống, bào thẳm, bào cóc, bào lƣợm, ...

- Thuật ngữ: đạo hàm, tích phân, vi phân, âm vị, âm tiết, hình vị, ...

Các thành phần từ vựng theo hàm lƣợng thông tin mà nó chứa đựng bao gồm: - Vốn từ tích cực: Những từ hay sử dụng có tần số xuất hiện cao và ngƣời sử dụng khơng cần cố gắng lắm vẫn có thể lấy chúng từ bộ nhớ ra dung trong mọi hoàn cảnh.

- Vốn từ tiêu cực: Những từ ít dung. Đó là những từ ngƣời nghe có thể tiếp nhận và hiểu đƣợc nhƣng rất khó tự mình sử dụng đúng hồn cảnh và đúng nghĩa. Chúng là các từ thụ động hay tiêu cực.

Theo đặc điểm lịch sử, vốn từ lại đƣợc chia ra:

- Từ ngữ cổ và từ ngữ lịch sử: Từ ngữ cổ: âu (có lẽ), bui (duy), dã (hỏi), lọ (huống chi), mảng (mải),... Từ ngữ lịch sử: so với từ ngữ cổ, từ ngữ lịch sử là những từ ngữ đã trở nên lỗi thời vì đối tƣợng biểu thị của chúng đã mất đi: ám sát, bát phẩm, chánh hội, chánh tổng, thuế đinh, thuế điền, thuế thân,...

- Từ ngữ mới: bộ nhớ ngồi, bộ nhớ trong, bộ vi xử lý, cơng nghệ thông tin, chuyển giao công nghệ, cổ đông, cổ phần, ...

Cuối cùng vốn từ có thể đƣợc chia theo các đặc điểm phong cách chức năng của một cộng đồng. Cách chia phổ biến nhất là chia theo hai phong cách: giao tiếp thƣờng nhật (khơng chính thức) và giao tiếp chính thức. Giao tiếp khơng chính thức sử dụng vốn từ khẩu ngữ. Chẳng hạn: sạch sành sanh, xốp xồm xộp; à, ƣ, nhỉ, nhé;

mày, tao, cậu, tớ; ... Cịn giao tiếp chính thức có trong các hồn cảnh giao tiếp nơi

công sở, giao tiếp trong văn chƣơng bác học, trong chính luận báo chí … Vốn từ cho phong cách giao tiếp này vốn là từ đã đƣợc thử thách qua hình thức viết. Chúng

20

mang tính bác học và chuyên ngành. Chẳng hạn: thuật ngữ khoa học kỹ thuật và kỹ thuật, các thuật ngữ triết học, chính trị - xã hội.

1.3.1.2. Từ Hán – Việt a. Khái niệm từ Hán – Việt

Có nhiều quan niệm khác nhau về từ Hán – Việt

Theo Từ điển giải thích thuật ngữ Ngơn ngữ học (1997): “Từ Tiếng Việt có nguồn gốc từ tiếng Hán, đã nhập và hệ thống từ vựng tiếng Việt, chịu sự chi phối của các quy luật ngữ âm, ngữ Pháp và ngữ nghĩa của tiếng Việt; còn gọi là từ Việt

gốc Hán” [111, tr369]

Tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (1997): “Từ Hán Việt là những từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt trong giai đoạn 2 (từ đời Đƣờng trở về sau) mà ngƣời Việt đã đọc âm chuẩn (Trƣờng An) của chúng theo hệ thống ngữ âm của mình” [28, tr.214]

Tác giả Phan Ngọc (2000): “Xét về mặt lịch sử, một từ Hán Việt là một từ đƣợc viết ra bằng khối chữ vuông của Trung Quốc nhƣng lại phát âm theo cách phát âm Hán Việt, ngƣời Việt vẫn dùng để đọc mọi văn bản viết bằng chữ Hán, dù đó là của ngƣời Hán hay ngƣời Việt. Xét về chữ, thì chỉ có chữ Hán mà khơng có chữ Hán Việt. Hán Việt chỉ là cách phát âm riêng của ngƣời Việt về chữ Hán” [81, tr.11]

Tác giả Nguyễn Văn Khang (2007): “tất cả những từ Hán có cách đọc Hán Việt đã có ít nhất một lần sử dụng trong tiếng Việt nhƣ một đơn vị từ vựng trong văn cảnh giao tiếp thì đều đƣợc coi là từ Hán Việt” [68, tr.131]

Sự quan niệm khác nhau về từ Hán Việt của các tác giả trên đều xuất phát từ vấn đề xem xét quá trình hình thành cách đọc từ Hán Việt, do đó ta có thể đƣa một khái niệm chung nhất về từ Hán Việt:

Từ Hán Việt là những từ có gốc Hán, đƣợc đọc theo âm Việt và nhập vào kho từ vựng tiếng Việt.

21

b. Đặc điểm sử dụng của từ Hán Việt

Từ Hán Việt trong tiếng Việt có những cách sử dụng riêng, có sự thay đổi so với gốc Hán, đó là q trình Việt hóa tiếng Hán mà trƣớc hết là về âm đọc, sau đó là về ngữ nghĩa và phạm vi sử dụng:

- Giữ nguyên nghĩa chỉ khác cách đọc: thiên, minh, đức ...

- Mở rộng thêm nghĩa mới: Hắc nghĩa tiếng Hán là “đen tối”, thì vào tiếng Việt có thêm 2 nghĩa là “có mùi xơng mạnh lên mũi, gây cảm giác khó chịu” và “nghiêm khắc, cứng rắn trong việc giữ nguyên tắc, làm ngƣời khác phải nể sợ, khó chịu” ...

- Biến đổi nghĩa: phƣơng phi trong tiếng Hán có nghĩa là “hoa cỏ thơm tho”

thì trong tiếng Việt lại là “béo tốt” ...

- Rút gọn: thừa trần thành trần (trong trần nhà), lạc hoa sinh thành lạc

(trong củ lạc) ...

- Thay đổi vị trí: nhiệt náo thành náo nhiệt, thích phóng thành phóng thích, động dao thành dao động, ngữ ngôn thành ngôn ngữ, ...

1.3.1.3. Điển cố a. Khái niệm:

Theo Hán Việt từ điển của Nguyễn Văn Khôn (1999): “Điển tích: sự tích chép trong sách vở xƣa. Điển cố: điển cũ tích xƣa; sự tích, luật lệ cũ” [71, tr.284]

Theo quan niệm của một số nhà nghiên cứu, điển cố là khái niệm rộng hơn

điển tích khơng chỉ bao gồm sự tích chép trong sách vở. Tuy vậy, trên thực tế hai từ

này vẫn đƣợc dùng lẫn lộn. Từ điển tiếng Việt (2000) định nghĩa điển cố là “chuyện

chép trong sách cũ” và điển tích là “sự việc trong kinh sách cũ” [108, tr.318]. Tuy

nhiên cũng cần nói thêm rằng, điển tích là một khái niệm do ngƣời Việt sáng tạo, sử dụng và không thấy xuất hiện trong thƣ tịch Trung Hoa với tƣ cách là một thuật ngữ. Do vậy, cần thống nhất sử dụng một khái niệm cơ bản là điển cố. Ở đây chúng tôi thống nhất với quan điểm của tác giả Lại Nguyên Ân, trong Từ điển văn học Việt

Nam từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX: “Điển cố: thuật ngữ của giới nghiên cứu nhằm mô tả một trong những đặc điểm nổi bật của văn học Trung đại Việt Nam, vốn chịu ảnh hƣởng văn học cổ và trung đại Trung Hoa. Do những nguyên nhân khác nhau

22

đã hình thành một tâm thế, một phong cách của những ngƣời làm văn: trong hành văn thƣờng hay nhắc đến một sự tích xƣa hoặc một vài câu thơ, câu văn cổ để diễn tả ý mình, nhƣng đây khơng phải là trích ngun văn, mà là nối dùng lại vài chữ cốt gợi nhớ đƣợc đến tích cũ ấy, câu văn ấy. Lối này đƣợc gọi chung là dùng điển cố, bao gồm phép dùng điểm và dùng chữ” [12, tr.144-145]

b. Phân loại điển cố

Điển cố đƣợc hiểu là những từ thuộc những chuyện xƣa, tích cũ, tƣ tƣởng, hình tƣợng, đƣợc ghi chép hay lƣu truyền từ trong sách xƣa chuyện cũ và đƣợc ngƣời viết bài sử dụng nhƣ một phƣơng tiện ngắn gọn, cô đọng nhất những ý tƣởng, miêu tả những hiện tƣợng, con ngƣời. Có thể chia điển cố thành hai loại cơ bản sau:

+ Từ hay nhóm từ đƣợc rút ra từ những câu chuyện trong Kinh, Sử, Tử, Tập và các tác phẩm văn học cổ điển khác trong thƣ tịch Trung Hoa...

+ Từ hay nhóm từ mƣợn ý, lời từ câu thơ hoặc bài thơ của ngƣời xƣa hay đƣợc trích từ thành ngữ, tục ngữ, ca dao có tích chuyện lƣu truyền.

- Giá trị tu từ của điển cố + Tính cơ đọng hàm súc

Điển cố hàm chứa nội dung và ý nghĩa sâu sắc nhƣng thể hiện trong một hình thức tiết kiệm ngơn từ đến mức thấp nhất. Sự tiết kiệm này thể hiện bằng cách cô đúc ngắn gọn, giản lƣợc những từ ngữ không cần thiết. Chẳng hạn nhƣ để nói ngƣời hay lo lắng chuyện không thực tế, trong Hoàn Sơn, Nguyễn Thƣợng Hiền mƣợn

điển Kỷ nhân ƣu thiên (Ngƣời nƣớc Kỷ lo trời đổ), nhƣng chỉ gói gọn trong hai từ

ưu thiên: Tiện tác ƣu thiên khách Hoàn vi xuất thế nhân (Làm khách lo trời đổ. Lại

làm ngƣời xuất thế).

+ Tình liên tƣởng

Điển cố là nghệ thuật xây dựng hình tƣợng bằng ngơn ngữ kích thích tƣởng tƣợng và liên tƣởng. Đằng sau lớp vỏ từ ngữ là cả một cuộc sống sinh động mà khi tiếp cận đến nó, tồn bộ những hình ảnh về cuộc sống ấy đƣợc khơi dậy. Điển cố vận dụng khả năng tƣ duy hình tƣợng rất phong phú và chính xác. Khi điển cố tồn tạo và hoạt động trong một ngữ cảnh nhất định thì hình tƣợng cụ thể của nó, ngƣời

23

đọc nhanh chóng tái hiện một sự liên tƣởng trong đầu óc của mình. Nội dung điển cố lập tức đƣợc lĩnh hội với tƣ cách là những hình ảnh cụ tƣợng, sinh động, hấp dẫn và giầu sức gợi cảm. Lấy điển Liễu đường trong Chinh phụ ngâm làm ví dụ, đọc điển này, hình ảnh về câu chuyện đƣợc tái hiện: Hàn Bằng đời Chiến quốc làm quan của Tống Khang Vƣơng, bị Tống Khang Vƣơng cƣớp vợ là Hà thị và phải bị đi tù. Hàn Bằng buồn bã tự vẫn. Trƣớc khi chết theo chồng, Hà thị đề thủ xin đƣợc chôn cùng chồng. Tống Khang vƣơng tức giận cho chơn riêng hai nơi. Chẳng bao lâu có hai cây liễu mọc ở 2 ngôi mộ, rễ và cành liền nhau. Qua câu chuyện này, ngƣời đọc sẽ liên tƣởng đến tâm trạng ngƣời chinh phụ nhớ thƣơng chồng, so sánh với hình ảnh câu chuyện mà hiểu đƣợc tình cảm của ngƣời vợ một lịng u thƣơng chồng khi cả hai phải chịu cảnh chia ly.

1.3.1.4. Thành ngữ a. Khái niệm

Theo cách hiểu thơng thƣờng thì thành ngữ là một loại tổ hợp từ cố định, bền vững về hình thái, cấu trúc, hồn chỉnh, bóng bẩy về ý nghĩa, đƣợc sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày. Từ điển giải thích thuật ngữ ngơn ngữ học (1997) định nghĩa: Thành ngữ là cụm từ hay ngữ cố định có tính ngun khối về ngữ nghĩa, tạo thành một chỉnh thể định danh có ý nghĩa chung khác tổng số ý nghĩa của các thành tố cấu thành nó, tức là khơng có nghĩa đen và hoạt động nhƣ một từ riêng biệt trong câu [111, tr.271]

Thành ngữ dù ngắn hay dài, xét về nội dung có ý nghĩa cũng nhƣ về chức năng ngữ pháp, thành ngữ cũng chỉ tƣơng đƣơng với từ, nhƣng là từ đã đƣợc nhấn mạnh về nghĩa. Chẳng hạn, thành ngữ cò bay thẳng cánh tƣơng đƣơng với từ

“rộng” đƣợc nhấn mạnh (có nghĩa là rất rộng), thành ngữ lừ đừ nhƣ ông từ vào đền tƣơng đƣơng với từ “chậm chạp” đƣợc nhấn mạnh (có nghĩa là rất chậm chạp). Vì thế khi đã dùng thành ngữ thì khơng cần và khơng thể dùng các phó từ nhƣ “rất”, “lắm” để nhấn mạnh nghĩa [50, tr.200]

Bên cạnh diễn đạt nội dung, khái niệm thì thành ngữ bao giờ cũng kèm thêm sắc thái bình giá, cảm xúc nhất định, chẳng hạn thành ngữ nói thánh nói tƣớng vừa

24

diễn đạt khái niệm “ba hoa, khoác lác” vừa kèm theo thái độ chê bai, không tán thành; thành ngữ thắt lƣng buộc bụng vừa diễn đạt khái niệm “tiết kiệm, dè xẻn” vừa thể hiện thái độ cảm thông ... [44, tr.77]

b. Đặc điểm của thành ngữ - Tính hình tƣợng

Thành ngữ biểu thị nội dung bằng hình tƣợng, ln mang tính hình tƣợng. Tính hình tƣợng của thành ngữ đƣợc thể hiện một cách phong phú và đa dạng qua các hình thức chuyển nghĩa nhƣ: ẩn dụ (Một nắng hai sƣơng; Tre già măng mọc);

so sánh (hiền nhƣ đất, vắng tanh nhƣ chùa bà đanh); hoán dụ (chân lấm tay bùn; ngậm miệng ăn tiền); ngoa dụ (ngàn cân treo sợi tóc, vắt chân lên cổ) ...

- Tính chặt chẽ, cơ đọng và hàm súc

Đây là đặc tính về mặt cấu trúc khi xây dựng thành ngữ nhằm đạt hiệu quả tối đa về nghĩa mà ít lời. Tính chất cơ đọng của cấu trúc thành ngữ thể hiện rõ nhất ở việc lƣợc bỏ những từ không cần thiết chẳng hạn nhƣ các từ có chức năng chuyển nối và đƣa đẩy.

Ví dụ: thành ngữ chân lấm tay bùn đã đƣợc lƣợc bỏ liên từ “và” kết nối

2 về “chân lấm” và “tay bùn”. Hoặc thành ngữ già néo đứt dây yếu tố bị lƣợc

bỏ là từ “thì” vốn có tác dụng kết nối 2 vế có ý nghĩa trái ngƣợc nhau “già néo” thì “đứt dây”.

- Tính cân đối

Tính cân đối của thành ngữ thể hiện ở mặt ngữ âm, ngữ pháp và ngữ nghĩa. Đặc điểm này thể hiện ở số lƣợng âm tiết trong thành ngữ thƣờng là chẵn và nội dung của 2 vế cũng cân đối nhau.

Hai về có thể cùng chiều bổ sung, phối hợp với nhau để cùng nhấn mạnh một đặc tính nào đó. Ví dụ: đè đầu ấn cổ; ma chê quỷ hờn; nam thanh nữ tú; ...

Một phần của tài liệu bước đầu tìm hiểu nghệ thuật sáng tạo trong ngôn từ của nhà báo phan khôi (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(198 trang)