0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (198 trang)

Kết quả phân loại (Xem chi tiết Phụ lục 1 Tổng mục phân loại Phan

Một phần của tài liệu BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT SÁNG TẠO TRONG NGÔN TỪ CỦA NHÀ BÁO PHAN KHÔI (Trang 55 -61 )

1 Tác giả Trần Quang trong giáo trình Các thể loại chính luận báo chí (2007) xác định các dạng của tiểu luận gồm có: luận văn tuyên truyền, chuyên luận, bình chú và ý kiến nhà chính luận [7, tr.8-223]

2.2.2. Kết quả phân loại (Xem chi tiết Phụ lục 1 Tổng mục phân loại Phan

Khôi: tác phẩm đăng báo từ năm 1928 đến năm năm 1930)

Từ những tiêu chí nhận định nhƣ trên, khi đi vào khảo sát cụ thể gần 2000 bài đăng báo của Phan Khôi từ năm 1928 đến năm 1932, tác giả thấy rằng các bài viết có sự đa dạng về kiểu loại: từ xã luận, bình luận thời sự, nghị luận các vấn đề chính trị - xã hội, tiểu luận, khảo cứu, bút chiến cho đến tin – thơng báo giới thiệu, phê bình văn học, sáng tác thơ, dịch thơ, dịch truyện, các mẩu “tạp trở”. Và tùy

theo mục đích, chức năng là diễn thuyết, tranh luận, thông báo (thơng tấn – báo chí), truyền bá tri thức – kinh nghiệm, triết học, khảo luận học thuật mà các bài có dung lƣợng và quy mô khác nhau (viết dài hay ngắn, đăng một hay nhiều kỳ báo) ... thì có thể chia ra thành năm kiểu dạng là: bài tạp văn, bài khảo luận (khoa học), bài

tranh luận và bài bình luận – nghị luận báo chí và các loại thơng tấn tân văn khác1

Qua khảo sát toàn bộ tác phẩm “Phan Khôi: tác phẩm đăng báo” từ năm 1928 đến năm 1932 (gồm 5 tập, trên 5000 trang khổ giấy 14,5x20,5cm và 16x24cm, 1524 bài), có kết quả chung phân loại các tác phẩm báo chí nhƣ sau:

Loại bài

Năm

Tạp văn Tranh luận Khảo luận (nghiên cứu) Bình luận Các thể tài thông tấn khác Tổng số bài theo năm 1928 83 [83]* 1 [1] 9 [21] 12 [12] 3 [3] 108 [120] 1929 280 [280] 5 [5] 13 [53] 3 [4] 4 [10] 305 [352] 1930 225 [230] 45 [60] 16 [22] 24 [27] 8 [8] 318 [345] 1931 258 [258] 6 [12] 7 [17] 33 [40] 12 [12] 316 [339] 1932 262 [262] 7 [8] 39 [45] 29 [31] 29 [23] 366 [369] Tổng số bài theo thể loại 1105[1110] 64 [86] 83 [158] 102 [115] 56 [56] 1413[1525] 1

Trƣớc hết phải khẳng định không phải bất cứ mọi sáng tác đƣợc đăng trên mặt báo thì đều là tác phẩm báo chí, chẳng hạn nhƣ các sáng tác thuần về văn chƣơng nhƣ: tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch, bài thơ và truyện, thơ dịch từ tiếng nƣớc ngoài ... là những sáng tác thuộc về văn học. Do vậy, một số sáng tác thơ của Phan Khôi đăng trên báo nhƣ Dân quạ đình cơng, Đƣa chồng, Nhớ chồng, thơ dịch Quan về vƣờn (thơ của H.de Racan) và một số bản dịch tác phẩm của Eroshenko ... chúng tôi loại trừ, không đƣa vào phân loại là tác phẩm báo chí.

Thứ hai, trong bộ 4 quyển Phan Khôi – tác phẩm đăng báo từ năm 1928 đến năm 1932, cũng loại trừ các bài ở phần “Tồn nghi” (chƣa xác định có phải là tác phẩm của Phan Khơi) có 56 bài và phần “Phụ lục” có 74 bài là của tác giả khác viết có liên quan đến Phan Khơi.

48

( * Con số trong ngoặc vuông [ ] bên cạnh con số thống kê biểu thị số kỳ đăng báo)

2.2.2.1. Tạp văn

Trong số 1105 bài tạp văn đƣợc đăng 1110 kỳ báo theo các chuyên mục cụ thể nhƣ sau:

- Chuyên mục “Câu chuyện hàng ngày” gồm 422 bài đăng 442 kỳ trên báo

Đơng Pháp thời báo (Sài Gịn) và Thần chung. Bài đầu tiên có ở trên mục này là bài “Có mấy đấng thƣợng đế” (ĐPTB, S.G, s.693); bài cuối là “Hồ Nemi và Hồ Hoàn Kiếm” (TC, S.G, s.344).

- Chuyên mục “Những điều nghe thấy” gồm 646 bài đăng trên 646 kỳ trên

báo Trung lập. Bài đầu tiên có ở chuyên mục này là bài “Ơn kẻ dữ không ơn ngƣời

lành” (TL, S.G, s.6137); bài cuối là “Dị đoan” (TL, S.G, s.6909).

- Chuyên mục “Tạp trở” gồm 26 bài đăng 28 kỳ trên báo Phụ nữ tân văn năm 1930 có 3 bài đăng 5 kỳ và năm 1932 có 23 bài đăng 23 kỳ.

- Chuyên mục “Dật sự” gồm 4 bài đăng 7 kỳ trên Phụ nữ tân văn số 36 – 38,

số 50 – 52.

- Chuyên mục “Học nghệ” gồm 7 bài “Độc thƣ tùy bút” đăng 7 kỳ trên báo Phổ thông, Hà Nội, các số 52, 56, 60, 64, 72, 80, 81.

2.2.2.2. Tranh luận

Có 64 bài đăng 86 kỳ trên tờ Đông Pháp thời báo (S.G), Đông Tây (HN),

Phụ nữ tân văn, Trung lập. Trong đó, bao gồm loạt bài bút chiến và các bài tranh luận về quốc học, văn hóa, tƣ tƣởng và các vấn đề thời sự.

- Bài “Bút chiến” gồm 38 bài đăng 43 kỳ trên báo Trung lập. Loạt bài bút chiến đƣợc khởi lên từ mục “Ý kiến trung lập”. Loạt bài bút chiến đƣợc khởi lên từ mục “Ý kiến trung lập” từ ngày 20/6/1930 (TL, s.6176) kéo dài hơn một năm tới

ngày 5/3/1931 (TL, s.6383) mới chấm dứt. Đây là loạt bài bút chiến – tranh luận của Phan Khôi với báo Đuốc nhà Nam và đảng Lập Hiến.

- Bài tranh luận các vấn đề - sự kiện thời sự gồm 26 bài đăng 43 kỳ. Trong đó tiêu biểu nhƣ: “Cách ngôn luận của ngƣời Á Đông” (TL, s.6168 và s.6170),

49

“Sau khi đọc bài trả lời của Trần Trọng Kim tiên sanh – Cảnh cáo các nhà học phiệt” (PNTV, s.62), “Về bài phê bình sách Nho giáo” (PNTV, s.63 và s.64), “Về cái ý kiến lập hội chấn hƣng quốc học của ông Phạm Quỳnh” (PNTV, s.70), “Luận về Quốc học” (PNTV, s.94), “Bất điều đình” (ĐT, s.133),...

2.2.2.3. Khảo luận (nghiên cứu)

Gồm 83 bài đăng trên 158 kỳ báo về cơ bản tập trung vào 2 lĩnh vực là lịch sử - triết học và văn hóa – tƣ tƣởng. Trong đó nghiên cứu đề cập tới các vấn đề cụ thể về lịch sử, triết học, Nho giáo, tƣ tƣởng, văn hóa, văn học, phong tục tập quán, chữ Quốc ngữ, Hán văn,... Có thể kể tới hàng loạt các bài nghiên cứu tiêu biểu nhƣ: - Lịch sử: “Xóa một cái án trong lịch sử: Thân oan Võ Hậu” (PNTV, s.53 và s.54), “Bác cái thuyết nƣớc Pháp giúp nƣớc Nam hồi đầu thế kỷ XVIII” (ĐPTB,

s.720 và s.721), “Cái lai lịch của vạn lý trƣờng thành” (TL, s.6514),...

- Triết học: “Ngƣời mở đƣờng cho lý luận Á - Đông” (PNTV, s.57), “Triết học và nhân sinh quan” (PNTV, s.125), “Cái ảnh hƣởng của Khổng giáo ở nƣớc ta” (PNTV, s.214 đến s.249),...

- Phong tục tập quán: “Về tục nhuộm răng đen của ngƣời mình” (PNTV,

s.66), “Theo tục ngữ phong dao, xét về sự sanh hoạt của ngƣời phụ nữ” (PNTV, s.5, 7, 8, 9, 10,11,12,13,14,15,17,18), “Ngƣời Chàm ở Bình Thuận” (TC, s.94, 96, 97), “Một ít sử liệu về phong tục Nam Kỳ độ trăm năm về trƣớc” (PNTV, s.127), ...

- Văn hóa – tư tưởng: “Tống Nho với phụ nữ” (PNTV, s.95), “Tƣ tƣởng của

Tây phƣơng và Đông phƣơng” (ĐPTB, s.774), “Vấn đề phụ nữ giải phóng với nhân sinh quan” (PNTV, s.158, s.160), ...

- Văn học: “Phép làm văn” (PNTV, s.71, 72, 73, 76, 77), “Một ít nghiên cứu

về văn học” (PNTV, số Xuân 1932), “Về văn học của phụ nữ Việt Nam” (PNTV,

s.1), “Văn học với nữ tánh” (PNTV, s.2), ...

- Ngôn ngữ: “Chữ Quốc ngữ ở Nam kỳ với thế lực của phụ nữ” (PNTV,

s.28), “Những tiếng xƣa dùng mà nay không dùng nữa” (TL, s.6596, 6608), “So sánh văn phạm chữ Pháp với chữ Hán” (PNTV, s.161), “Tập Việt Nam tự điển của

50

Hội Khai trí Tiến Đức” (TL, s.6685), “Hán Văn độc tu” (PNTV, s.164 đến s.182), “Sự dùng chữ Tầu trong tiếng Việt” (PNTV, s.121),...

2.2.2.4. Bình luận

Có 102 bài đăng 115 kỳ báo trong đó bao gồm bài Xã luận, bài Bình luận thời sự chính trị - xã hội trong nƣớc và quốc tế.

- Bài Xã luận có 9 bài đăng 9 kỳ trong mục Ý kiến trung lập trên báo Trung

lập năm 19301

: “Những cái khéo trong cuộc chánh trị có khi trở thành ra vụng”

(TL, s.6138), “Thải lính An Nam là một sự nguy hiểm” (TL, s.6141), “Lập hội cự rƣợu là một việc hay” (TL, s.6141), “Về sự Léon Sanh đƣợc trắng án” (TL, s.6145), “Cái vụng của nhiều tờ báo Tây” (TL, s.6148), “Binh lính súng ống là để dẹp giặc, khơng phải để mà trị dân” (TL, s.6150), “Hạn chế sự xuất dƣơng, là điều chẳng có ích cho sự trị an, mà khơng chừng có hại” (TL, s.6158), “Phần đơng là phần dại mà cũng là phần khôn” (TL, s.6178).

- Bình luận thời sự chính trị - xã hội trong nước gồm 67 bài đăng trên 80

kỳ báo, tiêu biểu là các bài: “Cái tình thế chánh trị xứ Trung Kỳ và nhân dân đại biểu xứ ấy” (ĐPTB, s.761), “Ít lời lạm bàn về chánh sách của ơng Pasquier quan tồn quyền Đơng Pháp” (ĐPTB, s.762), “Ngƣời Pháp nói tiên tri về thời cuộc xứ ta” (TL, s.6226), “Vấn đề sinh hoạt ở Sài Gịn và tiền lƣơng của ngƣời làm cơng”

(TL, s.6167), “Cái tƣ cách của quan cai trị phải nhƣ thế nào?” (TL, s.6591),... - Bình luận thời sự chính trị - xã hội quốc tế gồm 25 bài đăng 25 kỳ, tiêu

biểu là các bài: “Thời cuộc Ấn Độ và chơn tƣớng của thánh Gandhi” (TL, s.6365),

“Cái thủ đoạn ngang tàng của Mussolini” (TL, s.6484), “Một cái tin quan hệ cho thời cuộc Trung Huê” (TL, s,6594), “Chính phủ Tầu rời đơ hai lần không phải là cái điểm chiến bại” (TL, s.6656), “Nhật đặt tên cho Mãn Châu là Đại Trung Quốc có ý gì?” (TL, s.6667),...

2.2.2.5. Các thể tài thơng tấn khác

Gồm 55 tin, bài đăng 55 kỳ báo trong đó có:

1 Mục “Ý kiến trung lập” xuất hiện trên Trung lập từ ngày 2/5/1930. Đây là một loại chun mục có tính chất chính luận, gần với dạng “xã luận”, “bình luận thời sự” ở báo chí thời nay [5,tr147] chính luận, gần với dạng “xã luận”, “bình luận thời sự” ở báo chí thời nay [5,tr147]

51

- Tin, thông báo gồm 4 tin: “Xìn tã chứ khơng phải thơi miên” (ĐPTB,

s.765), “Cùng các độc giả yêu quý” (TL, s.6190), “Trung lập tạm nghỉ việc cơng kích ơng Nguyễn Phan Long” (TL, s.6216), “Về mục Hán Văn độc tu”

(PNTV, s.184).

- Trả lời bạn đọc gồm 3 bài: “Khơng biết thì hỏi” (TL, s.6155), “Cùng ơng

Hồng Sơn” (TL, s.6231), “Vài lời kính đáp ơng Hồng Sơn” (TL, s.6270).

- Bài quảng cáo có 1 bài: “Học chữ Nho theo cách mới” (Supplément du “Đuốc nhà Nam”, 26/7/1932)

- Bài tường thuật có 1 bài: “Tơi đi xem diễn thuyết hồi hôm nầy” (TL, s.6756) - Phổ biến tri thức gồm 21 bài đăng 21 kỳ, tiêu biểu là các bài: “Việt Nam phụ nữ liệt truyện” (PNTV, s.1,7,10,14,15,16,20), “Một cái gƣơng làm mẹ”

(PNTV,s.19), “Cuộc phụ nữ vận động ở nƣớc Triều Tiên” (PNTV, s.138, s.144), “Thƣơng vụ ấn quán ở Thƣợng Hải” (TL, s.6634, s.6638), “Chuyện vặt phƣơng Tây” (PNTV, s.123, 126, 130, 170, 171),...

- Phê bình văn học nghệ thuật gồm 15 bài đăng 15 kỳ, tiêu biểu là các bài: “Văn chƣơng nhà báo” (ĐPTB, s.787), “Cái địa vị khôi hài trên văn đàn văn học” (TL, s.6481), “Tiểu thuyết thế nào là hay?” (TL, s.6509), “Văn nghị luận phải viết nhƣ thế nào?” (TL, s.6491), “Thơ văn Xuân, phải cho mới” (ĐT, s.151), “Tơi cũng phê bình hát cải lƣơng” (ĐT, s.153), “Về một lối thơ Mới sau bài Tình già” (ĐT, s.154), ...

- Giới thiệu tác giả - tác phẩm gồm 12 bài đăng 12 kỳ: “Một bài văn vận rất

có giá trị về lịch sử: Hà Nội chánh khí ca” (ĐPTB, s.777), “Ông Eroshenko, thi nhân mù nƣớc Nga” (ĐPTB, s.721), “Cái thế lực nhà văn hào” (ĐPTB, s.727), “Giới thiệu và phê bình Thánh Kinh báo” (PNTV, s.74), “Giới thiệu và phê bình sách phổ thơng” (TL, s.6275), “Đọc Ngƣời vợ hiền” (TL, s.6364), “Một bổn tiểu thuyết rất xuất sắc: Một cô lƣu lạc đời nay” (TL, s.6468), “Nghề làm thơ rất khó là cái đề” (TL, s.6487), “Giới thiệu lối văn phê bình nhân vật” (PNTV, s.93), “Một lối “Thơ Mới” trình chánh giữa làng thơ” (PNTV, s.122), “Dịch Tùy viên thi thoại”

52

2.2.3. Nhận xét

- Tổng mục phân loại Phan Khôi: tác phẩm đăng báo từ năm 1928 đến năm

1932 gồm 1527 bài đăng trên 1746 kỳ báo1; ngoại trừ 25 bài tồn nghi (bài chƣa xác định đƣợc tên tác giả) và 75 bài của tác giả khác viết có liên quan tới Phan Khơi, thì trong 1427 bài cịn lại: bài tạp văn có số lƣợng nhiều nhất, chiếm tỷ lệ 77,4% (1105 bài/1105 kỳ báo). Đây là những bài viết ngắn đƣợc Phan Khôi viết đều đặn từ năm 1928 đến 1932, xuất hiện thƣờng kỳ và nhiều nhất trên các chuyên mục: “Câu chuyện hàng ngày” (422 bài), “Những điều nghe thấy” (646 bài).

- Bài Bình luận các vấn đề thời sự - chính trị có 102 bài/112 kỳ báo, chiếm tỷ lệ 7,2%; ngoài 9 bài xã luận đăng trên 9 kỳ báo chỉ xuất hiện trong năm 1930 thì bài bình luận về các vấn đề thời sự - chính trị trong nƣớc đƣợc Phan Khôi chú ý khai thác nhiều hơn cả, gồm 67 bài đăng trên 80 kỳ báo và xuất hiện trong đủ cả 5 tập: 9 bài/9 kì báo năm 1928; 3 bài/4 kỳ báo năm 1929; 12 bài/15 kỳ báo năm 1930; 26 bài/33 kỳ báo năm 1931; 18 bài/20 kỳ báo năm 1932. Bài bình luận các vấn đề thời

sự - chính trị quốc tế có 25 bài/25 kỳ báo, riêng năm 1929 không thấy xuất hiện; 3

bài/3 kỳ báo năm 1928; 3 bài/3 kỳ báo năm 1930; 7 bài/7 kỳ báo năm 1931; 12 bài/12 kỳ báo năm 1932.

- Bài Khảo luận (nghiên cứu) có 83 bài/158 kỳ báo, chiếm tỷ lệ 5,8%, xuất

hiện đủ cả trong 5 tập, riêng năm 1932 xuất hiện nhiều nhất: 39 bài/45 kỳ báo. Trong đó một số bài nghiên cứu có quy mơn lớn nhƣ tiểu luận khoa học và đƣợc đăng nhiều kỳ.

- Bài Tranh luận có 64 bài/86 kỳ báo, chiếm tỷ lệ 4,1%. Riêng bài Bút chiến đƣợc đăng ở trong chuyên mục độc lập: “Bút chiến với Đuốc Nhà Nam”, chỉ xuất

hiện trong năm 1930 gồm 38 bài/43 kỳ báo, 26 bài còn lại là các bài tranh luận tới nhiều vấn đề - sự kiện, xuất hiện tƣơng đối đều từ năm 1928 đến năm 1932.

- Bài thuộc thể tài báo chí khác có 58 bài/58 kỳ báo, chiếm tỷ lệ 4,1%. Trong đó các bài phê bình văn học, giới thiệu tác giả - tác phẩm và phổ biến tri thức chiếm

1

53

số lƣợng vƣợt trội: 48 bài/48 kỳ báo. Bài quảng cáo, tƣờng thuật có số lƣợng tối thiểu: mỗi loại chỉ có 1 bài/1 kỳ báo.

- Dịch thuật – sáng tác văn học có 15 bài đăng trên 60 kỳ báo, chiếm tỷ lệ

1,1%. Trong đó dịch văn, tiểu thuyết 10 bài đăng trên 55 kỳ báo; dịch thơ 2 bài đăng trên 2 kỳ báo; sáng tác thơ 3 bài đăng trên 3 kỳ báo.

Một phần của tài liệu BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU NGHỆ THUẬT SÁNG TẠO TRONG NGÔN TỪ CỦA NHÀ BÁO PHAN KHÔI (Trang 55 -61 )

×