CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM
3.2. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN Ở VIỆT
3.2.5.5. Đối với Bộ tài nguyên môi trường
Thứ nhất, xây dựng cơ chế quản lý, giám sát và xử lý nghiêm khắc, triệt để với các hành động lấn chiếm và sử dụng đất sai mục đích; bảo đảm các cơng trình, kiến trúc đảm bảo mỹ quan, phù hợp với quy định về kiến trúc, hạ tầng và khơng gây tác động xấu đến mơi trường trong q trình xây dựng cũng như sử dụng.
Thứ hai, hướng dẫn các địa phương trọng điểm thực hiện thí điểm mơ hình tổ chức và hoạt động của “Sàn giao dịch quyền sử dụng đất” để thực hiện giao và cho thuê đất thông qua các hình thức như đấu giá, đấu thầu, bảo đảm công khai, đơn giản về thủ tục nhằm đạt hiệu quả cao.
KẾT LUẬN
Thị trường bất động sản – một bộ phấn cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường, có vai trị to lớn với q trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do vậy, phát triển thị trường bất động sản ở nước ta là một trong những mục tiêu quan trọng được đề ra trong phương hướng phát triển kinh tế xã hội của Đảng và Nhà nước liên tiếp ở các kỳ đại hội lần thứ IX, X, XI của Đảng. Tuy nhiên, trong những năm qua thị trường bất động sản ở nước ta còn kém phát triển, hoạt động chưa lành mạnh, thiếu hiệu quả, do đó chưa phát huy vai trị to lớn phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội.
Để khắc phục những hạn chế, tồn tại này cũng như tạo điều kiện thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển cần có một hệ thống các giải pháp hồn chỉnh. Chính vì thế, các tác giả đã chọn đề tài: “Giải thúc đẩy sự pháp phát triển thị
trường chứng khoán Việt Nam”. Với thời gian có hạn, đề tài đề cập đến những vấn
đề sau:
Thứ nhất, đề tài đã làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến bất động sản, đặc điểm hoạt động, cấu trúc của thị trường bất động sản, quan hệ cung cầu và giá cả bất động sản, kinh nghiệm quản lý của một số nước trong việc quản lý và phát triển thị trường bất động sản.
Thứ hai, đề tài đã hệ thống hóa tương đối đầy đủ hệ thống hệ khuân khổ pháp lý liên quan đến việc phát triển thị trường bất động sản ở nước ta qua các giai đoạn.
Sử dụng phương pháp thống kê, so sánh, phân tích tổng hợp, đánh giá, đề tài đã làm nổi bật những hạn chế cũng như những mặt đạt được của thị trường bất động sản Việt Nam trong thời gian qua. Đồng thời, đưa ra những dự báo về sự phát triển của thị trường bất động sản Việt Nam trong thời gian tới.
Thứ ba, trên cơ sở phân tíchênhững đánh giá về thực trạng phát triển thị trường bất động sản ở nước ta trong thời gian qua và dự báo trong thời gian tới, đề tài đã xác định tính cấp thiết, phương hướng cũng như mục tiêu từ đó, đề tài đã đưa ra các giải pháp căn bản nhằm thúc đẩy sự phát triển thị trường bất động sản trong
giai đoạn hiện nay.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tạp chí và báo:
1. Tạp chí Nghiên cứu Tài chính từ năm 2007 – 2011. 2. Tạp chí bất động sản năm 2011 .
3. Các trang Web liên quan đến thị trường BĐS. 4. Số liệu của Tổng cục thống kê qua các năm. Sách và đề tài nghiên cứu:
1. Bộ Xây dựng (2004), Định hướng phát triển nhà ở đến năm 2020, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội.
2. Chỉ thị số 2196/CT-TTg 06/12/ 2011 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp tăng cường thị trường bất động sản.
3. Đặng Hùng Võ – Nguyên thứ trường Bộ Tài nguyên và Môi trường, Giải pháp về đất đai để phát triển và quản lý thị trường BĐS ở Việt Nam hiện nay, tài liệu hội thảo khoa học phát triển và quản lý thị trường BĐS ở Việt Nam, Hà Nội.
4. Phạm Sỹ Liêm – Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, Giải pháp phát triển bền vững thị trường BĐS ở Việt Nam hiện nay.
5. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi – Thành viên Hội đồng tư vấn tiền tệ Quốc gia, Nguyên PGĐ Học viện Tài chính, Giải pháp huy động vốn nhằm lành mạnh hóa thị trường BĐS.
6. Giáo trình Kinh doanh BĐS, Chun ngành định giá Tài sản và kinh doanh BĐS, Học viện Tài chính.
7. Ths. Nguyễn Hồ Phi Hà (2007), Luận văn Thạc sỹ, Giải pháp tài chính nhằm phát triển thị trường BĐS ở Việt Nam hiện nay.
Văn bản pháp luật:
1. Luật Đất đai năm 1993, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Đất đai (1998, 2001), Luật đất đai năm 2003.
2. Bộ Luật dân sự.