CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM
3.1. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN Ở VIỆT
ĐỘNG SẢN Ở VIỆT NAM.
3.1.1. Sự cần thiết phát triển thị trường bất động sản.
Thị trường BĐS là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường, kể cả nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Thị trường BĐS là kết quả của công cuộc đổi mới, kết quả của việc xây dựng lâu dài, một sự chuyển động đa chiều, tạo sức sống cho cuộc hồi sinh của tài sản - bất động sản.
Thị trường BĐS có liên quan đến một lượng tài sản rất lớn của mỗi quốc gia, chiếm khoảng 45 - 75% sự giàu có của các nước đang phát triển. Sự phát triển của thị trường BĐS có tác động lớn đến tăng trưởng kinh tế thơng qua việc kích thích đầu tư vào đất đai, tạo ra sự chuyển dịch năng động giữa các ngành, các vùng thông qua đầu tư và kinh doanh BĐS; chuyển dịch BĐS thành tài sản tài chính để thu hút và huy động các nguồn lực tài chính cho nền kinh tế. Chính vì vậy, thị trường BĐS có vai trị hết sức quan trọng trong việc huy động nguồn lực to lớn về BĐS cho phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia.
3.1.2. Quan điểm, định hướng phát triển thị trường bất động sản.
Ở nước ta, quá trình phát triển nền kinh tế thị trường cũng là quá trình hình thành đồng bộ các loại thị trường: thị trường vốn, tài chính, thị trường lao động,thị trường xây dựng v.v.. trong đó có thị trường BĐS. Báo cáo chính trị tại Đại hơi Đảng khóa VIII (1996) đã quyết định chủ trương phát triển thị trường BĐS với nội dung chủ yếu là quản lý chặt chẽ đất đai và thị trường BĐS; thực hiện nghiêm chỉnh Luật Đất đai và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật đất đai; xác định đúng giá đất trong giao đất, cho thuê đất; khắc phục tình trạng đầu cơ và những tiêu cực, yếu kém trong hoạt động quản lý và sử dụng đất; chăm lo giải quyết vấn đề nhà ở cho nhân dân; phát triển các doanh nghiệp nhà nước và khuyến khích các thành phần
kinh tế tham gia xây dựng kinh doanh nhà ở theo sự hướng dẫn và quản lý của Nhà nước. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng khóa I (2001) đã quyết định chủ trương về thị trường BĐS với nội dung chủ yếu là: hình thành và phát triển thị trường BĐS theo quy định của pháp luật; từng bước mở của thị trường BĐS cho người nước ngồi tham gia đầu tư. Chủ trương đã có điều chỉnh nhằm tạo vốn phát triển hàng hóa BĐS từ ngoại lực. Dấu mốc đổi mới quan trọng về thị trường BĐS là Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 12/03/2003 của Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành TW Đảng khóa IX về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa. Nghị quyết đã quyết định nhiều nội dung đổi mới, trong đó có nội dung quan trọng nhất là: đất đai không chỉ là tài nguyên quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt mà còn là nguồn nội lực và nguồn vốn to lớn của đất nước. Chủ trương đã tìm thấy nguồn vốn đầu tư từ nội lực đang tiềm ẩn trong đất đai và BĐS. Luật đất đai năm 2003 đã quyết định áp dụng cơ chế một giá đất phù hợp với giá đất trên thị trường trong điều kiện bình thường và đã đưa ra hệ thống chính sách đất đai nhằm đẩy mạnh q trình đầu tư phát triển kinh tế phi nông nghiệp, đồng thời bảo đảm cuộc sống, việc làm cho người sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất.
Để tạo điều kiện cho thị trường BĐS Việt Nam phát triển trong thời gian tới, mục tiêu, quan điểm, định hướng, của chúng ta là xây dựng thị trường BĐS phát triển một cách lành mạnh, năng động, và có hiệu quả. Điều này được thể hiện ở các nội dung:
Thứ nhất, khai thác và sử dụng có hiệu quả các loại BĐS, đặc biệt là BĐS nhà đất, phát huy tối đa nguồn lực từ đất đai, nhà và cơng trình trên đất để phát triển kinh tế- xã hội, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
Thứ hai, hình thành đồng bộ các loại thị trường cùng các thể chế phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Nhà nước chủ động định hướng, điều tiết và kiểm soát để ổn định thị trường BĐS, khắc phục tình trạng tự phát, đầu cơ BĐS.
tham gia đầu tư phát triển hàng hóa BĐS, đặc biệt là đầu tư xây dựng các cơng trình sản xuất kinh doanh, các cơng trình kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Thứ tư, xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ để các tổ chức, cá nhân, thực hiện việc tạo lập, đầu tư, xây dựng BĐS và các hoạt động giao dịch BĐS minh bạch trong khn khổ pháp luật. Có như vậy mới hạn chế được các hoạt động giao dịch ngầm ngoài quy định của pháp luật.
Thứ năm, phát triển thị trường BĐS là vấn đề có ý nghĩa sâu sắc với tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, đi đôi với việc phát triển thị trường BĐS phải nhằm mục đích nâng cao đời sống nhân dân và đảm bảo công bằng xã hội.