Dự báo về thị trường BĐS Việt Nam trong và sau năm 2012

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy sự phát triển thị trường bất động sản việt nam (Trang 55 - 59)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM

2.3.2. Dự báo về thị trường BĐS Việt Nam trong và sau năm 2012

2.3.2.1. Những tín hiệu tích cực đối với thị trường bất động sản.

Thứ nhất, kinh tế vĩ mơ có những dấu hiệu chuyển biến tốt.

Năm 2012, lãi suất cho vay giảm về mức 17% - 19%, nhập siêu giảm, CPI tiếp tục được kiềm chế, thị trường ngoại hối được bình ổn, FDI thực hiện được năm 2012 ước đạt 11 tỷ USD, bằng mức thực hiện của năm 2011. Đặc biệt, quý I/2012, với các kết quả đạt được như sản xuất công nghiệp lấy lại được đà tăng trưởng, xuất khẩu tăng cao giúp khống chế nhập siêu ở mức khoảng 4,1% và chỉ số giá tiêu dùng lại tăng rất thấp so với cùng kỳ 10 năm trở lại đây. Như vậy, kinh tế quý I/2012 đã có bước khởi đầu lạc quan, tạo thuận lợi để vượt qua các thách thức trong năm nay.

Thứ hai, Chính phủ dần nới lỏng các chính sách.

+ Cơng văn 8844/NHNN-CSTT ngày 14/11/2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hoạt động tín dụng trong các tháng cuối năm 2011. Theo đó 4 nhóm đối tượng BĐS khơng bị tính vào dư nợ cho vay phi sản xuất trong đó có BĐS.

+ Ngày 6/12, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị 2196/CT-TTg về một số giải pháp tăng cường quản lý thị trường BĐS, căn cứ trên các đề xuất của Bộ Xây dựng. Thủ tướng yêu cầu phải nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cơ quan

quản lý trong việc kiểm tra, thẩm định, cho phép đầu tư các dự án phát triển nhà ở, đầu tư kinh doanh BĐS. Đồng thời, chỉ thị đã có nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ về nguồn vốn cho thị trường BĐS trong năm 2012, bao gồm cả vốn tín dụng từ ngân hàng và phi tín dụng ngân hàng.

Thứ ba, khoảng 52% kiều hối được đổ vào bất động sản.

Việt Nam đã lọt vào top 10 các nước nhận kiều hối nhiều nhất thế giới khi nguồn kiều hối của kiều bào gửi về Việt Nam đạt trên 9 tỷ USD, tăng gần 1,5 tỷ USD so với 2010. Một thống kê mới nhất từ Ủy ban giám sát tài chính quốc gia cho biết, có tới 52% trong tổng số 9 tỷ USD kiều hối đã đổ vào BĐS. Rõ ràng đây là một trợ lực hữu hiệu cho nền kinh tế, nhất là thị trường BĐS lúc này, khi mà hầu hết các chủ đầu tư đều đang gặp khó khăn và các dự án BĐS Việt Nam đang trong tình cảnh khát vốn.

Thứ tư, ngành du lịch phát triển mạnh.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2011, khách quốc tế đến nước ta ước đạt 6.014 nghìn lượt người, tăng 19,1% so với năm trước; tổng doanh thu ngành du lịch đạt 18,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,9%, tăng 12,2% so với năm 2010. Điều này cho thấy nhu cầu dịch vụ, lưu trú sẽ tăng lên, thúc đẩy phân khúc BĐS du lịch phát triển.

Ngoài ra, trong mắt các nhà đầu tư ngoại, Việt Nam vẫn được đánh giá là một thị trường giàu tiềm năng qua việc Việt Nam đã được Hiệp Hội các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực BĐS ( FI E) xếp thứ 4 trong số những thị trường mới nổi về mức độ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngồi. Gần đây nhất, Việt Nam cũng đã được bình chọn là điểm đến đầu tư hàng đầu đối với các nhà đầu tư Singapore trong khu vực Đông Nam Á, vượt qua Malaysia và Indonesia.

Theo các nhà đầu tư, Việt Nam là một thị trường mới nổi với cơ cấu dân số “vàng”, chi phí nhân cơng thấp, và một vị trí chiến lược trong khu vực. Do vậy, tiềm năng phát triển là rất lớn.

Tóm lại, với việc đón nhận những dấu hiệu được xem là tích cực và lạc quan giúp tạo động lực cho các DN trong ngành. Hơn nữa, năm 2012 sẽ là năm tái cấu trúc thị trường BĐS, thị trường sẽ có diện mạo mới, nguồn cung mới cho phân

khúc nhà cao cấp sẽ giảm và lượng nhà giá rẻ sẽ tăng lên. Dự báo tình hình giao dịch có thể sẽ được cải thiện, tính thanh khoản tăng lên ở các phân khúc nhà đất có giá rẻ hoặc trung bình. Như vậy, chúng ta có cơ sở tin tưởng vào quý 4/2012, thị trường BĐS có thể sẽ ấm lên và khởi sắc.

2.3.2.2. Những khó khăn và thách thức.

Bên cạnh những dấu hiệu tích cực với thị trường BĐS trong năm 2012 thì thị trường vẫn cịn những thách thức:

Trong ngắn hạn:

Thị trường cịn khó khăn do nền kinh tế thế giới vẫn tiếp tục bấtổn, tình hình kinh tế vĩ mô trong nước tăng trưởng thấp, lạm phát ở mức cao, chính sách tiền tệ vẫn bị thắt chặt, tâm lý bi quan và đứng ngoài thị trường... Đây sẽ là những yếu tố có tác động tiêu cực tới thị trường BĐS trong năm 2012. Xu hướng giảm giá BĐS sẽ cịn tiếp diễn, có những phân khúc hoặc khu vực mức giảm có thể xuống tiếp tới một vài chục phần trăm trong vịng 1 – 2 năm tới.

Khơng chỉ các nhà đầu tư phải bán tháo BĐS với giá rẻ, mà ngay cả các DN, chủ đầu tư cũng phải hạ giá bán, thậm chí phải bán lại dự án để thu hồi vốn nếu khơng muốn lâm vào tình cảnh bị phá sản… Sau một thời gian tăng nóng, thị trường BĐS tại Hà Nội và nhiều tỉnh/thành khác đang bước vào giai đoạn sàng lọc, điều chỉnh và nối gót thị trường BĐS Tp.HCM cách đây 2 – 3 năm. Cho đến nay, thị trường Tp.HCM vẫn chưa có dấu hiệu “đi lên” thì chắc chắn thị trường Hà Nội sẽ phải cần nhiều thời gian hơn mới có thể khởi sắc trở lại.

Trong trung và dài hạn:

Tại Việt Nam, trong vịng 3 năm tới sẽ khó có hiện tượng tăng giá mạnh, “sốt nóng” trên diện rộng như thường xảy ra ở những năm trước. Nếu có thì tại mỗi tỉnh/thành chỉ có thể “sốt” cục bộ ở một số khu vực, chủ yếu tại các nơi có giá nhà đất cịn thấp, chưa tăng ảo nhiều do các yếu tố đầu cơ, hoặc tại những nơi có nhiều thay đổi về quy hoạch, hạ tầng kinh tế xã hội. Tuy nhiên, xét trên nhiều khía cạnh, thị trường BĐS Việt Nam vẫn có nhiều yếu tố để thúc đẩy sự phát triển như: gia tăng dân số, mức độ đơ thị hóa, thu nhập tăng và sự xuống cấp của các khu nhà ở

cũ..., nhiều người ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM vẫn chưa có nhà ở. Trong khi đó, Việt Nam là nước có dân số trẻ, lượng cầu về nhà ở sẽ còn tiếp tục tăng mạnh.

Vì vậy, trong trung và dài hạn, thị trường BĐS vẫn có nhiều tiềm năng phát triển tốt. Theo các chuyên gia: nhà đầu tư và người dân không nên quá bi quan, mặc dù tín dụng thắt chặt khiến cung tiền giảm, nhưng xét về tổng quan thì lượng tiền tham gia vào thị trường BĐS hiện vẫn dồi dào, đặc biệt là tiền trong dân và vốn của các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu giải pháp thúc đẩy sự phát triển thị trường bất động sản việt nam (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w