Khai thác triệt để các chi tiết sinh hoạt trong cuộc sống đời thường

Một phần của tài liệu phong cách nghệ thuật Tô Hoài (Trang 65 - 71)

- Bé vẫn rườn rượt héo nghẹo

3.Khai thác triệt để các chi tiết sinh hoạt trong cuộc sống đời thường

Xuất phát từ cảm quan nhân bản đời thường về con người, từ sự nhạy cảm đặc biệt trong cuộc sống vô cùng phong phú và sinh động hằng ngày, Tơ Hồi lặng lẽ, bền bỉ đi theo con đường riêng nhiều hứng thú nhưng cũng khơng ít gian trn để tạo dựng thế giới nhân vật của mình. Theo ơng, nhân vật phát hiện diện bằng xương bằng thịt với tất cả dáng vẻ tự nhiên của nó. Vì thế, ngồi biện pháp miêu tả ngoại hình, hành động, nhà văn cịn tơn trọng và hứng thú khắc hoạ những cá tính, thói tật, những thói quen sinh hoạt trong cuộc sống hằng ngày - điều mà nhiều cây bút khi xây dựng nhân vật ít để tâm tới. Tiếp xúc với thế giới nhân vật của Tơ Hồi, người đọc cảm thấy gần gũi bình dị. Sở dĩ có cảm giác ấy là bởi, khi xây dựng nhân vật, nhà văn chú ý đến từng sở thích, thói quen sinh hoạt hằng ngày, cho dù những sở thích, thói quen đó khơng hồn tồn là sở thích đẹp, thói quen hay. Ngịi bút Tơ Hồi khơng ngần ngại đi vào mọi ngõ ngách nông sâu của cuộc sống, khai thác triệt để những biểu hiện sinh hoạt đời thường để làm nên một sắc thái riêng.

Như đã khẳng định, phong cách nghệ thuật Tơ Hồi bộc lộ rõ nhất ở thể hồi ký. Trong thể loại này, nhân vật "Tôi" được hiện diện thật sống động qua dịng hồi ức của tác giả. Ở đó có những ngày thơ ấu (Cỏ dại), những ngày cắp sách tới trường (Mùa hạ

đen, mùa xuân đi), những ngày hoạt động trong nhóm ái hữu (Những người thợ dệt),

những ngày lang thang đi tìm việc làm (Đi làm), những ngày thất nghiệp (Hải Phòng)... Một quãng đời của một đời người, tuy không phải là dài nhưng lại chất chứa

bao kỷ niệm vui - buồn.

Bắt đầu là hình ảnh của một "cu Bưởi", được thốt ly "nhà quê", ra Kẻ Chợ học chữ. Hai năm trời trôi đi, "cu Bưởi" chẳng được một chữ nào vào đầu, thay vào đó là bao nhiêu "kiến thức" bếp núc, nội trợ. Bởi sáng nào "tơi cũng hì huỵch vần từng chiếc lốp ra dựng ngoài mặt tường trước cửa hàng. Tối đến, lại hì huỵch theo mé tường, vần vào xó nhà. Sáng mai lại loay hoay lăn nó ra...". Xong việc vần lốp ô tô, đến việc đánh giày - "Tôi kẹp một chiếc giày vào giữa hai bàn chân. Tôi lần lượt đánh đi đánh lại khắp các đơi giày đeo trên tường cho đến khi có người mua mới thôi"..., "xong một loạt giày, vào rửa một chậu bát đũa rếch. Đoạn việc rửa bát, tiếp đến cọ chai...cọ được

vài chục chai, đã đến buổi trị tan chiều. Tơi sửa soạn và phụ thổi cơm. Nếu không, đem cái giẻ ra lau xe đạp cho chú Luyến" những ngày đi "du học" của "cu Bưởi" sao mà buồn tẻ và thảm thương đến thế. Bao nhiêu ngày tháng trôi đi nơi Kẻ Chợ, "cu Bưởi" đâu có được chữ nào, chỉ biết đánh giày, cọ chai... biết nhặt rau muống, ngọn dài, ngắt làm đôi. Gốc cằn, lá sâu thì bỏ. Thảm thương hơn, hai năm trở về quê là hình ảnh một "cu Bưởi" bụng rỗng chữ, cái đầu mốc trắng. "Hành trang" về nhà là mấy hòn bi sắt và một cái búa đanh, cùng việc thạo nhặt rau muống, cọ nồi và thổi cơm. Nhân vật "Tôi" trong Cỏ dại đi vào ký ức bạn đọc khơng phải là hình ảnh một đứa trẻ khao khát tình mẹ như hình ảnh bé Bồng (Những ngày thơ ấu - Nguyên Hồng), cũng không phải là hình ảnh những đứa trẻ hồn nhiên trong độ tuổi vơ tư của mình... mà là hình ảnh "cu Bưởi" sớm phải bươn trải trong trường đời, sớm phải ý thức về bản thân trong một môi trường buồn tẻ nghiệt ngã. Vì thế chăng mà nhân vật "Tôi" của Tơ Hồi buồn nhiều hơn vui, nỗi buồn đi từ trường đời vào nhân vật và niềm vui cũng được chắt lọc từ cuộc sống hết sức bình dị mà ra.

Đến tuổi Đi làm tự kiếm sống, nhân vật "Tôi" vật vã trong nhiều nghề khác nhau, nhiều niềm vui, nỗi buồn khác nhau. Từ việc bán hàng ở hiệu giày Ba ta số nhà 89 phố Hàng Đào, công việc buồn tẻ và lạ lùng: "từ giờ anh phải đứng góc ngồi này... phải để ý kỹ những người ra vào... phải trông từng người một, trong nách trong bụng có thu thu cái gì khơng". anh đứng chỗ này, vừa trông hàng, vừa trông sang bên ấy, lúc nào thấy cái cơ Bích áo dài lụa vân ra cửa thì huýt sáo khẽ một tiếng cho ở trong này tôi biết chừng". Thành ra bây giờ "tôi là người tập bán hàng, lại kiêm cả những việc của thằng bồi xăm và thằng hề đồng" nữa. Hết ở hiệu giày Ba ta số nhà 89 phố Hàng Đào, lại về cửa hàng giày ở phố Hàng Khay chuyên bán cho khách hàng là Tây đầm. Chẳng bao lâu bị đuổi việc, vì ở đây "Tơi" bị quở trách "đã Tây thì ra Tây, đừng ăn mặc thế mà bẩn mắt khách hàng", đến việc làm ở hãng Hàng Bông Thợ Nhuộm, rồi đi làm kho với công việc khuân vác nhặt nhạnh, cuối cùng bỏ việc lang thang... Thảm thương nhất là những ngày thất nghiệp ở Hải Phịng. Trong những ngày tìm việc, định nương nhờ vợ chổng người bạn nhưng họ cũng nghèo quá, định kiếm tiền từ những cô gái "làm tiền" cũng không xong... để rồi phải thất thểu quay về Hà Nội... Khắc hoạ nhân vật từ những chi tiết sinh động trong cuộc sống đời thường như thế, nhà văn khơng có ý định làm méo mó chân dung nhân vật hoặc bôi nhọ nhân vật, mà đây là một trong những thủ pháp xây dựng nhân vật của nhà văn. Có lẽ trong làng văn hiện đại Việt Nam, không ai viết về kỷ niệm tuổi thơ và những ngày bước vào tuổi trưởng thành với nhiều chi tiết "vụn vặt" như Tơ Hồi. Trong dịng hồi ký từ Tự truyện, Cát bụi chân ai, Chiều chiều, nhà văn đều chú trọng đến từng chi tiết sinh hoạt trong cuộc sống đời thường của nhân vật. Tôn trọng hiện thực, khơng bóp méo sự thật, "nhặt nhạnh" mọi chi tiết dù là nhỏ nhất, đó là bí quyết xây dựng nhân vật, góp phần làm nên phong cách nghệ thuật Tơ Hồi. Có thể nói, với nghệ thuật xây dựng nhân vật mang tính đặc thù, thế giới nhân vật của Tơ Hồi ít tạo ra chiều sâu triết lý, mà chiếm được cảm tình của mọi thế hệ bạn đọc bởi sự gần gũi với mỗi con người.

Đó là chân dung Nguyễn Tn, thích ăn mặc khác thường: khăn lượt vố, áo gấm trần, tay chống dọc chiếc quạt thước thay ba toong, chân bít tất dạn giày mõm nhái Gia Định, khơng thích cái cà phê hâm nóng đầu đường, khơng chịu được mùi hoa sữa, và rất kỵ mùi tỏi, nhưng lại có cái chu đáo rất "nền nếp Nho phong". "Mỗi năm, dịp kỷ niệm ngày vào Đảng hay Tết nhất, Nguyễn Tuân đến chơi với Tố Hữu. Thế nào cũng cầm lên mấy bơng hồng vàng lịng trứng gà. Trước sau tề chỉnh hầu như đã thành nếp". Ấy thế mà khi cần cũng dí dỏm chẳng kém ai, khi bà giáo Bến Tre nọ viết thư cho Nguyễn Tuân phàn nàn: có một ơng Nguyễn Tn rởm năm xưa đã lừa bà. Nguyễn Tuân thật than thở rằng "có cái thanh xuân của người ta thì thằng Nguyễn Tuân giả sực tất cả. Bây giờ thằng Nguyễn Tuân thật hiệu đầu râu tóc bạc lụ khụ đến. Hai cái quan tài sắp hạ huyệt rồi. Cái trang thiên tiểu thuyết này khơng thể tái hồi Kim Trọng". ơng cịn có một thói quen "rất Nguyễn Tuân" đó là "nhớ lâu và ghét dai", cịn cái ác khẩu thì khỏi phải bàn: "Bao giờ tơi chết thì nhớ chơn theo với tơi một thằng phê bình"... Miệng xà tâm Phật, ác khẩu là thế nhưng cũng chẳng hại ai bao giờ, mà (như đã trình bày) cịn rất chu đáo với bạn bè, nhất là những người đã giúp đỡ mình.

Đó là Nguyên Hồng, một nhà văn dân dã với nhiều phẩm chất nhưng cũng khơng ít cá tính, thói tật. ơng khơng có thói quen hai ba người tụ lại chòi người thứ tư vắng mặt, khi được giao việc, làm đến nơi đến chốn. Đời sống sinh hoạt thường dân dã xơ bồ. Có thể uống rượu với ổi xanh, hành sống, với cà pháo muối xổi. Sẵn sàng ngồi bắt chuyện với tất cả mọi người trong quán ăn uống giữa chợ. Nhưng đối với nghề, ông lại hết sức cẩn thận và cơng phu: giữ gìn từng trang bản thảo. Cẩn thận đến độ đi đâu cũng ôm đồm vác theo. Không yên tâm để chỗ nào. Sợ lạc, sợ mất. Trong đời sống tình cảm, ơng cũng có những "mối tình thoang thoảng", để đến khi "bà chị đã kẻo cả một đại đội binh mã con cái làm tan hoang" ơng mới chồng tỉnh và cịn tiếc rẻ "mất mẹ nó cái màn!".

Cịn Xuân Diệu, xây dựng chân dung nhân vật này, Tơ Hồi khơng viết về một nhà thơ "mới nhất trong các nhà Thơ mới (Hồi Thanh), cũng khơng viết về một nhà thơ "của tình đời, tình người, của lịng yêu mến cuộc sống, yêu mến con người" (Nguyễn Văn Long), mà viết về một chân dung "rất Xuân Diệu", bởi cái "tình trai" của ơng. Mỗi lần nhớ những kỷ niệm "ngọt ngào" với Xuân Diệu nhà văn chỉ buồn thương, buồn cười và đáng yêu, chỉ đáng yêu Cái "tình trai" của Xuân Diệu dữ dội và chân thành đến hiếm thấy. Có lẽ chỉ với cảm quan nhân bản đời thường về con người của Tơ Hồi, hậu thế mới có dịp gặp gỡ một nhà thơ tầm cỡ của nền thơ ca hiện đại Việt Nam trong sự trần tục, đời thường như thế. Phóng khống trong tình cảm, nhưng Xn Diệu lại tính đếm cẩn thận từ chỉ tiêu đến sáng tác. Mỗi bài viết ông đều phải tận dụng để làm hai việc một lúc. Còn tiêu pha, từ ăn uống đến may vá đều được ông lên kế hoạch cụ thể, rạch ròi. Các quần ka ki vàng nhạt của xuân Diệu đã bởi cả hai bên mông. Hỏi sao để trễ tràng thế, sắm cái quần khác đi - Bảo "không ngờ cái quần này mau rách. Thành thử lỡ kế hoạch. Đáng lẽ cuối năm mới đến hạn thay quần mới". Trong ăn uống, phung phí thì Xn Diệu khơng chịu được. Rất thích ăn thịt chó vừa rẻ vừa bổ nhưng lại không đụng đến thịt chó nhà hàng, mà mua thịt chó sống, mỗi tuần lễ

đánh chén hai lần vào ngày nhất định...

Và hoạ sỹ Nguyễn Sáng, con người tài hoa, hay để ý những cô gái mới lớn, đến độ khước từ cả chuyến đi thực tế bởi, "hoạ sỹ đương phải lịng các cơ bán kem. Nhà có mấy cơ mười ba, mười bảy hay hay mắt", làm "cái anh chàng trên dưới bốn mươi tuổi này cứ lăn lóc mê tơi"; Hồ Dzếnh "gọn việc. Tính anh cẩn thận, chu đáo, tính tốn”; Sao Mai "trong hồn cảnh nào thì việc viết với anh cũng như một đòi hỏi. Bấn đến mấy Sao Mai cũng cầm bút", nhưng anh lại rất đa tình "đa tình mà lại chung thuỷ, léng lẻng với ai rồi cũng lấy người ta"... Theo Tơ Hồi, "ở đời mỗi người một mánh, một tật". Vậy nên ơng cũng chẳng kinh ngạc gì khi trong khố học chính trị cùng mình, có một học viên nghe nói ở cơ quan ơng cũng làm cấp vụ, cấp vụ thế nào đó mà lại là người có tính tắt mắt, ơng đến bàn nẫng một quả chuối rồi quay ra, bóc ăn, ơng khơng bỏ tiền xuống bàn, một học viên khác tình cờ để ý rồi nhà trường đuổi học; còn Vũ Anh Khanh được Lưu Quý Kỳ giới thiệu cho đi thăm Ấn Độ khi về đơn vị cảm thấy đây chật chội quá, đây không phải đất dung thân. Nửa đêm trốn đi; Trương Hùng - học viên, bí thư Đảng đồn Bộ Nơng nghiệp, một chi uỷ căng nhất ln có quan điểm không thể dung thứ văn nghệ sỹ lãng mạn tự do chủ nghĩa, cần họp cạo một trận cho chừa, thế mà hắn mưu giết vợ để đến với người tình; Đặng Đình Hưng cho ăn rồi hay chối những thằng ăn vọ... Khắc hoạ chân dung những nhân vật có tên tuổi, với khơng ít thói tật, khơng có nghĩa là Tơ Hồi đã bơi nhọ, hoặc có ý định hạ thấp đối tượng, ngược lại theo ông, dù họ có là ai, bác sỹ hay kỹ sư, nhà văn hay nhà giáo, hoạ sỹ hay triết gia... tất cả đều là con người, mà đã là con người thì trước hết phải "là người ta đã chứ". Họ phải có diện mạo riêng, tính cách riêng, sở thích riêng, thói tật riêng. Tơ Hồi ln trân trọng sở thích, thói quen và cá tính của mỗi người. Đó chẳng phải là cội nguồn của mọi giá trị nhân bản đó sao. Chính nó đã tạo nên một thế giới nhân vật riêng phong phú, sinh động, độc đáo và hấp dẫn của Tơ Hồi.

Xây dựng thế giới nhân vật bằng sự tìm tịi, khai thác triệt để những chi tiết sinh hoạt đời thường khơng có nghĩa là, nhân vật của Tơ Hồi thốt ly khỏi đời sống chung của dân tộc. Nguyễn Đăng Mạnh đã từng nhận xét: Tơ Hồi "không phải không phản ánh lịch sử nhưng tiếp cận lịch sử theo cách riêng, tiếp cận từ phương diện đời thường, qua những chuyện thường của những con người thường. Những bức tranh hiện thực ơng dựng lên, nếu quan sát cận cảnh thì chỉ thấy tồn chuyện vụn vặt, khơng đâu vào đâu. Nhưng bù lại, nhìn từ xa, quan sát tồn cảnh, sẽ thấy ở đằng sau những bề bộn đời thường kia, vẫn có hình ảnh và tiếng dội của những cuộc vận động lịch sử trọng đại diễn ra trên đất nước này mấy chục năm nay". Ở Tơ Hồi, chi tiết sinh hoạt đời thường với những cá tính và thói tật được khai thác triệt để. khơng chỉ góp phần hồn thiện chân dung nhân vật theo cảm quan hiện thực riêng của nhà văn, mà còn ghi lại dấu ấn từng giai đoạn lịch sử. Hãy đừng lại ở hai cuộc đấu tranh ái quốc vĩ đại chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhân vật của Tô Hồi khơng bàng quan trước những sự kiện lớn lao trọng đại này. Người ta thấy cha con ông Xuất Vấn (Quê nhà); cha con ông Đô (Người ven thành); đồng chí Hùng Vương

(Đồng chí Hùng Vương); Eng (Du kích huyện); Hồng Văn Thụ, Lương Văn Chỉ (Tuổi trẻ Hồng Văn Thụ);... mỗi người mỗi hồn cảnh, mỗi tính cách, nhưng họ đều có chung một phẩm chất yêu nước, đánh giặc giữ nước, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng cho nền độc lập tự do của dân tộc. Và trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, người đọc lại gặp tấm gương sáng của Thào Khay, Pàng, Goá Toả (Miền Tây) Giàng A Thào, Vàng Trở Ký (Lên Sùng Đô ); Trữ (Những ngõ phố người đường phố)... Đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới, với sự thay đổi cơ chế quản lý kinh tế nhà nước, con người vừa có thể năng động trong một mơi trường làm ăn mới vừa có khơng ít sự thay đổi cách sống và quan niệm về cuộc sống. Bước thăng trầm của Châu (Một người

bạn), Tần (Cối, Côi ơ!... ), Ếp - Tiến sỹ Trần Hùng (Con ngựa)... là những minh chứng

sát thực thể hiện dấu ấn trong từng giai đoạn lịch sử của Tơ Hồi.

Xây dựng nhân vật Ếp - Tiến sỹ Trần Hùng (Con ngựa), Tơ Hồi đã khai thác triệt để những tính tốn, mánh kh lừa lọc. Leo lên con đường danh vọng, Trần Hùng không bỏ qua bất kỳ thủ đoạn nào. Hồi còn ở làng "thằng ấp và lũ anh em chúng nó, chấy rận thì sẵn chứ khơng có nổi một chữ cắn đơi". Rồi vào bộ đội "ai khơng biết chữ thì phải học, thế nào cũng... đọc thông viết thạo". Khi ở chiến trường, cứ "sắp vào trận thì y như rằng khẩu đội trưởng đau bụng, lăn lộn kêu khóc lâm ly". Thế rồi "mấy năm ấy, Nhà nước cập nhật cán bộ, nghề hoá cán bộ... cán bộ đương chức mà chữ nghĩa nhì nhàng đều phải đi học... người vào hẳn đại học, người học tại chức, ai khéo được di tu nghiệp ở Liên Xô, Ba Lan... Trần Hùng được đi Tây chắc cũng loại này". Thế mà, lúc nào hắn cũng vỗ ngực với cái bằng Tiến sỹ, bất chấp tất cả để khoe danh khoe lợi. Không những thế, để mặc vợ con, hắn lao vào những cuộc tình ăn chơi vơ độ khiến hắn khơng cịn một chút sĩ diện hay lòng tự trọng nữa. Hãy xem hắn than thở: thằng

Một phần của tài liệu phong cách nghệ thuật Tô Hoài (Trang 65 - 71)