Giọng điệu trữ tình bàng bạc chất thơ

Một phần của tài liệu phong cách nghệ thuật Tô Hoài (Trang 86 - 91)

I. GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT DÍ DỎM, SUỒNG SÃ, TRỮ TÌNH

3.Giọng điệu trữ tình bàng bạc chất thơ

Bày tỏ thái độ trước cuộc sống hiện thực muôn màu muôn vẻ, Tô Hồi "khơng tự thu lại theo một giọng điệu văn chương nào"(Hà Minh Đức). Ngoài giọng điệu dí dỏm

hài hước, giọng điệu suồng sã tự nhiên, giọng điệu chủ đạo "trời phú" của Tơ Hồi cịn

là giọng trữ tình bàng bạc chất thơ - chất thơ của đời sống. Nếu giọng điệu chủ đạo của Nguyên Hồng là giọng trữ tình thống thiết bộc lộ tình thương vơ hạn của tác giả trước những con người cùng khổ, thì giọng điệu trữ tình trong văn phong Tơ Hồi đưa người đọc đến chiêm ngưỡng bức tranh sinh động, giàu chất thơ của đời sống thực. Cảm nhận trọn vẹn vẻ đẹp tự thân của hiện thực đời thường, không bay bổng du dương, giọng điệu trữ tình của Tơ Hồi thể hiện tình cảm thiết tha với cuộc sống, với con người, với thiên nhiên của tác giả. Giọng điệu trữ tình trong sáng tác của ơng bộc lộ hai sắc thái tình cảm chủ yếu: sắc thái hồn nhiên trong sáng và sắc thái bùi ngùi man mác.

a. Sắc thái giọng điệu trữ tình hồn nhiên trong sáng

Viết dưới cảm hứng sử thi, giọng điệu trữ tình mang âm hưởng ngợi ca trở thành phương tiện khẳng định vẻ đẹp lý tưởng của con người Việt Nam anh hùng. Nhà văn Anh Đức đưa người đọc đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp lý tưởng của người con gái xứ Hòn - chị Sứ (Hịn Đất), trong hồn cảnh khắc nghiệt - chị bị trói bên bờ suối, bằng giọng điệu trữ tình trang trọng, ngợi ca:

"Đêm ấy trời lặng. Sóng biển rì rầm như kể những chuyện khơng bao giờ hết. Thỉnh thoảng, gió biển từ ngồi khơi lùa qua bờ bãi, thổi vào hơi thở ấm ấm mang vị muối. Tấm áo lụa mỏng ngắn tay của Sứ se se khơ lại. Tóc chị rối cũng dần dần được

gió biển vuốt cho ráo đi. Ánh trăng đổ tràn trên bờ suối, làm nổi rõ bóng Sứ đang quỳ, nổi rõ cây cọc nhú lên quá đầu chị độ một gang tay. Lát sau, tóc Sứ chợt vờn nhẹ. Thế rồi mái tóc ấy bồng lên, bay xỗ theo chiều gió. Chẳng cịn thấy đầu cây cọc kia đâu nữa. Chỉ có áng tóc tắm ánh trăng của Sứ đang bay lượn"... Rõ ràng là, trước vẻ đẹp đượm chất sử thi của hình tượng nghệ thuật, giọng điệu của người kể chuyện mang âm hưởng trữ tình ngợi ca hào sảng.

Viết dưới cảm hứng nhân văn đời thường, Tơ Hồi ít đưa người đọc chiêm ngưỡng vẻ đẹp lý tưởng của con người Việt Nam từ giọng điệu trữ tình ngợi ca như thế. Giọng điệu trữ tình của Tơ Hồi thường hồn nhiên trong trẻo trước vẻ đẹp tự thân của cuộc sống. Đó là vẻ đẹp của bức tranh sinh hoạt phong tục, vẻ đẹp của cảnh sắc thiên nhiên. Mấy ai đã quên bức tranh sinh hoạt thanh bình cùng cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp trong truyện ngắn Mường Giơn:

"Một lúc, ba người đã hái được một ôm lá hương nhu. Trở ra, họ ngồi trên tảng đá lấy lẵng cơm nếp, gói thịt rồi sấy ra ăn trưa. Giữa trưa nắng hanh đọng vàng từng vũng trong rừng trám cao vút, im lặng. Một chiếc cuống lá gẫy cũng nghe tiếng. Bó lá hương nhu trên tảng đá thoảng mùi thơm dịu dịu trong nắng".

Bức tranh thiên nhiên gợi vẻ đẹp nồng nàn say đắm của núi rừng được hiện diện từ chính những hình ảnh, màu sắc, mùi vị của nó. Chất thơ của cuộc sống được nhà văn cảm nhận trong khung cảnh thiên nhiên đậm màu sắc khách quan. Mùi hương thơm dịu dịu của cây lá hương nhu đưa người đọc trở về với cảnh sinh hoạt của con người.

Trong sáng tác của Tơ Hồi, mùi hương của cỏ cây hoa lá tạo chất thơ cho cuộc sống không chỉ gặp một lần trong truyện ngắn Mường Giơn. Ấn tượng khó quên trong

Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ là mùi thơm của hương hồi trên mảnh đất xứ Lạng tươi đẹp.

Mùi thơm đặc biệt ấy được nhà văn miêu tả qua giọng điệu trữ tình hồn nhiên trong trẻo:

"Những cơn gió sớm đầu mùa hè, từ các đồi trọc Lộc Bình xơn xao xuống, tràn vào cánh đồng Thất Khê, lùa lên những hang đất Văn Uyên, Thoát Lãng trên biên giới xuống Cao Lộc, Chi Lăng, qua những vùng hồi mà một mảnh lá gãy cũng dậy mùi thơm, gió càng thơm ngát. Sông Kỳ Cùng đã nhạt hết màu đục đỏ bối rối suốt mùa lũ, bây giờ con sông bỗng ủ mùi thơm trong vắt lượn quanh co khắp đất Lạng Sơn vào mùa hồi chín".

Cảm quan hiện thực đời thường khiến Tơ Hồi cảm nhận thiên nhiên trong mọi "trạng thái" tồn tại tự nhiên của nó. Thiên nhiên miền núi đâu chỉ dữ dằn khắc nghiệt mà còn nồng nàn vẻ đẹp nên thơ. Chỉ một tín hiệu thẩm mỹ đặc sắc, bức tranh thiên nhiên ấy đã đem lại cảm giác nồng nàn say đắm cho con người. Tơ Hồi "bao giờ cũng chắt chiu trân trọng những vẻ đẹp và chất thơ của đời sống" như thế (Phan Cự Đệ). ơng "có khả năng quan sát tinh tế và nghệ thuật miêu tả linh động. Người, vật, thiên nhiên, cảnh sinh hoạt... tất cả đều hiện lên lung linh, sống động, nổi rõ cái thần của đối tượng và thường bàng bạc một chất thơ (Trần Hữu Tá). Vậy nên khi miêu tả, những

trang văn của Tô Hồi ln đem đến một khoái cảm trực giác cho người đọc, khi từ mùi hương thơm của cỏ cây hoa lá, khi từ vẻ đẹp huyền ảo của ánh trăng trên đất Phìn Sa:

"Đêm ấy, trăng sáng trên Phìn Sa.

Những đêm đầu mùa hè, mây dày từng mớ, từng lớp vàng đẫm ánh trăng ủ khắp trên những cánh rừng tít tắp, những thung lũng làng mạc xa lạ, những cánh đồng rải rác đâu trong hóc núi khơng ai biết.

Tất cả im lìm dưới kia. Tưởng trên mặt đất chỉ có Phìn Sa thức ở cao gần trời. Tiếng sáo người trai đi chơi khuya thấp thoáng ánh trăng. Khi trăng ngang đỉnh đầu, ngỡ có thể với tay tới như trong cổ tích người già thường kể" [82, 100].

Giọng điệu trữ tình trong trẻo được tạo bởi từ chính bản thân: đối tượng thẩm mỹ. Cảnh sắc thiên nhiên trong trường nhìn của Tơ Hồi khơng bao giờ "chết". Bức tranh mỹ lệ trên đất Phìn Sa có màu vàng huyền ảo của ánh trăng thấm đẫm các cánh rừng, làng mạc, cánh đồng; có âm thanh tiếng sáo của người trai đi chơi khuya; có hình ảnh ánh trăng thức cao gần trời gợi vẻ đẹp tự thân của hiện thực.

Khi viết cho các em thiếu niên nhi đồng, giọng điệu trữ tình trong trẻo của Tơ Hồi tỏ ra đắc địa hơn bao giờ hết. Am hiểu đối tượng độc giả "nhí", giọng điệu này vừa tạo sự thích thú cho các em, vừa đạt tới mục đích giáo dục nhẹ nhàng thấm thía.

Giọng điệu trữ tình trong trang văn Tơ Hồi ít được tạo bởi từ hệ thống ngôn ngữ sử thi hay ngơn từ cầu kỳ mỹ lệ. Chất trữ tình bàng bạc trong nhiều trang văn của ông chủ yếu được hiện diện từ chính vẻ đẹp của cuộc sống. Con mắt quan sát tinh tế khiến nhà văn chọn lọc những yếu tố thẩm mỹ tự thân, đem lại vẻ đẹp mộc mạc bình dị trên từng trang văn của mình.

b. Sắc thái giọng điệu bùi ngùi man mác

Cùng với giọng điệu trữ tình hồn nhiên trong trẻo trước vẻ đẹp thi vị của cuộc sống và vẻ đẹp nên thơ của thiên nhiên, giọng điệu trữ tình của Tơ Hồi cịn mang sắc thái bùi ngùi cảm động. Sắc thái giọng điệu này bộc lộ rõ khi nhà văn viết về những gian truân trong cuộc sống sinh hoạt đời thường và hiện thực mà bản thân mỗi con người phải đối mặt, bởi đó là quy luật của cuộc sống.

Miêu tả cuộc phiêu lưu của Dế Mèn và Dế Trũi (Dế mèn phiêu lưu ký), trước tình cảnh tuyệt vọng trên sơng nước, qua mười ngày "cái đói ghê gớm cứ đánh liệt dần từng bộ phận trong người", Dế Trũi bộc lộ suy nghĩ với Mèn:

"Em trộm nghĩ chết thì chết. Nhưng khơng nên chết cả, vơ ích, ta phải tìm cách. Trũi cứ khẩn khoản rồi chìa càng lên mời tơi ăn. Trũi gượng cười bảo rằng: Trũi có cụt cả hai càng cũng không sao, không thể chết, vẫn khoẻ như thường. Trũi đã thấy có anh Dế cụt càng như thế. Tôi gạt phắt đi mà mắng Trũi. Sau cùng anh em tơi ơm lấy nhau mà khóc. Những giọt nước mắt thương nhau ấy đã làm Trũi yên tâm và bình tĩnh

trở lại".

Lời nói bùi ngùi và hành động của Trũi chứng tỏ "đức hy sinh" cao cả. Trong hiểm nguy, Trũi không nghĩ tới bản thân, sẵn sàng hy sinh "thân mình" cho "bạn". "Tình cảm" và "nghĩa cử" cao đẹp ấy là bài học giáo dục mang tính nhân văn sâu sắc.

Trong dịng hồi ký "Cỏ dại ", nhân vật "Tơi" triền miên trong những kỷ niệm buồn buồn thời thơ ấu. Giọng điệu bùi ngùi trở nên hữu hiệu nhất để đưa người đọc trở về với những kỷ niệm xưa. Ở đó có cảnh "ơng tơi hay đánh bà tơi, các dì tơi hay cãi nhau"; có cảnh bản thân "Tôi" những ngày ra Kẻ Chợ lủi thủi cọ chai và vần cái lốp ô tô hàng to tướng, rồi ngồi "nhổ ria cho chú Tưởng. Những hôm nắng ráo tắm xong, chú cởi trần ngồi giơ một tay lên đầu. Tôi cầm dịp nhổ lông nách cho chú. Nhổ đến trắng nhễ nhại, chẳng còn một bợn", để ngày tháng lặng lẽ qua; có cảnh trở về làng cõng em thơ thẩn đi chơi; cảnh suốt ngày giả làm ngựa cõng em, chạy thi với những đứa khác cũng đem em ra tụ họp đầy đàn ngoài sân đình thả cửa chơi nhơng suốt ngày...; cảnh đúc dế, vào khung cửi tập dệt, nhặt lá đa, lá muỗm ở sân đình, ở cửa quán về cho bà đun bếp...

Rồi những ngày cắp sách đi học, thương thầy giáo nghèo, cả lũ bắn chim làm thịt mời thầy khi thầy ốm: "Thầy giáo tôi đã dậy, ngồi tựa lưng vào cái hịm phản, tơi ngắm nghía thấy thầy tơi già q Ngày nào tơi cũng nhìn thấy giáo, thế mà hơm nay càng nhìn thì lại khơng nhận ra thầy mình mọi khi. Thầy tơi bỏ cái khăn lượt xuống, tóc thầy đã ngả màu muối tiêu hết. Hàng ria vểnh cứ chênh vênh vàng ám khói như ai dính vào đấy. Thầy nhom nhem gầy rộc, thầy chỉ còn hơi giống thầy mọi khi". Giọng điệu bùi ngùi xúc động không phải được tạo bởi từ sự gia công của câu chữ, mà xuất phát từ tình cảm chân thành của tác giả.

Và những ngày thất nghiệp lang thang tìm kiếm việc làm ở đồng đất Hải Phịng, khiến nhà văn khơng khỏi thấm thía cảnh khổ đau của cái nghèo. Giọng điệu văn chương Tơ Hồi thật da diết:

"Cần bâng khng hỏi tơi trong bóng tối:

- Khơng biết đời chúng mình cứ thế này đến bao giờ? Tơi khơng hiểu Cần băn khoăn về cuộc đời theo nghĩa đen hay nghĩa bóng, cịn tơi thì tơi đương nghĩ đến một cái gì mơ hồ buồn lắm. Ngồi bến Sáu kho, đậu những con tàu trắng toát, những con tàu xám ngắt, thỉnh thoảng những con tàu ấy từ ngoài biển vào đỗ giữa những đám thuyền tam bản rách nát, đen xỉn, lờ đờ bơi quanh bờ nước. Vài hôm, con tàu đại dương lại rời cảng ra khơi. Tôi đứng trông theo ước cái thân được như tàu. Viển vơng thế thơi chứ mình đương khác nào đám thuyền buồm rách, đời ngập luẩn quẩn trong vũng nước cửa bến sương mù buổi sáng từ mặt đất bốc lên, không xa quá vài bước".

Âm hưởng bùi ngùi da diết trải dài trong nhiều tác phẩm của Tơ Hồi bắt nguồn từ hiện thực của cuộc sống. Những năm trước cách mạng, cuộc sống quẩn quanh tù túng khiến con người bế tắc trong mưu kế sinh nhai. Họ lâm vào cảnh cùng đường tuyệt

vọng. Sau cách mạng, giọng điệu văn chương Tơ Hồi vẫn phảng phất bùi ngùi. Nhưng khác với giai đoạn trước, âm hưởng da diết bùi ngùi ấy chỉ xuất hiện khi nhà văn hoặc nhớ về những kỷ niệm buồn xưa hoặc bản thân phải đối diện với quy luật tất yếu (sinh, lão, bệnh, tử) của một đời người. Nhớ chuyến đi Viêng chăn, "bên cửa sổ buồng khách sạn Apôlô bên bờ sông Mêkông trông sang lưng phố bến Nông Khai bên kia. Rặng cây “mạy sặc” những chòm hoa đùn lên như dải mây vàng phủ dài.

Chúng tơi trầm ngâm cả giờ nhìn sang sông lũ đỏ ngầu cách một mảng nước đã là Thái Lan... Tự dưng, Xuân Diệu nắm tay tôi:

- Chúng mình già rồi.

Nhớ những đêm man dại ở Yên Dã, nhớ như in hơn bốn mươi năm trước, cũng tay tôi đây, Xuân Diệu vuốt lên, đắm đuối. Bây giờ nhìn nhau lặng n. Tơi chợt buồn hơn cả câu Xn Diệu nói. Xn Diệu khơng già mà tôi mới là ông lão...".

Giọng điệu buồn buồn cịn hiện diện mỗi lần nhà văn xót xa cho cảnh đời của những số phận. Đây là nỗi lòng của Tơ Hồi với đứa con gái nuôi và những người bạn một thời "để thương để nhớ":

"Bây giờ Ly Chờ đã có bốn con. Cháu gái ngày nào theo mẹ xuống Hà Nội đã hai mươi tuổi, hơn mẹ những năm tuổi, khi mẹ đi làm giáo sinh chống mù chữ trên Văn Chải. Vợ chồng và hai đứa con nhỏ trở về Sà Phìn. Hai đứa lớn khơng về, thích ở xi và phố xá. Mỗi lần được thư chỉ thấy buồn và buồn. Lại được thư "bác Vù Mí Kẻ" đã về hưu, cũng về Sà Phìn. Bây giờ "bác ấy cũng gay lắm". Chua chát, nhớ Vù Mí Kẻ đã có nhiệm kỳ đại biểu Quốc hội được sang tận nước Nicaragoa bên nách nước Mỹ.

Làm sao không buồn, bao nhiêu hy vọng rồi như thế. Con người hay xã hội, hay còn lại những gì. Ảo não thê lương, mỗi khi nhớ lại những miền hoang vắng ấy mà trong kháng chiến đã như nhà mình q mình, chỉ thấy bóng người địu củi, vác nước và tiếng gọi lợn, gọi trâu ời ợi trong ráng chiều".

Rõ ràng là, bên cạnh giọng điệu dí dỏm hài hước, suồng sã tự nhiên, giọng điệu chủ đạo của Tơ Hồi cịn là giọng trữ tình với nhiều sắc thái tình cảm. Chất giọng chủ đạo của Tơ Hồi khơng bó gọn trong một giọng điệu văn chương nào. Tơ Hồi là nhà văn của con người và cuộc sống đời thường, ở đó ơng bộc lộ thái độ.. trước muôn màu muôn vẻ của cuộc sống. Các sắc thái làm nên giọng điệu chủ đạo của Tơ Hồi chứng tỏ nhà văn sống trọn vẹn với con người và cuộc đời cả lúc vui cũng như lúc buồn, cả lúc khổ đau cũng như lúc sung sướng hạnh phúc.

Trên hành trình hơn sáu mươi lăm năm sáng tạo nghệ thuật, viết về đề tài gì, đối tượng thẩm mỹ và thể loại nào, Tơ Hồi cũng sáng tác chủ yếu trên một cảm hứng nhân văn đời thường. Chính cảm hứng ấy quy chiếu giọng điệu nghệ thuật chủ đạo của tác giả. Cảm nhận thú vị đầu tiên khi tiếp xúc với sáng tác của Tơ Hồi có lẽ là giọng điệu. Tuy không phải là giọng trang trọng, thống thiết hay ngợi ca hào sảng mà người đọc vẫn thật khó qn. Giọng điệu dí dỏm, suồng sã, trữ tình của Tơ Hồi trong nhiều

tác phẩm viết về loài vật viết về cuộc sống quanh ta khiến người đọc cảm thấy gần gũi, nồng ấm, tươi nguyên sự sống. Không thể đến với nhà văn Tơ Hồi khi khơng cảm nhận được những chất giọng "trời phú" ấy của tác giả. Từ chuyện sinh hoạt đến chuyện chính trị, từ chuyện mình đến chuyện người, từ chuyện cũ đến chuyện mới..., chuyện gì Tơ Hồi cũng có thể kể bằng cái chất giọng đặc biệt ấy. Giọng điệu nghệ thuật chủ đạo của Tơ Hồi góp phần quan trọng khẳng định phong cách nghệ thuật tác giả. Bằng giọng điệu này, Tơ Hồi cứ điềm nhiên chuyển tải mọi chuyện dở - hay trong cuộc sống sinh hoạt đời thường. Lâu nay giọng điệu suồng sã của Tơ Hồi chưa được phát hiện nhận diện. Chúng tôi thấy rằng cùng. với giọng điệu dí dỏm, giọng điệu trữ tình, giọng điệu sướng sã mới làm nên sự trọn vẹn chất giọng "trời phú" của Tơ Hồi. Nhờ giọng điệu này mà chúng ta có thể nhận ra rằng, từ những sự việc vốn bình

Một phần của tài liệu phong cách nghệ thuật Tô Hoài (Trang 86 - 91)