Giọng điệu dí dỏm hài hước

Một phần của tài liệu phong cách nghệ thuật Tô Hoài (Trang 71 - 80)

I. GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT DÍ DỎM, SUỒNG SÃ, TRỮ TÌNH

1.Giọng điệu dí dỏm hài hước

Người đầu tiên nhận diện sắc thái giọng điệu "trời phú” này của Tơ Hồi là nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan. Theo ông, ngay từ những tác phẩm đầu tay, nhà văn này đã bộc lộ chất giọng riêng độc đáo: "Tập O chuột là tập truyện ngắn đầu tiên của Tơ Hồi và cũng là một tác phẩm tiêu biểu cho lối văn đặc biệt của ông, một lối văn dí dỏm, tinh quái, đầy những phong vị và màu sắc của thơn q, [40,529]. Nhất trí với phát hiện tinh tế ấy, chúng tôi nhận thấy, giọng điệu dí dỏm hài hước của Tơ Hồi được thể hiện ở ba sắc thái chủ yếu: sắc thái dí dỏm hài hước, sắc thái dí dỏm xót xa và sắc thái

dí dỏm phê phán. Đó chính là thái độ, tình cảm của nhà văn trước mn mặt của cuộc

sống đời thường. Thể hiện ba sắc thái giọng điệu này, Tơ Hồi quả là một nhà văn đầy trách nhiệm và tâm huyết với cuộc sống và con người.

a. Sắc thái giọng điệu dí dỏm hài hước

Khác với tiếng cười trào phúng mang ý nghĩa phê phán những cái xấu xa, giả dối của xã hội phong kiến thực dân như Nguyễn Công Hoan, tiếng cười của Tơ Hồi ở sắc thái giọng điệu này nhẹ nhàng, hóm hỉnh khơng nhằm bộc lộ thái độ mỉa mai hay phê phán. Tiếng cười ở đây toát lên từ những chuyện bất bình thường trong cuộc sống bình thường. Do vậy tiếng cười ở sắc thái giọng điệu này ít nhằm gửi gắm những tầng bậc ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Con mắt tinh nhạy và tấm lịng gắn bó thiết tha với cuộc sống đời thường, khiến ngịi bút của ơng chuyển tải mọi chuyện vui - buồn, hay - dở trong cuộc sống sinh hoạt để cảm nhận "vẻ đẹp" tự nhiên đáng yêu của nó.

Trong gia tài đồ sộ của Tơ Hồi, từ chuyện bà lão Móm giận con đi tự tử (Chớp bể

xưa (Hoa bìm biển); chuyện ế chồng của cơ Đối (Ra Kẻ Chợ)...; đến chuyện sợ vợ, ở bẩn của ơng lý Chi (Q người); chuyện phịng bệnh "tháo dạ" của Nguyên Hồng, chuyện "tình trai" của Xuân Diệu, chuyện "mê gái" của Nguyễn Bính (Cát bụi chân

ai)... đều có sắc thái của giọng điệu này trên nhiều trang văn. Tiếng cười nhẹ nhàng

được tạo bởi từ một mâu thuẫn khôi hài, một tâm trạng khác thường, một đức tính, thói tật riêng của nhân vật. Tất cả đều được thể hiện cụ thể qua hệ thống từ ngữ, cú pháp, nhịp điệu, ngữ điệu tài tình của câu văn Hãy lắng nghe nhà văn kể chuyện bà lão Móm

(Chớp bể mưa nguồn) đi tự tử ở cái ao đầu làng:

"Chẳng biết có một điều gì bực dọc, bà Móm giận con trai và nàng dâu. Không giận vừa vừa, mà lại giận quá. Thế là cơn tức bừng bừng lên. Bà xắn hai mép váy, xăm

xăm chạy ra ngoài ao giếng. Bà la vang cho bốn bên hàng xóm và cho vợ chồng thằng

cả Mí biết rằng bà đương đi đâm đầu xuống ao đây. Khơng có ai ra can bà. Vậy bà

nhảy phóc xuống ao thực. Đánh ùm một cái. Rồi bà bíu hai tay vào cái cọc cầu ao. Bà rúc đầu vào giữa bụi cây cúc tần mọc loà xoà xuống vệ nước. Mồm bà ngốc ra. Khơng phải vì sặc nước. Khơng phải để hắt hơi. Bà ngốc mồm ra kêu thực to. Kêu như có nhà ai cháy ở trong xóm (...). Ai cũng tưởng bà lão chỉ kêu được vài câu thì chối cổ, phải lóp ngóp bị lên. Chẳng ngờ, họng bà lão khoẻ quá Bà lão vẫn kêu rầm rầm. Mãi sau, có người sốt ruột, xuống kẻo bà lão lên, đưa hộ về nhà. Bà lão liền lên

ngay. Ở dưới nước một lúc đã thấy chán ?".

Tiếng cười được tốt lên trước hết từ bản thân hình tượng nhân vật được miêu tả. Hành động đi tự tử của bà lão Móm chứa đầy mâu thuẫn. Mâu thuẫn giữa mục đích và hành động của chủ thể. Từ hành động chạy ra ao và la làng - cất để cho "bốn bên hàng xóm và vợ chồng thằng cả Mí biết bà đương đi đâm đầu xuống ao đây"; hành động nhảy xuống ao - vì "khơng có ai ra can bà, vậy bà nhảy phốc xuống ao thực, đánh ùm một cái"; đến hành động lên bờ ngay của bà - vì có người xuống kéo bà lên... bà liền lên ngay", đều được diễn tả rất sinh động. Thể hiện mâu thuẫn ấy, tác giả kết hợp ngữ điệu diễu nhại khôi hài của câu văn, với hệ thống động từ mạnh đặc thù: "xắn" (hai mép váy), "xăm xăm chạy", "la vang", "nhảy phốc" (xuống ao), rồi "bĩu' (hai tay vào cọc), "rúc đầu" (vào giữa bụi cúc tần),... cuối cùng khi có người "xuống kéo", bà "lên ngay", tất cả nhằm diễn tả những hành động hết sức hài hước của chủ thể.

Trong muôn chuyện đời thường, cái nhìn tinh quái khiến Tơ Hồi khơng bao giờ vơi cạn mạch nguồn sáng tác. Đây là chuyện tình khơi hài của ơng Thái (Hoa bìm

biển) khi gặp lại "người xưa": Từ khi nhận được tin, ơng "tự thấy khác. Ơng thấy ơng

vẫn sống, mà sống có lửa, ngọn lửa tình đương bừng bừng lên đây", làm ông trăn trở băn khoăn và nghĩ rằng: có lẽ nên đi làm mấy cái răng giả. Bởi răng hàm khơng cịn cái nào. Thế rồi ông lại ái ngại. Ơng đặt ra những "tình huống" đặc biệt - đi gặp lại "người xưa", "thế nào ông chẳng phải hôn bà", rồi khi hôn nhỡ "cái răng giả rời ra, rơi vào họng ai thì sao? Lúc ấy chẳng nhẽ phải bảo hãy khoan để tháo răng ra đã?". Rõ ràng là chỉ có giọng điệu ấy, Tơ Hồi mới hoàn toàn chủ động đưa vào trang sách những chuyện khơi hài như thế.

Cịn chuyện ở bẩn và sợ vợ của ông lý Chi (Quê người) lại đặc biệt như thế này: "Thường vợ lão vẫn túm râu lão, nhất vào buồng cầm phết trần đánh chơi luôn luôn, nên khi nghe ông lý Chi ở trong buồng tối, kêu ấm ứ và khóc hu hu chẳng ai ngạc nhiên mấy. Ơng khóc rồi ơng lại nói, ơng có làm sao và có hề gì ai đâu. Cịn cái đức ở bẩn của lão thì có lẽ do tính giời phú cho. Lão thường kể rằng từ vua Khai Định ra Hà Nội chơi đến giờ lão chỉ mới tắm có vài bận... Hơn mười năm nay lão chừa hẳn tắm... Đơi khi ngồi nói chuyện với người ta, buồn tay lão gãi gãi vào người, thường xoe được những viên đất to bằng hạt ngô nếp. Lão có móng tay, gẩy tách đi một cái”. Vấn đề không phải từ những chi tiết rất "đời thường" ấy để nhà văn hạ thấp hay diễu cợt đối tượng, mà là bản thân cuộc sống muôn màu muôn vẻ được nhà văn cảm nhận trong sự tồn tại khách quan, tự nhiên để làm nên sự trọn vẹn của nó.

Từ chuyện người đến chuyện mình, chuyện của bản thân và chuyện của bạn bè đồng nghiệp, Tơ Hồi đều thể hiện qua giọng điệu dí dỏm "trời phú” này. Làm sao viết về các nhà văn lớn của dân tộc lại có thể viết bằng cái giọng dí dỏm hài hước, nếu nói về sự nghiệp văn chương của họ. Dưới cảm hứng nhân văn đời thường, Tơ Hồi đến với cuộc sống sinh hoạt, với những cá tính và thói tật riêng của mỗi người để khắc hoạ những con người bằng xương, bằng thịt, gần gũi và thân thiết với chúng ta. Nào là chuyện "tình trai" của Xuân Diệu, chuyện "mê gái" của Nguyễn Bính, chuyện "tháo dạ" của Nguyên Hồng,... và những nhếch nhác đời thường của chính nhà văn trong những năm tuổi thơ, những năm dị dẫm tìm việc làm... giọng điệu dí dỏm hài hước là phương tiện hữu hiệu mang lại hiệu quả nhất.

b. Sắc thái giọng điệu dí dỏm xót xa

Trước những mặt trái của cuộc sống đời thường, Tơ Hồi khơng đao to búa lớn. Nhà văn nhẹ nhàng với giọng điệu "trời" phú để tỏ rõ một thái độ, bộc lộ một nỗi lịng. Cái nhìn tinh qi mà đượm chất nhân văn khiến Tơ Hồi khơng thể làm ngơ trước những thói quen xấu hay những biểu hiện trái với đạo đức văn hoá truyền thống của dân tộc. Từ tục tảo hơn, tục địi nợ vào ngày ba mươi Tết, tục cho vay nặng lãi, tục mê tín dị đoan chữa bệnh cho người ốm bằng cách cúng bái, tục bêu tếu nói xấu nhau... đến những cảnh con cái tệ bạc với cha mẹ, vợ chồng tệ bạc với nhau, cháu chắt tệ bạc với ông bà... khiến nhà văn trăn trở suy nghĩ xót xa.

Mọi hủ tục lạc hậu ấu trĩ đều đi đến những kết cục đau xót cho con người. Nếu tục tảo hơn khiến khơng ít những cặp vợ chồng chịu cảnh bất hoà (vợ chồng "cái Ngói" trong Vợ chồng trẻ con, vợ chồng "thằng Toản" trong Quê người, vợ chồng Thào Mỵ trong Thào Mỵ để đời mình...), thì hủ tục cho vay nặng lãi, cưới xin, ma chay, lệ làng, chữa bệnh... cũng làm bao gia đình điêu đứng (cuộc đời của Mỵ trong Vợ chồng A

Phủ, cuộc sống của vợ chồng Ngây trong Quê người, cuộc đời của ông tổ họ Lê trong Quê nhà, cuộc đời của bác Hối trong Ông cúm bà co...), tất thảy đều được nhà văn quan tâm với niềm xót xa trăn trở. Trách nhiệm của một nhà văn chân chính vì con người, vì cuộc sống trong một cảm quan hiện thực đời thường đem đến dấu ấn riêng

cho ngòi bút Tơ Hồi. Hãy xem bác Hối (Ông cúm bà co) chữa bệnh cho vợ trong

cảnh nhà nghèo:

"Nhà nhắm mắt lại để tơi cúng cho (…)

Ơng cúm bà co?

Ơng ở xứ Nghệ, ơng dị ra đây, Tín chủ tơi xin biếu món q này,

Mắm tơm, kẹo bột, bỏng nắm, bánh dày, bánh đa, Ăn rồi xịn ông bước ra...". (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bệnh tình vợ bác làm sao thuyên giảm được. Và lẽ tất nhiên, người "mụ dần dần như cái que nứa tép. Một cái que nứa tép buộc vào mấy cái cành dong khô để làm chân tay và úp lên trên đầu một cái nồi đất. Mụ ngồi chống hai tay xuống giương, cái đầu lảo đảo như đầu bà đồng"... Trông cảnh người vợ đau đớn tiều tuỵ, bác Hối đứng lặng "hai dòng nước mắt bò từ từ qua những gò má gồ ghề của một khn mặt già cấc méo mó, xám xịt". Cái chết thê thảm của "mụ Hối" khiến người đọc không thể khơng động lịng trắc ẩn. Tình thương của bác Hối không thể cứu nổi người vợ hiền. Những bài cúng kia có chăng chỉ để an ủi vong linh người đã khuất. Bởi bác Hối khơng thể làm gì hơn khi trong nhà bác khơng có lấy một xu nhỏ.

Viết dưới cảm hứng nhân văn đời thường, giọng điệu dí dỏm xót xa khơng chỉ đắc địa với hậu quả của những hủ tục lạc hậu làng quê mà cịn thật hữu hiệu với những số phận xót xa cay đắng của con người. Đó là số phận của "mụ Hối" (Ông cúm bà co), của "cái Gái" (Nhà nghèo), của "cái Mái" (Nước mắt), của "bà lão Vối" (Mẹ già)... Từ xưa các cụ ta đã có câu "trẻ cậy cha, già cậy con", vậy mà bà lão Vối được "nhờ cậy" con gái như thế này:

"Bà rón rén ngồi vào mép giương. Cái giát tre kêu cót két. Chị trưởng Xn ngẩng đấu trơng thấy mẹ, sa sả:

- Bà làm hại nó ! Bà giết nó đi ! Lợn cắn vào tay nó thế, mai nó làm ăn gì được. Bà Vối chán quá. Làm sao mà nó cứ đổ cho bà làm hại chồng nó. Bà liền nói một câu. Cái câu bà đã nghĩ đi nghĩ lại từ chiều tới giờ.

- Tự dưng con lợn nó xổ, chứ tao có làm gì? Nhưng con mụ qt lên:

- Lợn nó xổ? Lợn nó xổ? Thế tơi ni bà để làm gì mà bà lại khơng trơng được con lợn?

Và mụ nói nhiều nữa. Bà lão nghe điếc cả tai. Bà nhắm mắt lại thiu thiu.

cho đang!

Bà lão Vối lồm cồm bò dậy đi ra, men xuống bếp ngay. Bà nằm vào đống rơm. Tuy hơi nóng một chút, nhưng xa được tiếng nhe nhé của mụ trưởng Xuân. Bà nghe lơ mơ như ai cãi nhau đâu bên hàng xóm!

Sáng hơm sau, hai vợ chồng anh trưởng Xuân và thằng Hạ ngồi ăn cơm, không đả động gì đến bà Vối. Bà lão vẫn ngồi nguyên trong ổ dạ, nhìn chăm chăm lên trên nhà. Để nghe xem vợ chồng nó có gọi mình? Gọi thì bà lên ngay. Có bao giờ bà biết khọng khạnh đâu? Nhưng bà đã thấy lách cách tiếng bát mà khơng có nghe qua một tiếng gọi. Bà bần thần nhìn mấy ơng đồ rau đen xì, bà thở dài".

Đoạn văn xuất hiện bốn loại lời với những kiểu câu và giọng điệu khác nhau: lời người kể chuyện chủ yếu được hiện diện qua kiểu câu tường thuật, với giọng điệu trung tính; lời nửa trực tiếp diễn đạt ý nghĩ, nỗi lòng bà lão Vối với sắc điệu xót xa đau đón; lời nhân vật bà lão Vối hiện diện qua câu hỏi tu từ luôn thể hiện thái độ ơn tồn, nhũn nhặn, hồ giải; còn lời của nhân vật chị trưởng Xuân lại được hiện diện qua nhiều kiểu câu đa dạng với nhiều sắc thái giọng điệu. Ở đây, câu cảm thán và câu hỏi tu từ được sử dụng đậm đặc nhằm bộc lộ thái độ vừa đay nghiến trì triết, vừa dóng dả tàn nhẫn, vừa trách móc mỉa mai... trước những "tội lỗi" mà bà mẹ đẻ đã gây ra cho chồng chị! Hầu như cả đoạn văn, lời của chị trưởng Xn khơng mang sắc thái trung hồ hay tích cực. Sắc thái giọng điệu lời chị trưởng Xuân như một nhát dao cứa vào lòng người mẹ già đáng thương, tội nghiệp. Có lẽ khơng thể tìm nổi một lời lẽ nào để biện hộ cho sự bạc bẽo đến mất hết tình người của chị. Tuy không bộc lộ trực tiếp bằng lời, nhưng người đọc vẫn cảm nhận rõ thái độ xót xa tận đáy lịng của tác giả được tình cảnh bà lão Vối bất hạnh. Ngòi bút đầy chất nhân văn khiến Tơ Hồi khơng né đánh một sự thật tàn nhẫn nào trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, để coi đó là một bài học cảnh tỉnh con người trong cách đối nhân xử thế.

Như vậy, nỗi niềm xót xa trăn trở nhiều hơn cả của Tơ Hồi là sự xuống cấp về đạo đức của con người. Trước những cảnh ngang tai trái mắt, trước sự đảo lộn trong quy luật của đạo đức tình cảm, nhà văn khơng thể thờ ơ hay bỏ mặc. Mỗi người có lương tâm đều không thể không suy nghĩ khi con cái ngược đãi cha mẹ, vợ chồng coi thường chửi bới lẫn nhau, con cháu quá hỗn láo với ông bà... Người đọc khơng thể khơng xót xa trước cảnh chị trưởng Xuân "sa sả" mắng nhiếc bà lão Vối - người mẹ đẻ, cảnh "thằng trưởng" Khiếu "'phết" lại ông Nhiêu Thục - cha đẻ của mình; kỹ sư Trần Hùng điềm nhiên cho các cụ "vào Nam... quy tiên cả", khi họ vẫn ngày đêm ngóng đợi tin anh ở quê nhà... Và đau đớn hơn có lẽ là cảnh hai đứa cháu (Ông cháu) đối xử quá tàn nhẫn với người ơng mù lồ tội nghiệp:

"- Giả người ta hai xu? (…)

(…)

- ông lấy của chúng tôi hai xu rồi. (…)

- Đấy đấy ! Vờ vịt khéo không. Thôi đừng làm điệu nữa. ông giả tôi hai xu đi. (…)

Hoà sừng sộ và buộc tội:

- Hai xu tơi để trong hóc cột. Tơi chẳng đánh rơi ở đâu hết. Chính ơng lấy của tôi. Tôi biết.

(…)

- Tôi biết ông lấy của tơi. Ơng lấy để chốc nữa ông mua bánh đúc mua bỏng ông ăn. Tôi biết cả rồi".

Thái độ hai đứa cháu nội của ơng lão Mo mù lồ là khơng thể tha thứ. Chỉ vì mất hai xu mà chúng mỉa mai, coi thường, ngang nhiên buộc tội người ông và suy diễn đủ điều trái với đạo đức lương tâm của con người. Mặc dù vừa điếc, vừa lồ, ơng lão vẫn cảm nhận được thái độ của chúng nhưng cũng đành bất lực ngồi "thưỡn mặt ra" chán ngán đau khổ...

Giọng điệu dí dỏm trong sáng tác của Tơ Hồi trước mặt trái đời thường khơng chỉ là sắc thái xót xa mà nhà văn còn dùng tiếng cười nhẹ nhàng để bộc lộ thái độ ở cấp độ

Một phần của tài liệu phong cách nghệ thuật Tô Hoài (Trang 71 - 80)