Thế giới nhân vật đa dạng, bình dị, đời thường

Một phần của tài liệu phong cách nghệ thuật Tô Hoài (Trang 39 - 45)

a. Những nhân vật nhỏ bé, " xoàng xĩnh"

Thế giới nhân vật của Tơ Hồi khá đông đúc. Dựa theo tiêu chí nghề nghiệp, thế giới nhân vật của Tơ Hồi có hai kiểu loại chủ yếu: những người thợ thủ cơng và những người nơng dân. Đó là lực lượng lao động đông đảo trong xã hội. Trong sáng tác của Tơ Hồi, người ta còn thấy hình ảnh của những ơng giáo (ơng giáo Kền, ơng giáo Câu, ông giáo Hoạnh, ông giáo Răng), nhưng cuộc sống sinh hoạt của họ hết sức bấp bênh, nghèo nàn, đơn điệu; cũng có những cơ đào hát (cơ Muội, cơ Tình, cơ Huệ) nhưng khi vắng khách thì các cơ có thể ra đồng làm cỏ lúa, bắt ốc, hái rau muống hoặc cấy thuê; có những nhà văn tầm cỡ trong nền văn học hiện đại nước nhà (Ngô Tất Tố, Nguyễn Tuân, Nam Cao, Nguyên Hồng, Xuân Diệu...) nhưng sự nghiệp văn chương của họ ít là đối tượng thẩm Mỵ của tác giả, mà niềm say mê của nhà văn lại là những chân dung đời thường, những cá tính, phẩm chất và thói tật ở mỗi người.

Tơ Hồi ít xây dựng hệ thống nhân vật trong sự đối kháng giai cấp dân tộc. Trước cách mạng, nhân vật của ơng thường sống bình yên trong làng quê nghèo bình dị. Họ cùng làm một nghề, cùng vui - buồn với sự thăng - trầm của làng nghề truyền thống. Có những nhân vật "tai to mặt lớn" trong làng (ông lý Kha, bác bếp Trạch) nhưng không gian ác, hách dịch, dâm ô như Nghị Quế của Ngô Tất Tố, Nghị Lại của Nguyễn Công Hoan, Nghị Hách của Vũ Trọng Phụng... mà bác bếp Trạch sẵn sàng ngồi chung xe tay với anh Hời, ông lý Kha đi xe đạp trước lên tỉnh lĩnh lơ - com - măng - đê cho anh Hời. Công việc xong xuôi, anh Hời biếu bác bếp Trạch năm hào, "ông lý Kha và Hời ra chợ Đơ, chén một bữa rượu thịt chó. Hai người cùng say chuếnh chống. Hời đưa biếu ơng lý hai đồng", có chăng ơng chê ít, "Hời đưa thêm một đồng ơng mới bằng lịng" [61, 118].

Sau cách mạng, nhân vật của Tơ Hồi hồ mình trong dịng chảy chung của sự nghiệp cách mạng. Một kiểu nhân vật mới xuất hiện - nhân vật loại hình - nhân vật người Đảng (cán bộ Đức Xuân - Núi cứu quốc, cán bộ A Châu - Vợ chồng A Phủ, cán bộ Nghĩa - Miền Tây, cán bộ Nguyên - Họ Giàng ở Phìn Sa...), nhưng ở Tơ Hồi, kiểu nhân vật này chỉ mang tính thời sự. Nhân vật người Đảng của Tơ Hồi như chiếc cầu nối đưa người dân đến với Đảng, với cách mạng. Loại nhân vật này như kiểu nhân vật chức năng trong truyện dân gian. Nó sinh ra để thực hiện một nhiệm vụ cao cả và do vậy hầu như còn sơ lược, cơng thức, ít đời sống nội tâm.

văn tập trung xây dựng hình tượng nhăn vật người lính, người thanh niên xung phong (Nguyệt, Lữ... của Nguyễn Minh Châu; Chín Kiên, út Hảo... của Phan Tứ; Đơng, Hảo... của Hữu Mai; Huy của Nguyễn Khải...), thì Tơ Hồi "khơng muốn nhô lên làm người lĩnh xướng hoặc trong đội ngũ những người lĩnh xướng" (Phong Lê). Nhất quán với cảm quan hiện thực của mình, nhân vật tích cực của Tơ Hồi ở giai đoạn này vẫn được đặt trong môi trường sinh hoạt, lao động với những bươn trải nhọc nhằn (Lạp, Trung, Lê trong Mười năm; Hoàng Văn Thụ, Lương Văn Chi, Mã Hợp trong Tuổi trẻ

Hồng Văn Thụ...). Chính vì thế, Tơ Hồi rất gần gũi với thế giới nhân vật của mình.

ơng khơng "đóng cũi sắt tình cảm" để gọi nhân vật bằng các đại từ: "hắn", "y", "thị", "gã" như Nam Cao; không đặt nhân vật lên cao để chiêm ngưỡng vẻ đẹp hồn hảo mang tính lý tưởng như Nguyễn Trung Thành, Anh Đức...,Tơ Hồi rất thân mật, thậm chí suồng sã với nhân vật, tạo ra trạng thái thăng bằng trong cảm xúc. Nhà văn dùng đại từ để phân biệt thứ bậc một cách gần gũi tự nhiên - bác Xiên Tóc, chị Niềng Niễng, cơ Nhà Trị, chú Dế Mèn, thím Vịt, cậu Miu.... ơng cịn đặt cho nhân vật những cái tên rất dân dã - cái Gái, thằng Cẳng, thằng Chân (Nhà nghèo), thằng Bò, thằng Ếch

(Quê người), Ếp, Thóc, Gạo, Vằn, Vện (Con ngựa), bà Giàng Súa, cơ Mỵ, Thào Khay,

Số Toả, chủ tịch Pàng (Miền Tây), Giàng A Thào, Vàng Trở Ký (Lên Sùng Đô)...

b. Nhân vật gắn với công việc, nghề nghiệp bình dị

Trong nền văn học hiện đại Việt Nam, hình ảnh người nơng dân bước vào trang văn khá sớm và khơng ít nhân vật đã trở thành hình tượng bất tử (chị Dậu, Chí Phèo...). Xây dựng hình tượng bất tử ấy, các nhà văn đã lựa chọn những tính cách điển hình trong những hồn cảnh điển hình. Ngơ Tất Tố chọn thời điểm căng thẳng nhất của một làng quê Việt Nam trước cách mạng vào mùa sưu thuế. Một mình chị Dậu tất tả ngược xuôi lo toan suốt sưu cho chồng, cho người em chồng đã mất. Trong hoàn cảnh tuyệt vọng nhất, chị đã chiến thắng mọi cám dỗ của đồng tiền để giữ trọn hai chữ thuỷ chung với người chồng nghèo chốn quê hương. Nam Cao chọn thời điểm bi đát nhất trong cuộc đời Chí Phèo - khi ra tù trở thành nỗi lo sợ cho cả làng Vũ Đại, để người nông dân cùng đường ấy quằn quại giữa cuộc đời, và khao khát trở thành con người lương thiện.... Viết về người nông dân, Tơ Hồi thường đặt nhân vật trong cuộc sống sinh hoạt thường nhật. Ơng ít để nhân vật của mình thốt ly cơng việc, thốt ly lao động, thốt ly mơi trường sinh hoạt. Công việc gắn với họ như nguồn sinh khí ni dưỡng bản thân. Trong mọi hoàn cảnh, nhân vật của Tơ Hồi đều gắn với công việc, từ công việc "bếp núc" đến những công việc lao động nghề nghiệp nặng nhọc.

Đó là cơng việc tạo dựng nơi ăn chốn ở cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Người nông dân lao động Việt Nam trong hoàn cảnh nào cũng rất chú trọng đến nơi ăn chốn ở bởi họ ln nghĩ rằng có "an cư" thì mới "lạc nghiệp". Chú Dế Mèn (Dế mèn phiêu

liêu ký) ngay từ những ngày đầu ra ở riêng, đã hì hục đào đất để khoét một cái ổ lớn làm thành cái giường ngủ sang trọng. Chú còn "biết đào hang sâu sang hai ngả làm những con đường tắt, những cửa sau, những ngách thượng phịng khi gặp việc nguy hiểm, có thể thốt thân ra lối khác được" bởi chú sớm biết "lo toan" cho "cuộc sống",

biết "chăm lo" chu đáo cho nơi ăn chốn ở của mình, biết đề phịng những bất trắc có thể xảy ra...

Vợ chồng Ri Đá (Đơi ri đá) khơng quản gió mưa cần mẫn "làm nhà" trên cây hồng bì. "Chàng" đi tìm ở những bẹ cau và bẹ dừa lấy những sợi dây rất nhỏ đem về, đánh đai rất xinh, vòng trong những cuộng rạ, dựng thành một khung trịn hình lịng tổ. Bất trắc xảy ra, đôi vợ chồng Ri Đá rời tổ khi còn đang dang dở. Nhưng rồi chúng lại trở về. Người ta lại thấy "vợ chồng chim Ri lại kỳ cục xây tổ lên cái ổ dở dang kia, một cái ổ khác, mới nguyên, lại những cuộng rạ mục, những dây dợ ở những bẹ dừa, bẹ cau. Lại những chiếc lá ruồi khô, đã quăn queo, và lại vẫn anh chồng còm cọm tha rác suốt ngày (...). Có khi, chồng bắt được đâu cả một mảng mạng nhện nhăng nhít, cũng lơi thơi tha về". Hình ảnh đôi vợ chồng Ri Đá cần mẫn xây tổ chính là hình ảnh người thợ thủ cơng, người nơng dân nghèo làng Nghĩa Đô - quê hương tác giả, chăm lo, gây dựng cho cuộc sống gia đình trước những tai hoạ có thể giáng xuống bất kỳ lúc nào.

Đọc tiểu thuyết Đảo hoang, chúng ta không thể khơng cảm phục ý chí của An

Tiêm trong nỗi gian truân nơi hoang đảo. Từ những ngày đầu bố con khuân đá lên, lát nền và lấp hai bên vách kín thành một vng nhà tường đá. Rồi bố con xách dao vào rừng, bố đẵn cọ xả ra từng mảnh, con vơ những tàu lá cọ buộc thành một bó. "An Tiêm đặt lá xuống trước, rồi phủ lên từng thanh cọ một. Ở cả ba phía vách đá ngồi lại kê ván dựng, trơng vào đống lửa ở giữa, thành hình tươm tất một mặt ván như mặt nhà sàn, có vách tựa Khi gia đình An Tiêm khánh thành nếp nhà năm gian có giai che và cả đến những cái giát phên nằm cũng bằng hóp là cả một q trình vật lộn với đất, với trời nơi đảo hoang tìm sự sống. Vượt qua chính mình, An Tiêm cùng gia đình đã tạo dựng cuộc sống mới qua bao nỗi gian truân nhọc nhằn không thể lường trước. Người dân lao động trong sáng tác của Tơ Hồi dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào cũng gắn với công việc và tàn thấy niềm vui trong cơng việc. Thử hỏi nếu khơng có "những công việc giống nhau, theo nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng làm đi làm lại Tết xong thì lên núi khía nhựa quả thuốc phiện, giữa năm thì giặt đay, xe đay, đến mùa đi nương và lúc đi hái củi, lúc bung ngô, lúc nào cũng gài một bó lanh trong cánh tay để tước sợi. Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thể, thì những ngày làm dâu gạt nợ trong nhà thống lý Pá Tra của Mỵ (Vợ chồng A Phủ) sẽ cịn vơ vị đến thế nào? Khi chấp nhận số phận đã an bài, Mỵ không nghĩ sợi nữa mà lúc nào cũng nhớ đến công việc. Lúc này, công việc là "người bạn" duy nhất mà Mỵ có được trong địa ngục nhà thống lý Pá Tra. Công việc không khiến Mỵ cảm thấy nỗi nhọc nhằn vất vả, bởi Mỵ vốn là một cô gái chăm chỉ, yêu lao động. Cô đã chẳng tự nguyện xin với bố: "Con đã biết cuốc nương làm ngô, con đi làm nương trả nợ cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu" đó sao? Nỗi khổ đau của Mỵ chính là cuộc sống tinh thần, cuộc sống vợ chồng với A Sử: "khơng có lịng với nhau mà vẫn phải ở với nhau". Cuộc sống ấy khiến cô Mỵ hay đàn môi thuở nào trở thành cô gái "lúc nào cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi"...

suốt ngày vùi đầu vào công việc: đốt rừng, cày nương, cuốc nương, săn bị tót, chăn bị, chăn ngựa... Trong xã hội cũ, những con người khổ đau ấy đã vắt kiệt sức làm việc cho quan lang, quan châu, cho những luật lệ hà khắc đến phi lý.

Khi cuộc sống thay đổi, người dân đứng lên làm chủ cuộc đời mình, bản chất vốn có của họ được phát huy trên mảnh đất quê hương. Vợ chồng A Phủ trồng bắp, trồng nương gai, nương lanh. Mỵ ngồi dệt vải, tay vỗ con cuốn quấn vào lưng nhanh thoăn thoắt. A Phủ vác rìu chặt cây gỗ, đem về, cái thì đẽo làm ván, cái làm cột, cái làm mái. Vợ chồng A Phủ đang bàn tính phải làm nhà gỗ tránh gió lốc Thào Khay, Thào Mỵ, Và Soá Toả, Chủ tịch Pàng (Miền Tây) cùng bà con dân bản mở đường, làm trạm xá, bách hố, lị rèn... Giàng A Thào, Vàng Trở Ký (Lên Sùng Đô) tiên phong trồng sắn, làm nương cày, vệ sinh phòng bệnh tạo dựng cuộc sống mới...

Nhân vật của Tơ Hồi luôn gắn với lao động, gắn với cơng việc.

Phẩm chất, cá tính, thói tật của họ đều được hiện diện qua công việc và từ công việc. Chính nó là một trong những đặc điểm làm nên thế giới nhân vật đậm đà bản sắc dân tộc của Tơ Hồi. Để hiểu con người Việt Nam có lẽ khơng thể khơng đọc những trang viết của nhà văn.

c. Nhân vật bộc lộ giá trị nhân văn đời thường - sống nhân hậu, nghĩa tình, gắn bó tha thiết với quê hương

Xây dựng thế giới nhân vật, các nhà văn đều hướng tới những giá trị nhân văn đích thực. Tơ Hồi cũng khơng nằm ngoài quy luật ấy. Giá trị nhân văn trong thế giới nhân vật của Tơ Hồi mang nét đẹp văn hố truyền thống. Nhà văn ít đặt nhiều tầng bậc ý nghĩa qua mỗi hình tượng nhân vật của mình. Thế giới nhân vật của ơng tuy nhỏ bé, bình dị, nhưng ln mang trong mình phẩm chất truyền thống của con người lao động Việt Nam. Họ không chỉ chịu thương chịu khó trong cơng việc, giản dị trong sinh hoạt mà còn rất nhân hậu, đầy ắp nghĩa tình. Lúc gian nan, khi vận hạn, "lá lành đùm lá rách", "một miếng khi đói bằng một gói khi no", đã trở thành nét đẹp văn hoá truyền thống bền vững.

Cuộc sống quẫn bách khiến Bướm (Quê ngườ) khơng thể có nổi một xu mua lá cao dán mắt cho con. Chị loay hoay tính tốn, đau đớn nhìn hai mắt con sưng vù, cực chẳng đã, chị đành ơm con đến nhờ người bạn từ thuở cịn son. Dù gia cảnh nhà Ngây cũng chẳng khá giả hơn là bao nhiêu, món nợ nhà bà Lý Chi vẫn cịn đó, nguy cơ mất đất ngay trước mắt, vậy mà không ngần ngại, Ngây lần tay vào trong túi: "- Em chỉ cịn có bốn xu. Bốn xu cũng mua được hai lá thuốc đấy Chị cầm tạm vậy.

Bướm ngửa tay ra đón lấy bốn xu đồng của bạn - bốn đồng xu để lâu trong túi áo,_hấp hơi, nóng hầm hập".

Cầm bốn xu của người bạn nghèo, Bướm bồi hồi xúc động, trân trọng một tấm lịng. Có lẽ chỉ những người bạn nghèo mới thực sự thấm thía giá trị của nó.

chồng Thoại đi mất rồi. Hời sốt sắng chạy ra tận nhà Thoại ngồi đồng, chỉ thấy cịn cái xác lều khơng, trong lịng anh xót xa thương bạn: "khốn khổ, hẳn anh ấy ngượng lúc đi cũng không dám vào đây Mà Tết nhất này, kéo nhau đi đâu mới được chứ!". Cịn Ngây, chị "cắn vành mơi lại, nước mắt vịng quanh" khơng nói nổi một lời. Bà Vạng cũng "im lặng, thở dài"...

Sống nghĩa tình là bản chất vốn có của người nơng dân lao động Việt Nam. Càng trong khốn khó, hiểm nguy, người ta càng bộc lộ rõ phẩm chất của mình. Đến với tiểu thuyết Đảo hoang, người đọc không khỏi xúc động khi được chứng kiến cảnh ông già Bãi Lở vượt muôn trùng khơi đưa biếu An Tiêm một đôi giày cỏ, một chiếc nón lá cọ, một chiếc sừng trâu kéo lửa và một con dao rựa. Tình cảm chân thành mộc mạc của người dân Bãi Lở dành cho chủ tướng chỉ đơn sơ là vậy, mà sao nặng nghĩa nặng tình. Cảm nhận tấm lịng son sắt ấy, An Tiêm xúc động, tạm biệt ông lão trong tâm trạng "buồn như chim lìa đàn, như tổ ong vỡ, ong mất chúa". Trong giây phút chia tay nghiệt ngã, An Tiêm chẳng nghĩ đến những hiểm nguy đối với cả gia đình đang ở phía trước. An Tiêm chỉ lo lắng cho người dân Bãi Lở và căn dặn ông lão: "Phải trơng con nước mà chặn lại thì mới có đất sống được, bảo nhau thế". Lời dặn giản dị, mộc mạc mà gói trọn cả tấm lịng, bởi khi nào con người và vùng đất nghĩa tình ấy cũng nằm trong trái tim An Tiêm.

Trở lại với truyện ngắn Vợ chồng A Phủ, tưởng rằng hoàn cảnh đáng thương của Mỵ trong nhà thống lý Pá Tra khiến cô không thể nghĩ đến ai được nữa. Vậy mà trong hai thời điểm quan trọng của quãng đời đau buồn ấy, khơng những Mỵ đã vượt được lên chính mình mà cịn làm được những điều kỳ diệu.

Thời điểm thứ nhất, Mỵ trốn chạy về nhà, "hai tròng mắt cịn đỏ hoe. Trơng thấy bố, Mỵ quỳ lạy, úp mặt xuống đất nức nở". Mỵ đã quyết rồi - Mỵ về từ biệt bố để chấm dứt những chuỗi ngày tủi cực. Nhưng rồi Mỵ khơng đành lịng khi thấy bố cũng khóc và chia sẻ nỗi lòng với con gái: "Mày chết nhưng nợ vẫn còn, quan lại bắt tao trả nợ. Mày chết rồi thì khơng lấy ai làm nương ngơ trả được nợ, tao thì ốm yếu q rồi. Khơng được con ơi!". Thế là Mỵ khơng đành lịng chết. Mỵ khơng một lời oán trách người cha già, ngược lại trong lòng Mỵ bây giờ chỉ một lòng thương bố. Mỵ thấm thía

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phong cách nghệ thuật Tô Hoài (Trang 39 - 45)