Đặt nhân vật trong môi trường sinh hoạt, lao động đời thường

Một phần của tài liệu phong cách nghệ thuật Tô Hoài (Trang 51 - 58)

II. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT

1.Đặt nhân vật trong môi trường sinh hoạt, lao động đời thường

a. Môi trường sinh hoạt và quan hệ đời thường

Khác với Nguyên Ngọc, Nguyễn Thi, Anh Đức, Phan Tứ..., thế giới nhân vật tích cực của Tơ Hồi hầu như ít được đặt trong mơi trường phi thường để khẳng định mọi giá trị của bản thân mang tính lý tưởng. Chính vì thế, người đọc ít thấy nhân vật của Tơ Hồi thể hiện phẩm chất, sức mạnh, vẻ đẹp hoàn hảo như Núp, Tnú, chị Thắm, chị út Tịch, Việt, chị Tư Hậu, chị Sứ, Mẫn, Thiêm... Người ta thường thấy, nhà văn đặt nhân vật vào những mơi trường sinh hoạt và lao động có những mối quan hệ đa dạng,

phong phú. Dưới cảm quan của Tơ Hồi, con người không phải là thánh nhân, mà là con người trần thế, con người trần tục. Do vậy, môi trường sinh hoạt đời thường là nơi "lý tưởng" nhất để nhân vật vừa bộc lộ những phẩm chất quý báu, vừa tự nhiên thể hiện những cá tính, thói tật mà thẳm sâu trong mỗi con người khơng ai là khơng có. Đặt trong mơi trường như thế để nhân vật không hiện diện xuôi chiều, chứng tỏ bản lĩnh cứng cỏi, trách nhiệm của nhà văn trước con người và cuộc sống.

Như đã trình bày, Tơ Hồi khơng đi theo chiều hướng lý tưởng hố nhân vật, cũng khơng dùng ngịi bút của mình để khuếch đại vùng tối trong tâm hồn, tính cách của nhân vật. Nhà văn vừa trân trọng phẩm chất cao quý thiêng liêng của con người lao động Việt Nam trong cuộc sống cịn khơng ít khó khăn gian khổ, vừa khơng ngần ngại với những thói tật trong mỗi con người để làm nên cuộc sống đầy hương sắc. Xây dựng thế giới nhân vật theo quan niệm riêng như thế, Tơ Hồi đã nhẫn nại tìm tịi, phát hiện muôn cảnh đời thường để nhân vật tự bộc lộ. Mơi trường ấy có những cảnh "sinh hoạt và quan hệ họ mạc, xóm giềng, gia đình trong sự sống hằng ngày" (Phong Lê).

Người đọc không khỏi xót xa trước cảnh Nhà nghèo của vợ chồng anh Duyện. Họ lại thường cãi nhau vì những cớ rất nhỏ. Những lúc như thế, mọi phẩm chất và thói tật của anh bộc lộ rất tự nhiên. Trong lúc nóng nảy, lại nghe chị vợ bù lu bù loa kể lể nỉ non, điếc móc đủ điều, khiến anh khơng thể giữ được bình tĩnh. Trước mặt lũ trẻ, anh gọi vợ là "con què" và những đứa con của mình là "những của nợ", rồi tự xưng mình là "ơng":

"- Ông chửi cha con què đấy".

"- Ông giết chết cả lũ! Ông giết chết cả lũ chúng mày rồi ông đâm cổ ông sau.

Những của nợ kia, Ông nhất quyết sửa chúng mày trước rồi đến con mẹ chúng mày".

Chửi vợ quát con thậm chí cịn đánh đập, doạ nạt chúng, nhưng thẳm sâu trong lòng, anh lại là người cha rất mực yêu con. Chứng kiến cảnh đứa con gái đầu lịng bị rắn độc cắn chết, anh bàng hồng, đau đớn, xót xa. Lúc này anh chỉ cịn biết ghé vai, xốc con lên, hai hàng nước mắt rỏ ròng rịng. Đây là nét tính cách của người nơng dân mà không phải người đọc chỉ được gặp một lần trên trang sách Tơ Hồi. Chúng ta chẳng đã gặp anh Thoại (Quê người); anh cả Nhiệm (Một người đi xa về); anh Hối (Buổi chiều ở trong nhà)... đó sao! Họ đều là những người nông dân chăm chỉ, chất

phác, thương vợ, q con, nhưng tính tình lại rất nóng nảy và khó tự kìm chế bản thân. Anh Thoại cũng chỉ vì bức bách trong cảnh nghèo túng, năm hết Tết đến, nợ khơng địi được, vợ lại đay nghiến, cực chẳng đã anh mới đối xử vũ phu với vợ. Anh cả Nhiệm đã bị chính người vợ yêu động đến lòng tự ái và nỗi đau nghèo hèn của mình nên anh khơng sao chịu nổi. Anh Hối bị người vợ làm náo động thiên cung. Chị ta ngồi xoạc hai chân ra kể lể bao nhiêu những điều gì khơng phải từ năm ngối năm kia. Thế là, anh Hối cũng tức quá không thể kìm nén được cơn giận dữ... Rõ ràng, trong mọi hành động đáng chê trách của người chồng, không thể không kể đến "lỗi" của người vợ. Từ chị Duyên, chị Bướm đến cô Pha, chị Hối... họ đều có chung một thói tật lắm điều. Bất

kể sáng, trưa, chiều, tối họ đều có thể kể lể con cà, con kê, diếc móc đủ điều. Từ chuyện cỏn con - anh Hối bán chai đựng dầu mua kẹo bột, thế là chị "lồng" lên tru tréo - "Ối trời đất ơi! Hại tôi rồi! Làm hại tơi rồi. Có cái chai để đựng dầu mà cũng bán tào bán huyệt của tơi"; đến chuyện địi nợ không được, anh Thoại dường như đã hối hận thế mà chị vợ cứ nhai nhải, ray rứt mãi:

" Thôi chết tôi rồi...Anh làm hại mẹ con tôi. Anh làm hại mẹ con tôi. - Ối giời đất ơi! Người ta làm hại mẹ con tôi"...

Trước cách mạng, nhà văn đặt nhân vật trong môi trường sinh hoạt và quan hệ đời thường để nhân vật bộc lộ mọi phẩm chất, thói tật, có lẽ rõ nhất là ở tiểu thuyết Quê

người, bởi đây là thể loại "có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn",

"có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời... tái hiện nhiều tính cách đa dạng" [46, 222]. Ở cuốn tiểu thuyết này, người đọc gặp biết bao cảnh sinh hoạt làng quê, bao mối quan hệ thế sự - từ cảnh túm năm tụm ba những giờ ra cửi, cảnh hội hè đình đám,... đến chuyện bêu xấu nhiếc móc nhau, đánh nhau, ăn cắp, ngoại tình...; từ mối quan hệ cha con, vợ chồng, anh em, đến mối quan hệ thông gia, bạn bè, hàng xóm... khiến thế giới nhân vật trong cuốn tiểu thuyết này hiện diện thật muôn màu muôn vẻ. Cô Ngây chăm chỉ, thuỷ chung, có hiếu với cha mẹ nhưng cũng không từ những thủ đoạn nham hiểm. Anh Thoại chịu thương chịu khó lại cũng rất nóng tính và liều lĩnh. Cô Bướm bất chấp cảnh nghèo giữ trọn tình với người yêu nhưng cũng thật ngoa ngoắt và lắm điều. Bà Ba thương anh, thương cháu nhưng cái "tài" chửi rao của bà thì có một khơng hai..., và ơng Nhiêu Thục, được đặt trong những hồn cảnh éo le nhọc nhằn: ơng một mình gà trống nuôi con nên lúc nào cũng thu vén, chăm chỉ. Bất hạnh thay, người con trai cả của ông - "thằng trưởng Khiếu là đứa mất dạy". Nó giở say, say trong lúc tỉnh để nói hỗn với bố. Lúc bực mình, "ơng Nhiêu vác cái địn ống đuổi đánh nó. Khiếu lại tức mình, giằng lấy địn ống phết ông Nhiêu một trận nên thân". Rồi lẻn ăn cắp của ông ba cái mâm đồng, một cái nồi đồng, một cái chậu thau ra làm nhà ở riêng không ở với bố nữa. Từ đấy bố con gặp nhau cũng chẳng ai hỏi ai. Bao nhiêu tình thương và niềm hy vọng ông dành cho con trai út - thằng Toàn. Vậy mà thằng Toàn lấy vợ ốm đau quặt quẹo, làm cơ đồng rồi hố rồ hố dại. Đứa con gái hay lam hay làm lại bị bêu xấu trên tờ cáo bạch, khiến ông đau đớn uất giận. Số phận quá đỗi nhọc nhằn, bất lực trước hồn cảnh, ống chỉ cịn biết ơm mặt khóc rưng rức. Ơng khóc như mưa, như gió. "Bởi vì đời ơng cịn có những chi? Bởi vì đời ơng ngán quá! Ngán quá!". Đặt trong nhiều tình cảnh như thế, nhân vật của Tơ Hồi hiện diện vừa đa chiều, vừa sinh động.

Người đọc làm sao không bùi ngùi trước cảnh "ế chồng" của cô Đối (Ra Kẻ Chợ). Cô "ngồi trong bùn từ năm mười lăm", mà "vẫn chưa thấy bờ ao đụng nước". Cô đành đi xem bói, rồi "quay về với thánh" để "thánh sẽ phù hộ cho"... Cuối cùng cô Đối cũng đi lấy chồng - cô lấy một ơng gố vợ, "thôi vớ được ai cũng hãy còn và may. Thế là yên bề gia thất rồi". Thế mà vì thói sĩ diện thường tình, mà mấy năm sau, bà Đối xuýt xoa than thở với bạn, ra chiều mình kém khơn ngoan đã để tuột khỏi cơ hội đổi đời:

"Ngày năm nao, cũng có một người Kẻ Chợ về st lấy tơi đấy. Hồi ấy, mình lại sợ lấy chồng xa. Bây giờ mới khốn khổ thế này chứ. Người ta biết nhìn xa thì khá lắm rồi. Dại thực"! !.

Chuyện tình của cơ Mây (Vàng phai), cơ Miến (Giăng thề), họ nhanh chóng qn đi mối tình q chân thành và quá đỗi mộc mạc, để mơ tưởng cảnh phồn hoa nơi Kẻ Chợ. Cô Mây làm sao không thao thức bởi "những lời ân ái du dương và cái hôn ấm áp... của bác quyền Vực giỏi trai và lịch sự mốt mới". Cơ Miến chống ngợp trước cảnh ăn trắng mặc trơn nơi Kẻ Chợ, để rồi nghĩ đến mối tình với anh giáo Câu nghèo như một cơn gió thoảng. Gặp lại người xưa Miến thống nhìn qua. Rồi Miến lại bình thản, khơng chào và đi tự nhiên. Chuyện tình biết bao cung bậc vui - buồn. Khi yêu người ta cùng thề non lấp bể, nhiều lúc lại nghĩ đến cả việc đi tu, quyên sinh cho trọn tình, trọn kiếp. Thế rồi họ cũng nhanh chóng để phận ai lo người ấy. Người đọc ngỡ ngàng trước thái độ dứt khoát, thẳng thắn của cô Lụa (Lụa) - "Lạy ông, cháu sang để thưa với ông rằng cái số cháu không được về hầu hạ cửa ơng cửa bà thì xin ơng bà đừng cho miếng giàu miếng cau làm gì". "Cháu xin đưa gửi lại ông bà số tiền giàu rượu chạm ngõ hôm qua". Bởi Lụa đã yêu Nguyên, Lụa đã thực lịng hết với Ngun. Vậy mà chỉ vì đi so tuổi đôi bên không hợp, để "tháng chạp năm ấy, cô Lụa lấy chồng người bên làng Phú Gia. Sang tháng hai, Nguyên cũng lấy vợ, người xóm dưới cùng làng. Khơng ai nghĩ tính chuyện đi đâu. Vào Sài Gòn, đường xa lăng lắc. Đi tu phải cạo đầu trọc mà cũng khổ lắm. Những lời quả quyết kia cả hai cùng đã quên" rồi.

Sau Cách mạng tháng Tám, đặc biệt là sau năm 1975, dù viết về đề tài miền núi hay tiếp tục viết về đề tài Hà Nội, dù viết truyện ngắn hay hồi ký, nhìn từ góc độ phong cách, Tơ Hồi vẫn nhất quán trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của mình. Mơi trường sinh hoạt và quan hệ đời thường vẫn là nơi để nhà văn tìm thấy cái phi thường trong mỗi con người từ cái bình thường của cuộc sống.

Đồng chí Hùng Vương (Đồng chí HùngVương) tính tình trầm lặng, lại rất tự tin và tuyệt đối phục tùng tổ chức. Khi được giao nhiệm vụ về châu ngay, Hùng Vương còn dặn con đổ nết thóc ra sân phơi. Rồi lấy cái xắc cất quàng vào vai bên trái. Con dao găm cắm trong bao da đeo sườn bên phải bước xuống thang đi lên châu. Trong mọi hồn cảnh, Hùng Vương đều bình tĩnh lạ lùng. Được đồn thể đổi lên cơng tác ở Ngân Sơn - nơi rừng thun, núi đá, đồi trọc san sát đang bị Pháp tàn phá dữ dội, Hùng Vương vẫn điềm tĩnh: dạy các con học hát, bừa ruộng buổi sáng rồi mới đi...

Cơ Ính (Mường Giơn) vừa hồn nhiên tinh nghịch, vừa cứng cỏi lại giàu lịng nhân ái. Khắc hoạ tính cách nhân vật này, Tơ Hồi đặt nhân vật vào môi trường sinh hoạt vừa giàu chất hiện thực, vừa đượm chất thơ của đời sống. Những ngày yên vui, Mường Gian sống trong cảnh thanh bình, Sạ đi săn nai, săn con sơn dương, Mát, Ính bắt hiu hiu, nịng nọc, xa xa đám trẻ nhặt rau, tiếng đùa giỡn vọng lại. Ở đó, mỗi người cảm nhận một niềm vui riêng. Sạ, Mát vui sướng vì lúc đi rừng, đi ruộng mới được nhìn nhau thoả thích. Ính vui vì được nghe anh kể chuyện, được trêu đùa anh chị: "Đương

lúi húi với thêm mẻ hiu nữa, ngẩng lên thấp thống bóng áo trắng của chị Mát vào rừng, Ính tinh nghịch chạy theo. Mát và Sạ không biết, rẽ vào bên một tảng đá lớn ven lối. Nhanh như sóc leo, anh trèo tót lên một cây hoa lai. Rồi Ính nghển đầu nhịm xuống... cười khanh khách". Đi rừng với chị, Ính thường "bắt trộm" hai người đứng vụng với nhau như thế. Cô gái hồn nhiên tinh nghịch ấy lại rất cứng cỏi đầy bản lĩnh. Thể hiện nét tính cách này, nhà văn đặt nhân vật vào những mơi trường sinh hoạt gia đình và làng bản. Chứng kiến cảnh chị Mát bị giặc bắt, cảnh bố tuổi già sức yếu vẫn bị bắt đi phu, cảnh chị Yên bị giặc làm nhục,... trong lịng Ính trào lên nỗi căm hờn. Cơ khát khao "có cán bộ về bảo làm việc giỏi", rồi cô tự động làm binh vận, kéo Bản trở về con đường làm ăn lương thiện. Cô bất chấp hủ tục, bất chấp lời mỉa mai của hai mụ vợ lính, vác cày ra đồng cày ruộng, bởi trong lịng cơ rất thương bố, thương em. Nhìn em người gầy guộc sớm phải lo cơng việc, Ính nghĩ: "khơng trâu thì bị cũng làm được, chẳng sợ ai cười. Khi tản cư ra Mường Lùng các chị em ngoài tự do làm ruộng như đàn ơng, chẳng thiếu việc gì". Thế là đêm ấy, chị em Ính ra đồng bừa suốt đêm, vừa sáng thì đem giả trâu. Hơn thế, Ính cịn là một cơ gái chủ động với tình u, hạnh phúc của mình. Nghe bố nói: "bản mường n rồi tao cho mày làm vợ thằng Sạ. Tao khơng bắt nó ở rể, tao khơng lấy tiền lấy thóc của nó đâu. Ính lặng lẽ khơng nói. Thẳm sâu lịng mình, hình ảnh Sạ đã in đậm trong trái tim cơ. Gặp Sạ, Ính mới thổ lộ: "Bây giờ con trai Thái khơng phải ở rể khổ, thì đừng bắt chước người Mèo đi cướp vợ. Anh lấy được em mà chẳng phải đi cướp chẳng phải làm con thần quái đại bàng đâu".

Đặt nhân vật trong môi trường sinh hoạt và quan hệ đời thường không thể không kể đến thể loại hồi ký của Tơ Hồi. Đây là thể loại in đậm phong cách nghệ thuật nhà văn. Ở đó từng nhân vật - từ nhân vật Tơi đến Nguyễn Tuân, Nguyên Hồng, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Nguyễn Sáng... được đặt trong môi trường sinh hoạt và các quan hệ gia đình, bạn bè đồng nghiệp để mọi phẩm chất, tính cách nhân vật bộc lộ tự nhiên.

b. Môi trường lao động trực tiếp

Viết trên cảm hứng sử thi, các nhà văn thường đặt nhân vật trong những tình huống thử thách. Ở đó có những biến cố và hoàn cảnh đặc biệt để khẳng định phẩm chất định sẵn và bất biến của nhân vật như chị Tư Hậu (Một chuyện chép Ở bệnh viện - Bùi Đức Ái), chị Thắm (Đất Quảng - Nguyễn Trung Thành), chị Sứ (Hòn đất - Anh

Đức), Tám Nhớ, út Hảo, Chín Kiên (Rừng U Minh)... Viết trên cảm hứng nhân văn đời thường, Tơ Hồi thường đặt nhân vật trong những môi trường sinh hoạt và lao động, gắn liền với tổng nghề nghiệp ở từng vùng, từng miền khác nhau.

Miền quê nuôi dưỡng tâm hồn và gắn bó suốt cuộc đời sáng tạo nghệ thuật của Tơ Hồi là miền q làm nghề dệt lĩnh. Thế giới nhân vật trong từng trang sách của ông cũng bắt đầu từ làng nghề truyền thống ấy. Người đọc làm sao quên được hình ảnh những anh thợ cửi, những chị thợ tơ suốt một đời gắn bó với từng bước thăng trầm của làng nghề trong Nhà nghèo, Quê người, Mười năm, Người ven thành, Quê nhà... Chính mơi trường lao động đặc thù ấy tạo nên phẩm chất và tính cách của họ.

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Quê người hoàn toàn làm nghề thủ công. Trong thế giới nhân vật ấy, từ già đến trẻ, từ gái đến trai, mọi người đều chăm chỉ làm ăn và có ý thức thu vén gây dựng cơ ngơi. Ông Nhượng thuở trẻ hàn vi, vậy nên lúc nào ơng cũng "hàn gắn" gia đình, "ơng hàn gắn đến nỗi, mỗi khi ông ra ngõ, thấy có sợi tơ vương ở bụi cúc tần, ơng cũng vội chạy ngay về nhà, lấy cái lồng ra quay sợi tơ vào ống". Chắt chiu nhặt nhạnh thu vén là thế, nhưng ông không phải là người "chỉ bo bo tích của làm giàu". Ơng ln có trách nhiệm với người thân và khi cần lại là người rất hào phóng. Anh ruột mất, ơng quan tâm đến chị, đến cháu. Khi Hời (cháu ruột ông) xây dựng gia đình. Ơng lo lắng mối lái, bàn bạc cơng việc và mừng cho cháu mười

Một phần của tài liệu phong cách nghệ thuật Tô Hoài (Trang 51 - 58)