Cảm quan sinh hoạt phong tục về loài vật

Một phần của tài liệu phong cách nghệ thuật Tô Hoài (Trang 30 - 34)

a. Thê giới lồi vật có "đời sống nội tâm ", có "tính cách" và "số phận"

Thế giới lồi vật phong phú, đa dạng đã từng hấp dẫn bao nhà văn trên thế giới và ở Việt Nam: Laphôngten, Anđécxen, L.Tônxtôi..., Kim Lân, Võ Quảng, Phạm Hổ, Tơ Hồi... Viết về thế giới lồi vật, mỗi nhà văn có một thế mạnh riêng, một sở trường riêng trên một cảm quan hiện thực riêng. Nếu Laphôngten đến với thế giới loài vật bằng những bài thơ ngụ ngơn; Kim Lân tìm thấy "tài năng" của những con vật đáng yêu ở nhiều vùng nông thôn thuần phác Việt Nam: chó săn, chim bồ câu, gà chọi..., thì Tơ Hồi lại đến với thế giới loài vật trong sự cảm nhận đặc biệt - cảm nhận như đời

sống con người.

Cảm quan đầu tiên về thế giới loài vật của Tơ Hồi là sự phong phú, đa dạng thế giới những con vật nhỏ bé; "xoàng xĩnh" (chữ dùng của Nguyễn Đăng Mạnh) rất gần gũi với cuộc sống sinh hoạt bình thường của con người. Đó là Dế Mèn, Dế Trũi, Xiên Tóc, Kiến Chúa, Bọ Ngựa, Gà Ri, Gà Chọi, Chuột Bạch, Cá Chép, Cá Trê, Bồ Nơng,

Mèo, Chó, Ngan, Lợn... Với một khả năng quan sát đặc biệt rất thơng minh, hóm hỉnh, tinh tế, lại có những ngày thơ ấu gần gũi với thế giới loài vật ngộ nghĩnh đáng yêu ở bãi cơm thi đầu làng, cùng một tình cảm đặc biệt dành cho những "người bạn thân tình", ơng đã cảm nhận thế giới loài vật nhỏ bé đáng yêu trong sự tồn tại tự nhiên của nó. Trong cảm quan của Tơ Hồi, thế giới loài vật tuy nhỏ bé, "xoàng xĩnh" nhưng lại có "đời sống phong tục" phong phú, có "đời sống tình cảm" đa dạng. Đó chính là cái

nhìn ẩn dụ về người nơng dân lao động Việt Nam.

Trong thế giới loài vật của Tơ Hồi, mỗi con vật có một "cá tính" riêng: Dế Mèn thích phiêu lưu,"sống" có " lý tưởng", có " hồi bão"; Dế Trũi "dũng cảm" trong công việc, "thuỷ chung" trong "tình bạn"; chị Nhà Trị yếu đuối hay bị "bắt nạt"; bác Xiên Tóc "chán đời" thích rong chơi; lão Cóc "khốc lác, hnh hoang"; lão ếch Cốm đại vương "dở hơi"; Ri Đá "cần cù, chịu khó"; Mèo già "thâm độc"; Chuột Nhắt "huênh hoang"; Bọ Ngựa "khệnh khạng"; vợ chồng Trê "gian ác xảo quyệt"...

Không những thế, thế giới lồi vật của Tơ Hồi cịn có "đời sống tinh thần" phong phú, đa dạng. Mỗi loài, thậm chí mỗi con vật bé nhỏ đều có tốt - xấu, dở - hay, vui - buồn trong trạng thái tự nhiên của nó. Con Mỵ (Con mèo lười) là giống mèo mũi đỏ không biết bắt chuột, chỉ biết ăn vụng, suốt ngày nó rong chơi, lười nhác. Đã lười còn hay đòi ăn ngon - phải ăn cơm với cá và nằm tro bếp ấm. Mụ Ngan (Mụ Ngan) thì "đần độn" quá, "đần độn đến phát ghét lên được", "thật là một thứ đàn bà đồ tồi", tranh ăn với cả lũ con, bất chấp tiếng kêu thảm thiết của con ngan nhỏ, mụ chẳng biết, chẳng đối hồi gì. Khơng những thế, mụ cịn "dí chặt chân lên lưng nó mà xốc ngô như thường", để đến nỗi ngan con bị gẫy xương lưng. Thậm tệ hơn nữa là, đến lúc ấy mụ lại rong chơi để mặc thây đứa con bị trọng thương đang kêu khắc khoải. "Mụ làm như không biết rằng có một đứa con mình vừa mới chết". Trong khi đó Gà Mái (Một cuộc

bể dâu) vừa là "một người đàn bà giỏi giang", vừa là "người đàn bà rất đa tình". Khi chưa vướng vào bổn phận "nuôi nấng dạy dỗ con trẻ", "người đàn bà ấy" "yêu hết mình". Nhưng khi đã được "làm mẹ", nó lại là một "bậc mẹ hiền gương mẫu". Mụ không dám rời lũ con thơ đến nửa bước. Chăm chỉ kiếm ăn ni con, có khi chỉ bới được một hạt đền nhỏ mụ cũng gọi chúng đến, cho chúng ăn. Mụ vừa "nhìn các con ăn, vừa nói chuyện vui vẻ". Chẳng may con mụ gặp hiểm nguy, mụ "cong chịm đi lên, sù vành lơng cổ", "nhảy lên như choi choi", bảo vệ cho kỳ được những đứa con u q của mình...

Mỗi lồi mỗi "tính nết", cũng có khi cùng một lồi mà tuỳ theo giới tính chúng biểu hiện những sắc thái khác nhau. Nếu Gà Mái là "người đàn bà mẫu mực", "yêu thương chăm sóc con cái hết mình" thì Gà Trống Ri (Tuổi trẻ) tuy nhỏ nhưng lại rất "đa tình". Chẳng nghĩ đến việc gì ngồi chuyện "tình ái". "Nó có tật mê gái", khi "u thì "u" rất ham cho dù "đường tình ái của nó rất khó khăn và gặp nhiều trở ngại lớn". Chú Chuột Nhắt (Đám cưới chuột) cũng "vui vì danh", "hám vì lợi", như bất kỳ "ai" trên đời. Chú "vui" khi nghe tin được dân làng sang đón "rước cử nhân tân khoa

Chuột Nhắt" - "Chuột Nhắt ta mừng hý hửng. Chú mừng và sướng chẳng khác lúc đứng nghe gọi loa xướng danh đến tên mình trúng tuyển". Khi bị "khước từ hứa hơn", chú cũng "buồn" và tìm cách "báo thù cho hả giận", bởi "chú cũng nhỏ nhen" như "ai".

Dưới con mắt Tơ Hồi, họ hàng nhà Chuột, mỗi lồi mỗi tính.

Nếu Chuột Nhắt hnh hoang, có thói sĩ diện và nhỏ nhen, Chuột Chù "đỏng đảnh, khinh người, làm bộ, làm tịch", thì Chuột Cống lại là "một lay lão luyện giang hồ. Ơng ta có nghĩa khí, có chí làm việc lớn. Ơng lại võ nghệ cao cường. Ông giao du với nhiều bạn bè lắm phường thiên hạ". Mỗi "kẻ" mỗi "tính" làm nên một thế giới loài Chuột với tất cả cái "tốt", cái "xấu', cái "hay", cái "dở' của nó.

Dưới cảm quan của Tơ Hồi, mỗi con vật khơng chỉ có "cá tính" riêng mà chúng cịn có "cuộc sống gia đình" với những "vui" - "buồn" như cuộc sống của con người.

Vợ chồng đôi Ri Đá (Đôi Ri Đá) có "vợ", có "chồng", rồi "sinh con đẻ cái". Trong mái ấm "gia đình", "người chồng" cũng là trụ cột gánh vác mọi cơng việc nặng nhọc, cịn "người vợ" "đảm đang trách nhiệm" và "bổn phận" duy trì nịi giống. Vợ chồng Ri Đá rất "yêu thương nhân". Động viên vợ trong những ngày sinh nở, anh chồng "đứng cạnh nàng, tỏ vẻ âu yếm. Chàng xích lại một chút. Chị vợ cũng dân dún đôi chân và rung rung đôi cánh. Hai cái mỏ chúi vào nhau. Đôi chim hoan hỉ nhìn nhau". Lúc "vui vẻ" "hạnh phúc", vợ chồng Ri Đá cùng "hát nho nhỏ" và chỉ có mỗi một điệu hót ke ke như thế mà chúng làm xơn xang cả "cái tiểu gia đình này". Tai nạn bất ngờ ập đến, vợ chồng Ri Đá chịu khó và nhẫn nại kia, cùng bốn con thơ dại tan tác bay đi, khơng bao giờ cịn trở về nữa...

Mỗi con vật trong thế giới loài vật của Tơ Hồi cịn có những "số phận" khác nhau: cũng "gian truân vất vả", cũng "khổ đau bất hạnh", cũng "tan tác chia ly", thậm chí cịn kết thúc "cuộc đời" bằng những cái chết thật thương tâm.

"Số phận" của tiểu thư Chuột Chù (Đám cưới chuột) có "bước đi yểu điệu", "áo (…) lúc nào cũng thơm lừng mùi nước hoa" thật bất hạnh. Khi cha mẹ "cơ"- ơng bà viên ngoại đốn biết rõ mười mươi căn bệnh của công tử Chuột Nhắt, rồi hôm sau, ông viết thư sang khước hôn cho con gái, khiến Thử ông và Thử bà giận lắm, cịn cơng tử Chuột Nhắt thì thở dài thườn thượt. Tiểu thư Chuột Chù cuối cùng cũng "héo hắt đi rồi chết già, chẳng ai buồn lấy, chẳng ai rước đi cho. Là vì cơ đỏng đảnh khinh người làm bộ quá.

Làm bộ mãi thì đời làm bộ trả. Ở đời kiêu kỳ bắc bậc, chỉ tổ làm cho ai nấy sinh ghét".

Vợ chồng lão Trê (Trê và cóc) "gian ngoan, xảo quyệt", hiếm hoi "có đẻ chẳng có ni, sinh năm bảy bận, cũng chẳng được bận nào", bèn "lập mưu nham hiểm để chia lìa mẹ con Cóc, nhằm cướp khơng đàn con của vợ chồng Cóc. Mọi mưu mơ, tính tốn đều khơng thành. "Số phận" khơng mỉm cười với chúng, chúng vừa khơng có con, vừa phải chung thân ở trong bùn lầy đáy ao, không bao giờ được ăn nổi trên mặt nước.

Trong khi đó, vợ chồng Cóc "hiền lành thật thà" trải qua bao "gian nan vất vả, oan ức" được đem lũ con về, cả làng đến thăm hỏi đầy nhà. "Người ta gom tiền lại mở tiệc đồn viên. Nghe nói cả ngả trâu và mời nhà trò, phường chèo về hát mừng". "ở hiền gặp lành, ác giả ác báo" "số phận" mỗi con vật cũng khơng đi chệch ngồi quỹ đạo chung đó.

Thế giới lồi vật trong cảm quan của Tơ Hồi sinh động, ngộ nghĩnh, có "thế giới nội tâm", có "số phận", có "phẩm chất", "cá tính" và "thói tật" như con người. Chính cảm quan ấy đem lại một sắc thái riêng trên từng trang sách viết về lồi vật của ơng.

b. Thế giới lồi vật có "suy nghĩ" và "hành động ", có "phong tục" và "tập quán "

Trong con mắt của Tơ Hồi, thế giới lồi vật khơng những có "đời sống nội tâm" phong phú mà còn rất "hoạt bát", "năng động". Chúng cũng có "suy tính" và "hành động", có "phong tục" và "tập quán" như con người. Vậy nên viết về loài vật, truyện

của Tơ Hồi khơng phải là truyện ngụ ngôn, mà là truyện đồng thoại

Chú Bọ Ngựa (Võ sĩ bọ ngựa) không biết nghe lời mẹ, bỏ "nhà" đi chơi bời lêu lổng. Chú cịn thích ra oai, thích ra vẻ quan dạng, vì thế "mỗi khi nhấc chân lên, chú lại giơ hai càng ra đằng trước. Làm điệu múa mênh, gạt đỡ cái gì cản trở vướng víu. Ra lối ta đây con nhà vũ nghệ. Cái mặt thì nghênh lên vênh vác, đưa sang bên nọ, đưa sang bên kia, để xem có ai ở xung quanh nhìn thấy mình đương đi bằng một dáng oai hùng nhất thiên hạ không", khiến chú càng trở nên kệch cỡm, đáng ghét.

Chú Dế Mèn đáng yêu được sống trong vòng tay âu yếm của mẹ có hai hơm, rồi tới hơm thứ ba, mẹ đi trước, ba đứa tôi tấp tểnh, khấp khởi nửa lo, nửa vui theo sau, vào một cái hang đất ở bờ ruộng để "sống độc lập", bởi đó là "tục lệ lâu đời trong họ Dễ. Tục lệ ấy khiến chúng phải sớm tự "bươn chải" với "cuộc đời". Cuộc phiêu lưu đưa chú đến vùng hoa cỏ may, trở thành chánh phó thủ lĩnh tổng Châu Chấu. Dế Mèn và Dế Trũi trưởng thành nhanh chóng ngày càng làm được những việc hữu ích. Hình ảnh chú Dế Mèn hách dịch ngông cuồng đã lùi vào dĩ vãng. Giờ đây chỉ còn một chú Dế Mèn "nhân hậu", "thuỷ chung" biết "lo lắng" và "giúp đỡ, "người" khác. Đặc biệt là đối với "gia đình", cái nền nếp trước sau được anh em nhà Mèn coi trọng. Sau bao nhiêu ngày tháng xa "gia đình", trở về "quê hương", mẹ và anh hai đã mất, Mèn đau xót đến "viếng mộ người bên đầm nước", thăm anh cả, thăm "bà con" âu cũng là một nét phong tục của họ nhà Dế.

Họ nhà Cóc lại có "phong tục" riêng không giống với bất kỳ một giống lồi nào. Theo lệ của họ Cóc, đến ngày "sinh nở", Cóc "vợ" phải từ biệt "chồng" ra cái ao ngồi đầu xóm. Chính cái "tục lệ" này mà "vợ chồng" Cóc lao đao theo kiện để địi đàn con với lão Trê. Và cũng chính cái "tục lệ" này mà bao nan giải trong vụ kiện mới được sáng tỏ, bởi nòng nọc đã đến hạn đứt đi. Nịng nọc đã thành chú cóc con chững chạc. Cái "tục lệ" của họ nhà Cóc lạ lùng khiến "vợ chồng" Trê gian ngoan, xảo quyệt định cướp không đàn con của họ đã thất bại. "Vợ chồng" Trê không biết rằng có ngày chúng nó lại hố ra Cóc con được.

Mỗi loài một "tập tục" riêng rất phong phú và đa dạng. Có lẽ những nhà văn quan sát tinh tế, tỷ mỷ, nắm được từng "đặc điểm", "phong tục" của lồi vật như Tơ Hồi khơng nhiều và cảm nhận một cách cặn kẽ như thế lại càng hiếm, vẫn biết rằng tất thảy loài vật ấy đều hiện diện xung quanh chúng ta. Cảm quan về loài vật của Tơ Hồi thật đặc biệt, chẳng giống ai và cũng chẳng ai theo kịp. Chính nó tạo tiền đề để "Tơ Hồi (...) viết thành công nhất, hấp dẫn nhất về các loài vật" (Hà Minh Đức).

Một phần của tài liệu phong cách nghệ thuật Tô Hoài (Trang 30 - 34)