Ngôn ngữ đối thoại mang đậm phong cách khẩu ngữ sinh hoạt

Một phần của tài liệu phong cách nghệ thuật Tô Hoài (Trang 107 - 115)

II. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT DUNG DỊ, TỰ NHIÊN, ĐẬM TÍNH KHẨU NGỮ

2.Ngôn ngữ đối thoại mang đậm phong cách khẩu ngữ sinh hoạt

Như đã trình bày, Tơ Hồi rất trọng ngơn ngữ quần chúng. Ông quan niệm: "Trong khi cuộc sống, nhân vật, phong cảnh, vạn vật biến chuyển khơng ngừng, thì câu văn cũng không thể đứng nguyên một chỗ" [132, 521]. Vì thế câu văn của Tơ Hồi có kiểu cấu trúc linh hoạt, đặc biệt là lời nhân vật. Khảo sát số cuộc đối thoại trong một số tác phẩm tiêu biểu của Tơ Hồi, chúng tôi thấy lời của nhân vật đều có xu thế lược giảm thành phần câu.

Ví dụ: Cuộc đối thoại thứ 2/64 trong tiểu thuyết Quê người (Đoạn đối thoại giữa anh Hời và cơ Ngây):

"- Này... - Gì?

Này mấy hơm nữa đi xem nhé? - Xem gì hả?

- Xem cúng cầu mát ở Chạ - Thượng. Có cả hát chèo. Ngây nói chủng chẳng:

- Để liệu. Tối phải dệt cửi mà.

- Cầu mát những ba ngày ba đêm cơ. Đi xem vào tối hăm mốt. Tối ấy là tối ngày phiên, chắc đi được đấy.

- Đi thì đi được nhưng ai biết, ngượng chết. Ngượng chó gì. Có đi với tơi đâu mà sợ.

- Rủ cái Bướm, cái Lụa hay cái Mơ đi một thể cho vui. Lúc nào về, tôi đưa về tận ngõ.

- Ừ ừ… Ai biết... - Chẳng có ai biết đâu. - Còn phải xin phép thầy.

Tối ngày phiên thong thả, thế nào thấy chẳng cho đi. Cứ "ừ" một tiếng chắc chắn cho tôi liệu trước. nơi nào.

- Ử Thì ừ: - Chắc chứ? - Chắc

- Tối hăm mốt. - Ừ tối hăm mốt".

Nội dung cuộc đối thoại hết sức đơn giản - Hời rủ, hẹn, thuyết phục bằng được người yêu đi xem hội. Cả đoạn đối thoại chỉ có một câu là lời của người kể chuyện. Còn lại là lời đối đáp "nhịp nhàng" của hai nhân vật. Lời mỗi nhân vật đều hiện diện qua những câu văn ngắn, thường là thiếu chủ ngữ. Nó chỉ đứng được trong văn cảnh cụ thể ấy. Khác với Ngô Tất Tố, lời đối thoại của của nhân vật nhìn chung là "có đầu có đi":

"Chị Dậu run run:

- Nhà cháu đã túng, lại phải đóng cả suốt sưu của chú nó nên mới lơi thơi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu? Hai ơng làm phúc nói với ơng Lý hãy cho cháu khất...

Cai lệ khơng để cho chị được nói hết câu, trợn ngược hai mắt, hắn quát:

Mày định nói cho cha mày nghe đấy à? Sưu của nhà nước, mà dám mở mồm xin khất!

Chị Dậu vẫn cố thiết tha:

Khốn nạn! Nhà cháu đã khơng có, dẫu ơng chơi mắng cũng đến thế thôi. Xin ông trông lại.

Cai lệ vẫn giọng hầm hè:

- Nếu khơng có tiền nộp sưu cho ơng bây giờ, thì ơng sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à!

Rồi hắn quay ra bảo anh người nhà lý trưởng:

- Khơng hơi đâu mà nói với nó, trói cổ thằng chồng nó lại, điệu ra đình kia" [197, 115].

Đoạn văn có 15 câu gồm lời người kể chuyện, lời chị Dậu và lời cai lệ. Trong đó chỉ có một câu lời của chị Dậu lược thành phần (khốn nạn! ) - câu cảm thán, bộc lộ tâm trạng nhân vật. Mười bốn câu còn lại gồm đủ thành phần diễn tả lời dãi bày, nhún nhường của chị Dậu và lời doạ nạt, chửi bới của cai lệ.

Khảo sát số cuộc đối thoại của Tơ Hồi trong tiểu thuyết Quê người, chúng tơi cịn thấy, có khi trong một đoạn đối thoại gồm có nhiều nội dung, mặc dù vẫn có nội dung

chính. Lời thoại mở đầu nhiều khi lại vượt rất xa ý định của người nói, rồi sau đó câu chuyện mới được trở về đúng mục đích. Đây cũng là một dấu hiệu thường thấy trong lời giao tiếp khẩu ngữ thường ngày.

Ví dụ: Cuộc đối thoại thứ 56 trong tiểu thuyết Quê người (cuộc đối thoại giữa cô Bướm và cô Ngây):

“Chuyện vãn một lúc, Bướm bảo với Ngây: - À, tháng sáu thì cưới chị Khuyên đấy...

- Thế hả? Sao tôi chẳng thấy ai đồn? Hôm nọ chị ấy cũng xuống đây chơi mà chẳng nói chuyện gì?

(…)

Nàng nói hạ giọng xuống như để cho bà Vạng ngồi quay tơ sưởi nắng ở ngoài hiên không nghe tiếng:

Vợ chồng em định thu xếp lên trên ngược chị ạ. Ở đây thì sống làm sao được? Đi di dân hả?

Khơng em có người nhà rủ lên buôn bán. (…)

Một lúc sau, Bướm đi về. Ngây ẵm con tiễn ra tận ngõ ngoài. Bướm nhìn bạn ngượng nghịu:

- Thằng cu nhà em cam mắt quá.

- Ừ phải mua thuốc cao trên chợ mà dán, chứ dán nhựa duối thì khơng ăn thua đâu. - Làm gì có tiền. Em túng q. Định vào mượn chị một hào để mua cho cháu. Ngây lần tay vào trong túi:

- Em chỉ cịn có bốn xu. Bốn xu cũng mua được hai lá đấy. Chị cầm tạm vậy". Nội dung chính trong câu chuyện là Bướm muốn vay tiền của Ngây mua thuốc dán mắt cho con. Để bày tỏ ý định của mình, Bướm mào đầu bằng hai câu chuyện - chuyện chị Khuyên lấy chồng Kẻ Chợ và chuyện vợ chồng chị định lên mạn ngược làm ăn, rồi trước khi ra về chị mới "ngượng nghịu" thổ lộ ý định. Rõ ràng là chỉ có trong giao tiếp khẩu ngữ tự nhiên câu chuyện mới "vòng vo" như thế.

Viết về đề tài miền núi, lời văn đối thoại mang phong cách gần với khẩu ngữ tự nhiên bộc lộ rõ nét. Tiểu thuyết Miền Tây có 74 cuộc đối thoại. Trong mỗi đoạn đối thoại, lời của nhân vật luôn được rút gọn thành phần câu. Hãy xem đoạn đối thoại giữa người nhà thống lý, Thào Nhìa và bà Giàng Súa (đoạn đối thoại thứ 8):

"Tiếng hỏi rít vào:

Thào Nhìn nhóm ngay dậy. - Có

- Vào ơng thống lý có việc quan. - Việc gì thế

- Việc tải hàng ơng Sìn. Mẹ kinh hoảng kêu: - Con ơi ?

Thào Nhìn luống cuống áp mặt vào vách hỏi ra: - Bao giờ?

- Đi ngay bây giờ.

- Không đi đâu. Tôi không đi.

- Muốn sống thì mau lên. Tao cịn phải đi gọi đứa khác đây. Bà Giàng Súa gào to:

Trẻ con mà cũng phải đi tải hàng, trời ơi! Tiếng quát vào to hơn:

- Mau lên! Chết cả bây giờ".

Đoạn văn có 3 nhân vật tham gia, tuy sắc thái câu nói của từng nhân vật khác nhau - người nhà thống lý doạ nạt, hách dịch; Thào Nhìn lo sợ, hãi hùng; bà Giăng Sửa hoảng hốt, bất lực, nhưng hình thức diễn đạt theo mơ típ chung. Lời nói của mỗi nhân vật ngắn gọn chỉ vừa đủ dung lượng thông tin cho lời hỏi trước đó. Nó rất phù hợp với hồn cảnh, đặc điểm tâm lý, trình độ tư duy của người nơng dân lao động miền núi.

Như vậy là, dù viết về đề tài nào, trong cuộc đối thoại, lời văn từng nhân vật của Tơ Hồi ln có xu hướng lược giản. Câu văn thường khơng đủ các thành phần chính và do vậy nó chỉ đứng được trong những văn cảnh cụ thể. Mặc dù thế, lời đối thoại của nhân vật không những đảm bảo được lượng thông tin chính mà cịn thể hiện những tầng bậc ý nghĩa khác nhau. Có được điều đó là bởi Tơ Hồi cịn rất chú trọng ngữ

điệu câu văn. Chúng ta đều biết, ngữ điệu câu văn không thể tiếp nhận bằng thị giác mà chỉ tiếp nhận bằng thính giác. Người đọc, người ngữ qua ngữ điệu nắm bắt thông tin, phán đốn tình thế... Vì vậy "trong một mức độ nhất định, có thể coi đó là một sự kiện siêu ngơn ngữ" [15, 99]. Có những văn cảnh, ngữ điệu câu văn có thể làm biến dạng nghĩa thơng thường của ngơn ngữ, thậm chí cịn được hiểu theo nghĩa hồn tồn khác.

Ví dụ: Đoạn đối thoại giữa nhân vật "Tôi", Phùng Cung và cán bộ công an trẻ trong Cát bụi chân ai:

"Phùng Cung hỏi tơi:

- Anh có biết tơi phải tù bao nhiêu năm? - Không biết.

- Vâng, tù biệt giam mười một năm.

Đã tù lại biệt giam, lại bệnh lao, thế mà không chết rũ tù. Thế nào, người tù biệt giam mười một năm vẫn hiện được về. Lại lâu lắm. Ngỡ như Phùng Cung đã làm sao. Nhưng một hơm, có người Sở Cơng an đến nhờ tơi ký chứng nhận quãng công tác ở cơ quan sau cùng Phùng Cung làm việc, trước khi phải vào tù. Tôi hỏi người công an trẻ tuổi cầm giấy.

Chứng nhận để làm gì?

- Có liên tục cơng tác mới đủ năm cầm sổ hưu. Thủ tục ạ. - Liên tục cả ở cơ quan nhà tù?

Anh công an cười hồn nhiên, chào "Cảm ơn bác".

Đoạn đầu cuộc đối thoại, lời nhân vật được phát âm với ngữ điệu bình thường, đến câu nhân vật "tơi" hỏi: "Liên tục cả ở cơ quan nhà tù?". Ngữ điệu câu hỏi mang lại nhiều ý nghĩa khác nhau. Trước hết nó được hiểu như một câu hỏi thuần tuý theo đúng hình thức lời nói tuy với thái độ ngạc nhiên (ở trong tù mà cũng được tính năm cơng tác liên tục cơ à?). Có thể được hiểu theo hàm ý mỉa mai, giễu cợt (Trong tù mà cũng được tính năm cơng tác liên tục!). Và cũng có thể hiểu theo nghĩa khẳng đỉnh nhưng vẫn đầy sự nghi ngờ (ở trong tù cũng được tính năm công tác liên tục). Như vậy là ngữ điệu câu văn vừa bộc lộ những lớp ý nghĩa khác nhau, vừa thể hiện sắc thái tình cảm của người nói. Học tập lời ăn tiếng nói của quần chúng, trong lời đối thoại, Tơ Hồi chú trọng từ kiến trúc câu văn, đến cách đối đáp và ngữ điệu lời nói, vì vậy lời nhân vật trong sáng tác của Tơ Hồi mang sắc thái riêng.

Như đã trình bày, nghiên cứu phong cách nghệ thuật của một nhà văn không thể không nghiên cứu giọng điệu và ngôn ngữ nghệ thuật của họ. Ở những phương diện thẩm mỹ này, mỗi tác giả có một dấu ấn riêng và một thế mạnh riêng. Với Tơ Hồi, hai phương diện này có vị trí đặc biệt quan trọng thể hiện rõ nét cảm quan hiện thực, cảm hứng nhân văn đời thường, góp phần khẳng định phong cách nghệ thuật nhà văn. Tơ Hồi xứng đáng là một nghệ sỹ tài hoa của con người và cuộc sơng bình dị đời thường.

KẾT LUẬN

1. Phong cách tác giả là một phạm trù cơ bản có ý nghĩa đặc biệt trong một nền văn học. Nghiên cứu phong cách của tác giả cũng có nghĩa là đã đi vào một phạm trù cơ bản trong nền văn học đó. Với các tác giả có những đóng góp khơng nhỏ cho sự lớn mạnh của một nền văn học, nghiên cứu phong cách là một việc làm cần thiết và khoa học để tôn vinh sự nghiệp văn chương của họ. Tơ Hồi là một nhà văn có mặt từ những năm bốn mươi của thế kỷ XX Cho đến nay, nhà văn vẫn dồi dào sức sáng tạo mặc dù ông đã hơn 85 tuổi. Hơn sáu mươi lăm năm miệt mài với cây bút, trải qua ba giai đoạn phát triển của nền văn học hiện đại Việt Nam (giai đoạn trước 1945; giai đoạn 1945 - 1975; giai đoạn sau 1975), Tơ Hồi đã có những đóng góp to lớn không thể phủ nhận. ông xứng đáng được lưu danh tên tuổi trong nền văn học nước nhà. Điều quan trọng là, sáng tác của Tơ Hồi trên hành trình hơn nửa thế kỷ, có sự nhất qn, có bước phát triển, có cá tính sáng tạo độc đáo riêng mà người đọc không thể nhầm lẫn với bất kỳ một nhà văn nào khác. Qua khảo sát, thống kê, phân tích, tổng hợp một số phương diện đặc sắc văn chương Tơ Hồi, chúng tơi khẳng định rằng Tơ Hồi là một

nhà văn có phong cách. Một phong cách mà hơn sáu mươi lăm năm sáng tạo nghệ

thuật ông đã lặng lẽ, bền bỉ, thuỷ chung, nhiều lúc âm thầm "chịu đựng" để làm nên bản sắc của riêng mình.

2. Phong cách nghệ thuật Tơ Hồi thể hiện trên một hệ thống gồm nhiều yếu tố thống nhất nằm trong một chỉnh thể hữu cơ. Yếu tố chi phối cả hệ thống trở thành hạt nhân phong cách nghệ thuật Tơ Hồi là cảm quan hiện thực đời thường. Nhà văn cảm nhận hiện thực cuộc sống từ sự tồn tại tự thân của nó. Cảm quan hiện thực mang đậm dấu ấn phong cách Tơ Hồi thể hiện trên bốn phương diện cơ bản: cảm quan về con người, cảm quan về xã hội, cảm quan về loài vật và cảm quan về thiên nhiên. Như vậy, cảm quan hiện thực của Tơ Hồi khơng bó gọn trong một phạm vi nhỏ hẹp nào, mà mở rộng ra nhiều phương diện phong phú, đa dạng, hấp dẫn của đời sống hiện thực nhưng vẫn rất thống nhất.

Tơ Hồi cảm nhận con người trong dạng thức nhân bản đời thường. Trong các giai đoạn sáng tác, Tơ Hồi khơng lý tưởng hoá con người mặc dù có giai đoạn nhà văn chịu áp lực rất lớn của con người sử thi. Nhất quán trong trường nhìn của mình, Tơ Hồi ln quan niệm "người ta ra người ta thì trước hết phải là người ta đã chứ" (Cát

bụi chân ai). Tứ đó, ơng cảm nhận rằng trong mỗi con người, ai cũng có những phẩm

chất, những thói tật, những cái tốt, những cái xấu và đương nhiên phẩm chất phải là cơ bản làm nền tảng đạo đức bền vững. Theo Tơ Hồi, con người bao giờ cũng gắn với một gia đình, một q hương, một nghề nghiệp. Ở đó, họ có những mối quan hệ, có niềm vui và nỗi buồn, có niềm hạnh phúc và nỗi khổ đau. Xuất phát từ căn quan nhân bản đời thường về con người, Tơ Hồi ít tìm đến những triết lý nhân sinh sâu sắc, mà từ cảm quan ấy, ông gửi niềm tin vào phẩm chất, vào sức sống bền bỉ dẻo dai của con

Nhất quán trong trường nhìn cuộc sống, bức tranh sinh hoạt xã hội trong cảm quan của Tơ Hồi khơng chỉ có nét đẹp văn hố truyền thống mà cịn có cả những hủ tục lạc hậu, ấu trĩ mà nhiều khi nó trở thành nguyên nhân dẫn đến mọi khổ đau bất hạnh cho con người. Tơ Hồi khơng né tránh hiện thực, không cảm nhận dễ dãi theo dấu ấn chủ quan của mình. Vì thế, bức tranh xã hội trong trường nhìn của nhà văn luôn ở thế cân bằng tự nhiên vốn có. Thế giới lồi vật trong trường nhìn của Tơ Hồi chủ yếu là những con vật nhỏ bé, "xoàng xĩnh" rất gần gũi với mỗi chúng ta. Tuy nhỏ bé nhưng chúng lại là một thế giới loài vật có "tính cách", có "tâm trạng", có "số phận" như con người. Thế giới loài vật của Tơ Hồi chính là sự ẩn dụ về con người.

Bức tranh thiên nhiên trong sáng tác của Tơ Hồi được cảm nhận ở dáng vẻ tự nhiên khách quan. Thiên nhiên trong cảm quan của nhà văn không chỉ tồn tại ở dáng vẻ dữ dội khắc nghiệt in đậm dấu ấn từng vùng quê, mà còn mang vẻ đẹp tự thân tạo chất thơ cho đời sống.

3. Phù hợp với cảm quan về con người, thế giới nhân vật trong sáng tác của Tơ Hồi có những đặc điểm riêng: thế giới nhân vật bình dị, đời thường và thế giới nhân

vật hành động, hướng ngoại. Thế giới ấy được tạo bởi từ hai loại hình: con người và lồi vật. Dựa theo tiêu chí nghề nghiệp, thế giới nhân vật của Tơ Hồi có hai kiểu loại chính: người thợ thủ cơng và người nơng dân. Họ là những người lao động chân tay, lao động trực tiếp. Trong sáng tác của Tơ Hồi, có người trí thức là những nhà giáo, những nhà văn. Khắc hoạ nhân vật người trí thức, sự nghiệp của họ ít là đối tượng thẩm mỹ để Tơ Hồi quan tâm, mà chân dung đời thường với những phẩm chất, thói quen sinh hoạt, cá tính riêng của mỗi người mới là đối tượng thẩm mỹ của tác giả.

Nhân vật của Tơ Hồi được xây dựng theo bút pháp nghệ thuật riêng. Nhà văn thường đặt trong môi trường sinh hoạt, lao động và quan hệ bình thường. Mọi phẩm chất, tính cách, thói tật của nhân vật thường được bộc lộ qua những mối quan hệ thế sự

Một phần của tài liệu phong cách nghệ thuật Tô Hoài (Trang 107 - 115)