Từ ngữ dung dị, tự nhiên như hơi thở của cuộc sống

Một phần của tài liệu phong cách nghệ thuật Tô Hoài (Trang 92 - 107)

II. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT DUNG DỊ, TỰ NHIÊN, ĐẬM TÍNH KHẨU NGỮ

1.Từ ngữ dung dị, tự nhiên như hơi thở của cuộc sống

Theo M. Bakhtin thì người viết tiểu thuyết phải "tiếp thu vào trong tác phẩm của mình những tiếng nói và ngơn ngữ khác nhau trong ngôn ngữ văn học và phi văn học, nhưng không làm chúng suy yếu đi mà thậm chí cịn khơi động thêm chúng" [5, 113]. Chính vì vậy, mỗi nhà văn, tuỳ theo "cái tạng" của mình mà lựa chọn hệ thống ngơn ngữ cho phù hợp. Nếu Nguyên Hồng ln có nhu cầu thể hiện cảm xúc ở cường độ cao, nhà văn lựa chọn hệ thống ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, thì Tơ Hồi xuất phát từ cảm quan hiện thực, cảm hứng nhân văn đời thường, nhà văn có ý thức học tập lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân lao động, vận dụng một cách sáng tạo, ghi dấu ấn riêng đặc sắc trong quá trình lao động nghệ thuật nghiêm túc mang tính chuyên nghiệp của mình. Vì thế, trên từng trang văn của ơng, người ta ít thấy ngơn ngữ cầu kỳ mang tính quan phương. Hệ thống ngôn ngữ được nhà văn sử dụng thường rất dung dị, tự nhiên mang hơi thở của cuộc sống bình dị. Hệ thống ấy bao gồm từ ngữ nghề nghiệp, từ ngữ thông tục và những thành ngữ, quán ngữ. Khảo sát hệ thống từ ngữ của Tơ Hồi trong một số tác phẩm tiêu biểu chúng tôi thấy (xem bảng 3.1):

Bảng 3.1. Từ ngừ nghề nghiệp Từ ngữ thông tục Thành ngũ, quán ngữ Tác Phầm Tác em tranh số số lượng số lần số lượng số lần số lượng số lần Tỷ lệ tính trên trang văn bản

Quê người Tơ Hồi 293 63 157 1 65 191 130 134 1,64 Mười năm Tơ Hồi 379 39 59 168 186 148 153 1 ,05 Quê nhà Tơ Hồi 290 57 113 96 112 111 131 1 23

Tắt đèn Ngô Tất Tố 165 10 18 38 43 33 33 0,57 Truyện người hàng xóm Nam Cao 134 5 6 37 42 32 34 0,61

Tơ Hồi sử dụng hệ thống từ ngữ bình dân với tần số cao. Xét trên những tác phẩm mà chúng tôi khảo sát, nếu Ngơ Tất Tố cứ hơn 175 trang văn bản có một lần xuất hiện từ ngữ bình dân; Nam Cao cứ gần 1,64 trang văn bản có một lần xuất hiện từ ngữ bình dân, thì Tơ Hồi tần số xuất hiện lớn hơn hẳn, trung bình cứ 1 trang văn bản có 1,3 lần xuất hiện từ ngữ bình dân. Có nhiều lý do khiến từ ngữ bình dân được nhà văn sử dựng với tần số cao:

Thứ nhất là, hơn sáu mươi lăm năm sáng tạo nghệ thuật, Tơ Hồi sáng tác chủ yếu trên cảm quan hiện thực và cảm hứng nhân văn đời thường.

Thứ hai là, hoàn cảnh xuất thân và ý thức nghề nghiệp khiến Tơ Hồi ln gắn bó thiết tha với những con người bình dị. Ở đó ơng có ý thức học hỏi lời ăn tiếng nói của nhân dân lao động. Thứ ba là, từ trong tiềm thức, Tơ Hồi ln quan niệm mỗi người

đều phải sông trong những mối quan hệ cụ thể - quan hệ tình cảm, quan hệ công việc.

Môi trường sinh hoạt đặc thù ấy đưa lời ăn tiếng nói hằng ngày của quần chúng nhân dân vào tác phẩm văn chương.

a. Từ ngữ nghề nghiệp

Nguyễn Thiện Giáp trong cuốn Từ vựng tiếng Việt quan niệm: "Từ nghề nghiệp là những từ biểu thị công cụ lao động, sản phẩm lao động, và quá trình sản xuất của một nghề nào đó, thường chỉ được những người trong ngành đó biết và sử dụng". Nhất trí với ý kiến đó, Đinh Trọng Lạc trong cuốn 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt đã nhấn mạnh: "Từ nghề nghiệp nằm trong từ vựng của ngơn ngữ văn hố. Từ nghề nghiệp thường được dùng trong khẩu ngữ của những người cùng nghề nghiệp". Từ những tiêu chí coi từ ngữ nghề nghiệp là những từ biểu thị công cụ lao động, sản

phẩm lao động và quá trình sản xuất của một nghề nhất định, thường chỉ những người trong một nghề mới biết rõ và sử dụng, chúng tôi khảo sát một số tác phẩm tiêu biểu của Tơ Hồi và nhận thấy (xem bảng 3.2):

Bảng 3.2. Từ ngữ nghề nhiệp Tác phẩm Tác giả số trang Số lượng Số lần Tỷ lệ tính trên trang văn bản

Quê người Tơ Hồi 293 63 157 0,54

Mười năm Tơ Hồi 379 39 59 0 16

Quê nhà Tơ Hồi 290 57 113 0,39

Tắt đèn Ngô Tất Tố 165 10 18 0,11

Truyện người

Nhà văn sử dụng từ ngữ nghề nghiệp khá đa dạng và phong phú (so với những tác giả mà chúng tôi so sánh). Trong đó có cả nghề thủ cơng, nghề sơng nước và nghề nông nghiệp. Khi Ngô Tất Tố cứ 9 trang văn bản có một từ ngữ nghề nghiệp; Nam Cao cứ hơn 20 trang văn bản mới có một từ ngữ nghề nghiệp; thì Tơ Hồi, tỷ lệ trung bình là cứ 2,7 trang văn bản xuất hiện một từ ngữ nghề nghiệp. Hơn thế, nghệ thuật sử dụng từ ngữ nghề nghiệp của Tơ Hồi đem lại một sắc thái mới trong văn chương.

Ngay từ những trang văn đầu tay, như một sự lựa chọn định mệnh, nơi chôn rau cắt rốn với làng nghề truyền thống mang giá trị văn hoá lâu đời trở thành cái nôi nghệ thuật trong cuộc đời sáng tạo của Tơ Hồi. Từ đó đến nay, nhà văn vẫn gắn bó thuỷ chung và ngày càng sâu sắc. Sau cách mạng, mảnh đất và con người miền Tây đã "để thương để nhớ" với Tơ Hồi nhiều quá, khiến ông "khơng thể bao giờ qn" và nó đã trở nên máu thịt với ông trên con dường sáng tạo văn chương. Hai vùng quê nghệ thuật với từng nghề nghiệp đặc trưng đã đi vào trang văn của Tơ Hồi. Từ ngữ nghề nghiệp ở từng vùng quê thấm vào lời ăn tiếng nói của từng nhân vật. Bởi trong tiềm thức, Tơ Hồi quan niệm, mỗi con người đều gắn với một nghề nhất định: nghề lĩnh, nghề lụa, nghề canh cửi nghề giấy, nghề sông nước, nghề cày cấy... với chủ nhân của nó là những thợ hồ, thợ tơ, thợ cửi, thợ cày, thợ bừa... trong từng công việc: đưa thoi, dệt lụa, quay tơ, đánh suốt, làm hồ, dệt cửi, vầy tơ chèo thuyền, đẩy thuyền...

Gắn bó với q hương, nhà văn hồ trong những vui buồn cùng người dân làng nghề. ông vui với niềm vui chung và buồn cùng với những gian truân nhọc nhằn trong mưu kế sinh nhai của họ.

Đó là cảnh miệt mài với công việc trong những ngày mới sắm được khung cửi của vợ chồng anh Hời (Quê người):

"Ở một nếp nhà ba gian, hai chái, giữa một khoảng vườn nhỏ vẫn cịn thấp thống ánh đèn và có tiếng dệt cửi, có tiếng quay tơ. Ngó qua khe cửa liếp, người ta thấy một người đàn ông ngồi trên khung cửi cắm cúi đưa thoi, thoi đưa liền liền, thoăn thoắt

qua mặt chỉ vàng mua. Chiếc đèn ba dây treo cạnh đấy đủ sáng cho một người đàn bà

ngồi quay tơ. Người đàn bà ngồi duỗi chân trên phản, tựa lưng vào cột, một tay giữ

môi tơ, một tay xoe đều đều chiếc lồng. Cái lồng cuốn tơ vào ống, chiếc vầy ở dưới tháo tơ ra. Tiếng lóc cóc lóc cóc rịn rã và nhịp nhàng. Đôi khi người đàn bà ngừng tay

quay, đặt ống xuống gỡ một cát ghẻ tơ, hoặc nối một đoạn tơ xâu Khơng có sự am hiểu thấu đáo và kho từ ngữ nghề nghiệp phong phú, làm sao nhà văn có thể miêu tả từng cơng việc, từng động tác, một cách chính xác đến vậy? Những động tác nhanh nhẹn dứt khoát của anh Hời, những thao tác nhẹ nhàng đẹp mắt của cô Ngây khiến bức tranh vừa sinh động, vừa in đậm dấu ấn nghề nghiệp của một làng nghề truyền thống.

Là cảnh nghề lĩnh và nghề tơ tằm khi khơng cịn ngóc dậy được nữa, ống xót xa, trăn trở. Mỗi phiên chợ, nhìn thấy cảnh "cuộn hàng ế ngun như phiên trước, những góc gấp vì mở ra mở vào nhiều đã gãy nếp, nát nhừ", nhà văn không khỏi lo lắng. Rõ

ràng là, trách nhiệm với con người và cuộc đời trong mưu kế sinh nhai khiến trang văn của Tơ Hồi đậm tính nhân văn truyền thống. Không những làng nghề thủ công với những từ ngữ nghề nghiệp mang lại vẻ đẹp mộc mạc, bình dị trên trang sách của Tơ Hồi, mà nghề sông nước, nghề nông nghiệp cùng với những dấu ấn cơng việc đặc thù cũng trở thành tín hiệu thẩm mỹ trong sáng tác của ông. Viết Nhà Chử, nhà văn đã vận dụng từ ngữ của vùng sông nước, nghề sông nước thể hiện sức mạnh, vẻ đẹp của con người và thiên nhiên. Những từ nghề nghiệp như: úp mai, lật mai, chống sào, đẩy thuyền, đốc sào, mái chèo cắt nước, vặn chão, bẻ lái vừa chống vừa chèo... thậm chí

cả những thành ngữ, tục ngữ: Sóng mùa nước mát, Lặn ngịi ngoi nước, Sóng gầm con

bú, Sóng hú mẹ ăn... được vận dụng đúng lúc, đúng chỗ và rất sáng tạo mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao.

Hãy xem Tơ Hồi miêu tả nỗi gian truân và ý nguyện của chàng Cho (Nhà Chử) từ khi mới lọt lòng mẹ: "Cha mẹ sinh ra Chủ trên sơng nước. Sóng gầm con bú. Sóng hú

mẹ ăn. Chử lặn ngòi ngoi nước từ lọt lòng. Chứ chưa được biết bến Tự Nhiên ở phương trời, nhưng từ thuở bé, câu chuyện về nơi bến quê xa xôi kia đã ghi tạc như một khắc khoải, một nhắc nhở vào lòng Chủ". Đoạn văn với những thành ngữ, tục ngữ nghề nghiệp hàm súc diễn tả súc tích những gian truân thử thách của người làm nghề sơng nước. Chính những gian trn, nhọc nhằn ấy đã hun đúc ý chí và làm nên sự thoáng đạt ở họ.

Trong gia tài đồ sộ của mình, Tơ Hồi có một số lượng tác phẩm đáng kể viết về đề tài miền núi. Với sự gắn bó sâu sắc và thơng hiểu cuộc sống, phong tục của đồng bào các dân tộc, nhà văn đã ghi lại cơng việc mang tính đặc thù. Từ những việc "bếp núc": quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ cửi, cõng nước, khía nhựa quả thuốc phiện, giặt đay, xe đay, bẻ bắp, hái củi, bung ngô..., đến những công việc nặng nhọc: làm nương, phát nương, cày nương, cày ruộng, bừa ruộng, làm cỏ, trồng sắn, cấy, gặt,... được nhà văn miêu tả đầy ấn tượng qua ngôn ngữ nghề nghiệp. Hãy xem cảnh cày nương của cán bộ Trở Ký (Lên Sùng Đô) với một niên tin "bây giờ mà làm nương cày được thì khơng phải đi đâu nữa":

"Trở Ký đặt cày, lừa trâu vào vai. Không mỗi lúc đã cày được dễ. Cái cày Mèo to tướng, cày khó như nắm hai chân sau con dê mà lôi đi. Loay hoay một lúc mới đóng nổi trâu vào vai cày, đến khi đi được mấy đường đã choãi tay, chỉ muốn đứng. Nương dốc, con trâu bước nghiêng cả chân, người phải cúi gầm lấy sức, người ấn cày dữ dội như xả, như thúc đất ra. Chẳng bao lâu, những luống đất xám đỏ đã lần lần lượn lổm ngòm khắp sườn núi".

Hệ thống từ nghề nghiệp đã tham gia đặc tả thành cơng cơng việc mang tính đặc thù của mảnh đất vùng cao. Nỗi nhọc nhằn gian truân cùng ý chí quyết tâm bám đất bám đồi khiến việc làm của họ càng thêm ý nghĩa.

Rõ ràng, từ ngữ nghề nghiệp ở mỗi vùng quê mang đặc thù riêng đã in đậm trên nhiều trang văn của Tơ Hồi. Viết về đề tài Hà Nội, từ ngữ nghề dệt lĩnh, nghề làm

giấy; viết về đề tài miền núi, từ ngữ nghề nông, công việc đặc thù góp phần làm nên vẻ đẹp mộc mạc, bình dị và bức tranh hiện thực nồng ấm trong sáng tác của Tơ Hồi. Hệ thống từ ngữ nghề nghiệp mang dấu ấn đặc thù thể hiện tấm lòng gắn bó thiết tha với quê hương, đất nước và sự trân trọng, tự hào với truyền thống văn hoá dân tộc của Tơ Hồi.

b. Từ ngữ thơng tục

Theo Từ điển tiếng Việt, từ thông tục là từ khi phát ngơn "phù hợp với trình độ của quần chúng đông đảo, quần chúng dễ hiểu, dễ tiếp thu. Trong đó có những từ được dùng "q thơng thường, tự nhiên, thuộc từ ngữ chỉ quen dùng trong lớp gọi là kém văn hố" mà người ta có thể gọi là từ thơ tục.

Cùng với ý kiến đó, Đinh Trọng Lạc trong cuốn 99 phương tiện và biện pháp tu từ

tiếng Việt cũng quan niệm, "từ thông tục là những từ chỉ được dùng trong lời nói miệng thoải mái, thậm chí thơ lỗ, tục tằn". Như vậy từ thơng tục có hai cấp độ, một là những từ sử dụng thông thường mà quần chúng dễ hiểu, dễ tiếp thu; hai là những từ thô lỗ tục tằn chỉ dùng trong lời nói miệng thoải mái. Cả hai cấp độ này thường xuất hiện trong môi trường giao tiếp dân dã đời thường. Khảo sát từ ngữ thông tục trong một số tác phẩm tiêu biểu của Tơ Hồi và một số tác phẩm của các nhà văn khác chúng tôi thấy (xem bảng 3.3):

Bảng 3.3. Từ ngữ nghề nhiệp Tác phẩm Tác giả số trang Số lượng Số lần Tỷ lệ tính trên trang văn bản

Quê người Tơ Hồi 293 165 191 0,65

Mười năm Tơ Hồi 379 1 68 186 0,49

Quê nhà Tơ Hồi 290 96 1 12 0,39

Tắt đèn Ngô Tất Tố 265 38 43 0,16

Truyện người

hàng xóm Nam Cao 134 37 42 0,3

Từ ngữ thông tục đã được khá nhiều nhà văn dùng làm phương tiện sáng tạo nghệ thuật, đặc biệt là các nhà văn thuộc dòng văn học hiện thực phê phán. Thế nhưng, hệ thống từ ngữ thơng tục của Tơ Hồi có những đặc sắc riêng. Thứ nhất là tần số xuất hiện từ ngữ thông tục của Tơ Hồi chiếm tỷ lệ khá cao (so với tác giả mà chúng tôi so sánh). Nếu Ngô Tất Tố cứ hơn 6,2 trang văn bản mới xuất hiện một từ ngữ thông tục; Nam Cao cứ 3,3 trang văn bản có một từ ngữ thơng tục; thì Tơ Hồi trung bình cứ gần 2 trang văn bản có một từ ngữ thơng tục. Thứ hai là, hệ thống từ ngữ ấy lại được tạo bởi rất đa dạng, có thể từ những từ ngữ thơng tục có trong tiếng phổ thơng, có thể từ

ngữ có trong tiếng phổ thơng nhưng được người dân dùng với nghĩa khác và những từ chỉ có trong tiếng nói của người dân làng Nghĩa Đơ. Vấn đề này đã được Võ Xuân Quế bước đầu đề cập trong bài viết Ngôn ngữ một vùng quê trong các tác phẩm đầu

tay của Tơ Hồi. Thứ ba là, nhà văn sử dụng chúng một cách sáng tạo và rộng rãi,

hoặc để tạo mối quan hệ thân mật suồng sã trong giao tiếp, hoặc để tham gia khắc hoạ tính cách, phẩm chất, thói tật của nhân vật, hoặc để tạo ấn tượng khó qn trong lịng người đọc trước bức tranh hiện thực cuộc sống muôn màu muôn vẻ... Như vậy là, hệ thống từ ngữ thông tục trong sáng tác của Tơ Hồi có tính ổn định, có nét sáng tạo độc đáo góp phần thể hiện phong cách nhà văn.

Khác với từ ngữ trau chuốt, mỹ lệ của Nguyễn Tuân, từ ngữ của Tơ Hồi dân dã, bình dị gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân lao động. Chỉ kể đến nghệ thuật sử dụng đại từ nhân xưng của Tơ Hồi, chúng ta đã có thể cảm nhận rành rõ và sâu sắc điều này. Khi thân mật, thì gọi nhân vật là bác, thím, chị, chú, cơ, cập,... Khi bực bội, giận dữ thì gọi bằng con đĩ dại, thằng mất dạy, thằng khốn nạn,... Khi tỏ ý coi thường thì gọi là con ranh, thằng trẻ ranh, nứt mắt, ngữ ấy... Như vậy là, ở bình diện nào, trong cung bậc tình cảm nào, Tơ Hồi cũng thể hiện thái độ của mình một phần nhờ đại từ gọi tên như thế. Hãy lắng nghe cuộc bàn chuyện đại sự của anh Hời (Quê

người) - con trai bà Vạng, cháu ruột ông Nhượng (chúng tôi chú thích):

"Ơng Nhượng rít một hơi thuốc lào, đờ đẫn nhìn khói thuốc, rồi chiêu một ngụm

nước. Đoạn ơng mới nói:

- Cũng được đấy. Món ấy kháu. Làng ta, tìm cơ con gái nhà giàu đỏng đà đỏng đảnh, thì món ấy vào bậc khớ rồi. Nhưng chỉ hiềm nỗi thằng trưởng Khiếu hư.

- Ấy tôi cũng đã nghĩ đến chỗ ấy. Nhưng nó cũng đã có vợ con, ở riêng ra rồi. Vả lại, nó cịn ít tuổi, ngông ngáo.

Một phần của tài liệu phong cách nghệ thuật Tô Hoài (Trang 92 - 107)