Cảm quan thiên nhiên bình dị mang màu sắc tự nhiên, khách quan

Một phần của tài liệu phong cách nghệ thuật Tô Hoài (Trang 34 - 39)

a. Bức tranh thiên nhiên có giá trị độc lập tự thân, gần với đời sống sinh hoạt của con người

Cảm quan hiện thực đời thường đưa ngòi bút của Tơ Hồi đến với mọi phương diện trong cuộc sống bình dị. Nó khơng chỉ là thế giới của con người với đời sống sinh hoạt phong tục, mà cịn là thế giới lồi vật và phong cảnh thiên nhiên. Thiên nhiên hầu như thường xuyên có một trong sáng tác của Tơ Hồi. Đối với nhiều nhà văn, thiên nhiên là "phương tiện nghệ thuật để nắm bắt cuộc sống bên trong của con người". Tơ Hồi cũng khơng nằm ngồi quy luật chung ấy, thế nhưng cảm quan hiện thực đời

thường đưa ngòi bút của nhà văn đến với thiên nhiên ở mọi miền quê trong dáng vẻ tồn tại tự nhiên của nó. Vì vậy, thiên nhiên trong sáng tác của ông vừa phù hợp với

cảnh ngộ, tâm trạng của nhân vật, vừa là bức tranh mang giá trị độc lập tự thân, nó có thể "bước" ra khỏi văn cảnh mà vẫn "sống", vẫn tồn tại. Miêu tả thiên nhiên, Tơ Hồi quan sát lựa chọn âm thanh, hình ảnh, màu sắc, mùi vị vừa cụ thể, vừa chân thực khách quan, rất gần với hiện thực cuộc sống. Khác với nhà văn Nguyên Tuân - một nghệ sỹ của sự hoàn thiện tuyệt mỹ, từ con người đến phong cảnh thiên nhiên trong con mắt của ông đều phải đạt tới vẻ đẹp tinh khơi của tạo hố. Vì thế, bức tranh thiên nhiên của Nguyễn Tuần ln có vẻ đẹp rực rỡ, tồn bích. Từ màu sắc của nước biển Cơ Tơ đến cảnh đất trời Tây Bắc, nơi có dịng sơng Đà "tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban, hoa gạo", nơi có bạt ngàn là hoa: hoa gạo đỏ, hoa ban trắng, hoa đào hồng rực rỡ... tạo nên cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp khác thường; Khác với Nguyên Hồng, nhà văn đặc biệt nhạy cảm trước những khung cảnh rộng lớn, hùng vĩ - trời cao, biển cả, sông dài, nước rộng, nắng mênh mông...; Và cũng khác với Vũ Trọng Phụng, thiên nhiên quay cuồng trong dông tố, thiên nhiên khốc liệt, dữ dội luôn báo hiệu sự bất thường trong cuộc đời con người.:.; thiên nhiên trong cảm quan của Tơ Hồi mang đậm hình ảnh bình dị khách quan: có ánh sáng và bóng tối, có mặt trời và mặt trăng, có nắng và mưa, có cỏ cây hoa lá chim mng... như trong cuộc sống thực. Mỗi bức tranh thiên nhiên trên từng trang sách của ơng lại ln gần gũi, gắn bó, theo sát với cuộc sống sinh hoạt của con người. Giáo sư Hà Minh Đức nhận xét rất có lý rằng: "Tơ Hồi miêu tả thiên nhiên theo một cách nhìn ngắm tự nhiên, nhẹ nhàng, khơng có dấu vết ngăn cách khung cảnh thiên nhiên và bức tranh xã hội (...).Trong tác phẩm của ơng, thiên nhiên ln có mặt và dường như là một nhân vật có cuộc sống, có tâm hồn".

Gắn với cuộc sống sinh hoạt đời thường, Tơ Hồi lựa chọn hình ảnh, âm thanh tự nhiên, khách quan không nghiêng về một sắc thái cực điểm nào đó của đối tượng.

Ngay từ những dịng đầu của tiểu thuyết Quê người, người đọc đã gặp ánh trăng mười sáu rực một màu vàng ối trong khung cảnh yên bình ở một vùng quê dệt cửi. Ánh trăng nhuốm vàng cả làng quê tạo không gian rộng lớn thanh bình êm ả. Ánh trăng soi đường cho cả bọn có bốn năm anh kéo đến nhà Hời ngồi chơi vui, nói chuyện gẫu. Ánh trăng soi sáng cho Hời hái bông hoa ngọc lan đến nhà Ngây. Ánh trăng in bóng Hời trên thảm cỏ đợi người u ngồi bờ ao... Ánh trăng gắn bó thân thiện với con người trong những cảnh sinh hoạt bình thường của họ.

44 trang đầu của tiểu thuyết Miền Tây là cảnh sống khổ đau, tăm tối, bấp bênh của người dân Phìn Sa dưới chế độ cũ. Trong 44 trang sách này, Tơ Hồi đã miêu tả thiên nhiên 7 lần. Nét bao trùm toàn cảnh là âm thanh gào rú của gió và khơng gian của bóng tối: gió gào quẩn", gió "chồm lên rồi chết đứng từng đợt ngang giữa các triền đồi tranh mênh mơng lặng im". Bóng tối bao trùm khắp nơi, hoạ chăng chỉ cịn sót một chút nắng loang lổ hoặc "mặt trời buổi chiều tưởng đã chìm hẳn lại rầu rĩ phô ra"... phù hợp với những cảnh đời khổ đau, bất trắc, những hiểm hoạ đang rình rập con người. 229 trang sau của tác phẩm, Tơ Hồi miêu tả thiên nhiên 44 lần trong nhiều cung bậc, phù hợp với từng bước thăng trầm trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội ở mảnh đất xa xơi cịn biết bao gian truân vất vả nhưng.đã có niềm tin vào ngày mai tươi sáng. Nét bao trùm toàn cảnh là màu sắc thiên nhiên tươi tắn. Ở đó có rừng sa-mu xanh mờ, cam chín vàng ối trên bờ rào trúc thưa, những khoảng xanh rừng, lốm đốm có những miếng nương vàng ngọt,... báo hiệu cuộc sống người dân Phìn Sa đã thay đổi.

Với 244 trang sách của tiểu thuyết Nỏ thần, Tơ Hồi đã miêu tả 61 bức tranh thiên nhiên. Cả 61 bức tranh ấy đều gắn với cuộc sống sinh hoạt của con người. Trong những ngày xây thành đắp luỹ, ánh mắt vua Thục lúc nào cũng rực rỡ, sảng khoái. Cảnh vật xơn xao, rì rào gió thổi. "Những đàn chim ríu rít bắt sâu (...). Quanh nhà sực nức mùi hoa chanh, hoa bưởi". Khắp nơi người dân sống trong khơng khí lễ hội truyền thống: hội võ, hội hát, hội thi rượu cần... tất cả đều diễn ra dưới ánh trăng vằng vặc vàng như chiếc chiêng đồng nhà trời. Khi Triệu Đà đem quân xâm chiếm nước ta, nhờ thành quách kiên cố, lịng dân mn người như một, vua chủ đã chiến thắng lẫy lừng, bờ cõi yên vui, non nước thanh bình, phong cảnh thiên nhiên càng rực rỡ sắc màu. Dưới nước, những cánh hoa súng nở trắng. Những chiếc lá trang tròn xanh lát mặt nước. "Trên trời, từng đám chim công lượn (...) cả trăm, cả nghìn con cơng đậu. Đi cơng nở ra lung linh múa. Tròn xoe, rực rỡ biếc xanh, trắng bạch, vàng rực, đỏ hồng...". Nhưng rồi cảnh vật bỗng nhiên tối sầm lại, bốn phía trời đất xám ngăn ngắt khi quân Triệu Đà tràn sang xâm lược. Một nỗi ân hận trào dâng trong lòng vua chủ vì những ngày đã qua mất cảnh giác, bất đồng ý kiến vua - tôi để các tướng lĩnh giỏi phiêu bạt khắp bốn chân trời góc bể. Trong bối cảnh đó vua Thục khơng cịn cảm nhận được mùi hoa mộc, hoa cau ngoài hiên đưa vào thơm nhẹ, mà chỉ thấy gây gây khó chịu như hoa ngái. Cảnh trời mây non nước bây giờ chỉ còn là "một vùng mênh mông

suốt ra tận bể. Những dãy núi tởm nhóm sừng sững. Tiếng sóng ì ồm dội quanh tưởng không bao giờ dứt. Trần gian thăm thẳm".

Rõ ràng là bức tranh thiên nhiên trong sáng tác của Tơ Hồi vừa gần gũi với phong cảnh khách quan, vừa gắn bó, theo sát cuộc sống sinh hoạt và tâm trạng của con người. Ngòi bút tinh tế tài hoa của Tơ Hồi đã đem đến vẻ đẹp tự nhiên mà tạo hoá đã ban phát trao tặng cho chúng ta.

b. Thiên nhiên trong vẻ quyên rũ đầy sức sống

Trong cảm quan của Tơ Hồi, thiên nhiên cịn thể hiện vẻ quyến rũ đầy sức sống. Vẻ quyến rũ hiện diện trong nhiều cung bậc, khi là khoảnh khắc thiên nhiên dữ dội vận động theo quy luật của tự nhiên, khi lại rất hiền hoà, thơ mộng.

Mở đầu tiểu thuyết Miền Tây là hình ảnh đồn ngựa thồ của khách Sìn lên Phìa Sa: "Đàn ngựa thồ hàng đi kéo dài qua những vùng vàng rượi cỏ tranh, mỗi ngày đi mỗi cảm như người ngựa cứ xoay tròn trên lưng trời, cả ngày trông xuống vẫn chỉ thấy đỏ ối độc một vết dốc lầy lội vượt hôm trước. Không một tiếng người, chỉ nghe vó ngựa và từng roi quất dứ qua quãng kẹt hai bên núi dựng, tiếng gió gào quẩn rồi thúc lên trên đầu sóng cỏ tranh, lấp hết cả người, cả đoàn ngựa". Bức tranh thiên nhiên có hình ảnh, màu sắc, âm thanh đặc biệt gợi khung cảnh hoang rợn, hiểm trở có thể gây hiểm hoạ bất kỳ cho con người.

Đó cịn là những cơn lũ vào mùa mưa: "Mưa núi, mưa thung, mưa rừng thúc con suối Nậm Ma toả ra cuồn cuộn (...). Những con lũ gối lên nhau, gầm thét đuổi theo nhau. Chân lũ này chưa dứt, đỉnh lũ khác đã tràn lên mấp mé doạ lơi đi xố đi cả xóm, cả những cánh rừng âm u". Dù chưa một lần đến miền Tây, nhưng qua những bức tranh thiên nhiên dữ dội này, người đọc thực sự được biết, được hiểu và được chứng kiến sự khắc nghiệt của thiên nhiên đầy bí hiểm.

Trong nhiều trang sách của Tơ Hồi, thiên nhiên khắc nghiệt, hung dữ cịn được thể hiện ở những dáng vẻ khác. Đây là cảnh đất rừng Mai Châu ngày ấy khi nhân vật "Tôi" được tận mắt chứng kiến:

- "Rừng nứa ẩm lại sương, vắt nhiều không biết thế nào. Khơng ai dám nhìn xuống, vắt nhựa nhúa hoa vịi lên..." [95, 75].

- "Sáng ra, đêm mưa còn ướt cỏ, vẫn qua rừng nứa, mặt đất lại múa lên những cái vịi vắt tím hút máu chân người. Trên cây, vắt xanh nhảy bám vào tay vào cổ, chốc lại phải dứt vứt ra. Rừng nứa ẩm ướt, càng vào sâu vắt càng đen ngòm mặt đất..."[95, 76]. - "Vào quá nửa đêm trông thấy rõ ràng con hổ trong rừng cỏ bái ra, bóng đi loang lống như ánh trăng lướt. Chắc hổ đánh hơi thấy mùi người, lượn lờ tìm mồi" [95, 79].

Rõ ràng là thiên nhiên trong cảm quan của Tơ Hồi hồn tồn mang đậm dấu ấn hiện thực khách quan. Nhà văn không tô hồng hiện thực, cũng không né tránh sự thật cho dù đó là sự thật khắc nghiệt khiến cuộc sống con người càng gian truân, vất vả hơn. Từ tấm lòng gắn bó với cuộc sống, với đất trời, Tơ Hồi đã cảm nhận phong cảnh

thiên nhiên từ những dáng vẻ hoang sơ nhất.

Cảm nhận thiên nhiên, Tơ Hồi luôn hướng tới mọi phương diện tồn tại khách quan của nó. Do vậy thiên nhiên khơng chỉ có vẻ dữ dội, khắc nghiệt, mà cịn có vẻ đẹp nên thơ của cỏ cây hoa lá chim muông - mang chất liệu nguyên sơ và tinh tuý của tạo hoá. Chắc hẳn mỗi chúng ta đều không thể quên mùi thơm dìu dịu trong nắng của bó hương nhu (Mương Giơn); mùi hương hồi thấm đẫm không gian xứ Lạng, bởi ở đó "một mảnh lá gẫy cũng dậy mùi thơm" (Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ); mùi hoa chanh hoa bưởi sực nức, mùi hoa mộc, hoa cau ngoài hiên đưa vào thơm nhẹ (Nỏ thần)...

Và ánh trăng, nói đến vẻ đẹp của thiên nhiên không thể không nhắc đến ánh trăng. Ánh trăng trên mảnh đất vùng cao gợi vẻ đẹp lung linh huyền ảo:

"Đêm ấy, sáng trăng trên Phìn Sa.

Những đêm đầu mùa hè, mây dày từng mớ, từng lớp vàng đẫm ánh trăng ủ khắp trên những cánh rừng tít tắp, những thung lũng làng mạc xa lạ, những cánh đồng rải rác đâu trong hóc núi khơng ai biết.

Tất cả im lìm dưới kia. Tưởng trên mặt đất chỉ cịn có Phìn Sa thức cao gần trời. Tiếng sáo người đi chơi khuya thấp thoáng ánh trăng. Khi trăng ngang đỉnh đầu, ngỡ có thể với tay tới như trong cổ tích người già thường kể" [82, 100]. Ánh trăng trên đất Phìn Sa lan toả khắp cánh rừng, thung lũng, làng bản, cánh đồng... và tất cả được sống dậy bởi âm thanh của tiếng sáo gọi bạn, khiến phong cảnh thiên nhiên miền núi như huyền diệu hơn, thấm đẫm chất thơ hơn. Cảnh sắc thiên nhiên trong cảm quan của Tô Hồi ln tràn đầy sức sống. Sức sống mà tạo hoá ban phát được nhà văn cảm nhận qua hình ảnh, màu sắc, mùi vị và âm thanh.

Sẽ là thiếu sót nếu khơng đến với bức tranh thiên nhiên kỳ diệu do chính bàn tay lao động của con người tạo dựng nên. Trong một dịp đi thực tế về vùng nông thôn giữa ngày mùa, Tô Hồi cảm nhận thấy: "Mùa đơng, giữa những ngày mùa, làng quê toàn màu vàng, những màu vàng rất khác nhau (...). Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm (...). Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối (...). Bụi mía vàng xong (...). Dưới sân, rơm và thóc vàng dịn. Quanh đó, con gà con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới (...). Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng" [97, 26].

Bức tranh nông thôn những ngày mùa được Tơ Hồi miêu tả trong khung cảnh tràn ngập màu vàng. Nhà văn đã cảm nhận qua 12 gam màu vàng khác nhau. Màu vàng

xuộm của lúa, vàng hoe của nắng, vàng lịm của quả xoan, vàng xong của bụi mía... tất

cả được phân biệt tinh tế, sắc sảo. Phải có một tâm hồn gắn bó tha thiết với quê hương xứ sở biết nhường cào, Tơ Hồi mới cảm nhận thấm thía mọi cảnh, mọi tình như thế.

chất "bụi lầm" của sự sống. Dù ở cung bậc nào, bức tranh thiên nhiên cũng in đậm dấu ấn hiện thực khách quan và luôn gần gũi, gắn bó với cuộc sống sinh hoạt của con người.

Tơ Hồi cảm nhận hiện thực đời sống trong mọi dạng vẻ tồn tại tự nhiên khách quan. Trong đó, con người là yếu tố trung tâm thể hiện cảm quan độc đáo và là nhân tố cơ bản tạo thế giới nhân vật mang đậm dấu ấn sáng tạo riêng của nhà văn. Với ý nghĩa đó, chúng tơi dành trọn Chương 2 nghiên cứu thế giới nhân vật Tơ Hồi.

Chương 2 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phong cách nghệ thuật Tô Hoài (Trang 34 - 39)