Nghệ thuật miêu tả ngoại hình và hành động nhân vật

Một phần của tài liệu phong cách nghệ thuật Tô Hoài (Trang 58 - 62)

II. NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT

2.Nghệ thuật miêu tả ngoại hình và hành động nhân vật

Thế giới nhân vật trong sáng tác của Tơ Hồi là thế giới nhân vật động. Mọi giá trị của nhân vật hầu hết được hiện diện qua hành động, lời nói, cử chỉ. Chính vì thế, miêu tả ngoại hình và hành động nhân vật là một trong những thủ pháp xây dựng nhân vật của Tơ Hồi.

a. Lựa chọn chi tiết tiêu biểu, cụ thể, chính xác

Tơ Hồi có một khả năng quan sát rất đặc biệt, khả năng ấy giúp nhà văn quan sát cặn kẽ đến mức bật ra được nét đặc sắc của đối tượng, rồi từ đó, lựa chọn từng chi tiết cụ thể, chính xác. Đây là thế mạnh trong nghệ thuật xây dưng nhân vật của tác giả.

Tác phẩm đầu tay có ý nghĩa đặc biệt trong sự nghiệp sáng tác và phong cách nghệ thuật Tơ Hồi là Dế Mèn phiêu lưu ký. Sức hấp dẫn của tác phẩm bắt đầu từ thế giới nhân vật gây được ấn tượng, sâu sắc, khó quên. Để tạo dựng thế giới ấy, nhà văn đã tập trung bút lực miêu tả nhân vật, từ ngoại hình, đến cử chỉ, hành động. Trong đó nhân vật Dế Mèn được nhà văn dành nhiều tâm huyết hơn cả. Khắc hoạ nhân vật này,

Tơ Hồi lựa chọn cách miêu tả động. Hãy thưởng thức đoạn văn miêu tả đặc sắc sau: "Bởi tơi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tơi chóng lớn lắm. Chẳng bao lâu, tơi đã trở thành một chàng Dế thanh niên cường tráng. Đơi càng tơi mẫm bóng. Những cái vuốt ở chân, ở kheo cứ cứng dần và nhọn hoắt.

Thỉnh thoảng, muốn thử sức lợi hại của những chiếc vuốt, tôi co cẳng lên, đạp

phanh phách vào các ngọn cỏ (...). Đôi cánh tôi trước kia ngắn hủn hoẳn, bây giờ

thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi. Mỗi khi tôi vũ lên, đã nghe tiếng phành phạch giịn giã. Lúc tơi đi bách bộ thì cả người tơi rung rinh một màu nâu bóng mỡ soi

gương được và rất ưa nhìn. Đầu tơi to và nổi lửng tảng, rất bướng. Hai cái răng đen

nhánh lúc nào cũng nhai nhoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy làm việc. Sợi râu tôi dài

và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng (...). Cứ chốc chốc tôi lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.

Đoạn văn miêu tả hình ảnh chú Dế Mèn trong những ngày đầu chú mới được mẹ cho ra ở riêng. Khắc hoạ vẻ đẹp ngoại hình một chú Dế khoẻ mạnh, cường tráng mà tính tình lại hung hăng, hống hách, tác giả đã lựa chọn chi tiết miêu tả rất đắc địa. Trước tiên là những bộ phận thuộc ngoại hình: đơi càng, cái vuốt, đôi cánh, cái đầu, hai cái răng, sợi râu. Mỗi bộ phận có một vẻ đẹp riêng, tốt lên từ sức mạnh của cơ bắp:

- Đôi càng: mẫm bóng

- Những cái vuốt: cứng dần và nhọn hoạt - Đôi cánh: dài - đạp phành phạch

- Đầu: to và nổi từng mảng

- Hai cái răng: đen nhánh - nhai nhoàm ngoạn - Sợi râu: dài và uốn cong

Ở đây nhà văn miêu tả từ hai phương diện:

Thứ nhất là miêu tả ngoại hình, mỗi bộ phận được miêu tả với một nét đặc sắc riêng. Nét đặc sác ấy được diễn tả qua một loạt các tính từ giàu tính tạo hình: mẫm

bóng, cứng dần, nhọn hoắt, to, đen nhánh vừa mang tính khu biệt, vừa nhấn mạnh đặc

điểm của từng bộ phận.

Thứ hai là miêu tả hành động nhân vật, tác giả lựa chọn những động từ mạnh: đạp

phành phạch, nhai nhoàm ngoạp, diễn tả hành động mạnh, dứt khoát chứng tỏ sức mạnh phi thường của đối tượng. Đoạn văn ngắn gọn, súc tích mà đủ tiêu chí để người đọc dễ dàng cảm nhận một chú Dế Mèn bằng xương, bằng thịt - khoẻ mạnh, cường tráng, thích khoe mẽ, thích ra oai trước "mọi người".

Mỗi nhân vật trong Dế mèn phiêu lưu ký lại có một dáng vẻ riêng. Mỗi dáng vẻ thể hiện một tính cách, phẩm chất khác nhau. Nếu Dế Mèn khoẻ mạnh, cường tráng, thì

Dế Choắt lại gầy gò, yếu đuối đầy vẻ khiêm tốn và thật đáng thương:

"Dế Choắt người gầy gò và dài lêu nghêu như một gã nghiện thuốc phiện. Đã thanh niên rồi mà cánh ngắn cũn đến giữa lưng, hở cả mạng sườn như người cởi trần mặc áo di lê. Đôi càng bè bè, nặng nề, trông đến xấu. Râu ria gì mà cụt có một mẩu,

và mặt mũi thì lúc nào cũng ngẩn ngẩn ngơ ngơ".

Dưới con mắt của Dế Mèn, từ hình dáng - gầy gị và dài lêu nghêu, đơi cánh -ngắn

cũn, đơi càng - bè bè, bộ râu - cụt có một mẩu, đến vẻ mặt - ngẩn ngẩn ngơ ngơ, Dế Choắt hiện lên thật thảm hại. Miêu tả diện mạo Dế Choắt, tác giả vừa khéo léo lựa chọn những chi tiết rất tiêu biểu, vừa kết hợp với giọng điệu giàu sắc thái biểu cảm của "người kể chuyện" - giọng điệu mỉa mai, chê bai, khinh thường kẻ yếu. Giọng điệu này cùng một lúc vừa là rõ thái độ trịch thượng, kiêu căng, tự phụ của Dế Mèn, vừa hiện lên vẻ gầy gò yếu đuối đáng thương của Dế Choắt. Lựa chọn giọng điệu này, "người kể chuyện" phải giữ một khoảng cách nhất định đủ để "nhìn ngắm" và "soi mói" đối tượng. Sự kết hợp hài hoà giữa những chi tiết miêu tả với giọng điệu giàu sắc thái biểu cảm, khiến hình ảnh nhân vật không những được hiện diện rất cụ thể, sinh động mà cịn tỏ rõ tính cách "người kể chuyện".

Còn chị Nhà Trò "đã bé nhỏ lại gầy gò, yếu đuối quá, người bự những phấn, như mới lột. Chị mặc áo thâm dài, đôi chỗ chấm vàng, hai cánh cô nàng mỏng như cánh

bướm non, lại ngắn chùn chùn", khiến Mèn phải động lòng trắc ẩn. Ở đây, thay bằng

giọng điệu chê bai của "người kể chuyện" là giọng điệu thương cảm, xót xa, bởi tính cách của Mèn đã thay đổi - Mèn biết "lo lắng", "chăm sóc" cho "người" khác, biết "bênh vực", "che chở" cho kẻ yếu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong sáng tác về lồi vật của Tơ Hồi, mỗi nhân vật một lính cách, một thói tật, từ Dế Mèn (Dế mèn phiêu lưu ký), Bọ Ngựa (Võ sỹ Bọ Ngựa), Chuột Nhắt (Đám cưới

chuột), đến Ri Đá (Đôi Ri Đá) gã Chuột Bạch (Vợ chồng chuột bạch), Trê (Trê và Cóc)... Có những nhân vật, chỉ qua vài nét đặc tả hình dáng, cử chỉ, điệu bộ, tính cách

nhân vật đã hiện lên rất rõ nét.

Đó là hình ảnh võ sỹ Bọ Ngựa (Võ sỹ Bọ Ngựa):

"Chú đi chững chạc từng bước trên bãi cỏ. Mỗi khi nhắc chân lên, chú lại giơ hai càng ra đằng trước. Làm điệu múa mênh, gạt đỡ cái gì cản trở vướng víu. Ra lối ta đây con nhà võ nghệ. Cái mặt chú nghênh lên vênh vác, đưa sang bên nọ, đưa sang bên kia, để kèm có ai ở xung quanh nhìn thấy mình đương đi bằng một dáng oai hùng nhất thiên hạ khơng?".

Là hình ảnh "tân khoa Chuột Nhắt" (Đám cưới chuột) trong ngày "vinh quy bái tổ": "Ở trong kiệu, chú tân khoa Chuột Nhắt ngồi chỗm choẹ. Cái điệu chú oai ghê. Đầu chú đội chiếc mũ xanh, có hai cánh chuồn. Mình chú mặc áo thụng lam. Chú ngồi vắt chân chữ ngũ. Một tay cầm cái quạt tàu phe phảy. Một tay cầm điếu thuốc lá quấn. Chốc chốc, lại đưa lên miệng, hút phập phèo. Đôi mắt chú lúng liếng liếc sang hai bên

đường, ra vẻ ta đây. Mà hai bên đường thì chật ních những họ hàng nhà chuột đứng xem".

Chỉ một vài nét đặc tả hành động, cử chỉ, nhân vật dưới ngịi bút Tơ Hồi hiện diện đầy cá tính, ở đó, mỗi chi tiết đều được chọn lọc như một tiêu chí mang tính khu biệt.

Thế giới nhân vật của Tơ Hồi thường ít được xây dựng thành hai tuyến mang tính đối kháng. Điều mà tác giả quan tâm là cái thiện, cái ác; cái tốt, cái xấu; cái hay, cái dở hiện diện trong cuộc sống và tiềm ẩn trong mỗi nhân vật để từ đó làm nên sự hấp dẫn, thú vị của cuộc sống. Vì thế, tác giả thường đặt nhân vật trong môi trường lao động, sinh hoạt để lựa chọn chi tiết miêu tả phù hợp và chính xác.

Lão lái Khế (Khách nợ) nắm quyền sinh quyền sát với các con nợ, bởi ngày ba mươi Tết năm nào lão cũng được đi đòi nợ thuê trong làng. Vốn là một người nông dân nghèo, nhưng giờ đây lợi dụng "quyền hành", hắn đã không từ một thủ đoạn nào để kiếm chác trên nỗi khổ đau của mỗi con nợ. Miêu tả chân dung lái Khế với việc làm như thế, tác giả tập trung vào từng "trang phục". Mỗi khi đi đòi nợ, "đầu lão bịt một vành khăn tai chó, tai khăn vểnh như đôi tai trâu (...). Lái Khế mặc một tấm áo nâu dài dày cộp chó cắn có thể gãy răng được. Ngang lưng cuốn một vòng thắt lưng điều cũ, rách xơ xác. Tay lão ta xách một cây hèo tua mấy sợi tơ đỏ".

Mỗi thứ trang phục, vừa phù hợp với cái nghề bất lương mà hắn đang thừa hành, vừa ẩn chứa sự nhếch nhác đến thảm hại, từ tấm áo nâu - chó cắn có thể gãy răng, đến thắt lưng điều - đã cũ lại rách xơ xác. Ấn tượng hơn cả là cây hèo lua tua mấy sợi tơ

đỏ chẳng khác một thằng hề. Thằng hề mà chủ sai đâu phải làm đấy, bảo gì phải nghe

đấy. Chính nó đã biến lái Khế từ một người nông dân lương thiện trở thành kẻ bất lương. Cái nghề bạc bẽo khiến hắn trở nên vô cảm trước cuộc đời, trước sự khổ đau của con người. Thế nên dù có nhận ra gia đình Hương Cay "đến con chó cịn đói sùi bọt mép thế kia", mà hắn vẫn khơng tha, bình thản lấy đi bát hương và bài vị tổ tiên trong ngày ba mươi Tết. Sáng tạo nên hình ảnh lái Khế với những hành động như thế, Tơ Hồi đã góp vào kho tàng văn học hiện thực phê phán Việt Nam một chân dung con người tha hố. Dù trước đó Nguyễn Cơng Hoan, Nam Cao đã thể hiện loại nhân vật này rất sâu sắc, nhưng con người tha hoá của Tơ Hồi vẫn không kém đi ý nghĩa xã hội trong một phong cách riêng nhẹ nhàng mà thấm thía.

Lịch sử xã hội Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Dù cuộc sống có khó khăn gian khổ đến đâu, con người Việt Nam trong mọi hoàn cảnh cũng quyết giành độc lập tự do.

Đọc tiểu thuyết Nỏ thần, người đọc khơng qn hình ảnh cố Trọng, đô Lỗ, đô Nồi, những tướng lĩnh tài giỏi, anh minh của vua Thục. Khi nước nhà có giặc ngoại xâm, họ là những trụ cột không thể thiếu của triều đình. Khắc hoạ những vị tướng tài ba, anh minh này, nhà văn đã dành trọn những từ đẹp nhất, với những tình cảm tơn kính ngưỡng mộ nhất:

Đây là hình ảnh Cố Trọng, "một cụ già quặc thước. Tóc râu và lơng mày bạc trắng. Cố cao lớn khác hẳn mọi người, đến độ trông không phải người thật. Cố cởi trần, da mồi đỏ hắt. Hai hàm răng đen nhức, vẫn chưa rụng chiếc nào. Con mắt cố

sáng ngời, hầu như ai nhìn, gặp ánh mắt cố, tự nhiên đã phải vịng tay, ý tứ vào khn

phép".

Và đây là hình ảnh đơ Lỗ "mình cao chín thước, búi tóc ngược, diện mạo cương nghị. Tấm áo chồi điều buộc dải gió bay lồng lộng". Đó là những hình ảnh đẹp nhất

trong tác phẩm, bởi những ngày cùng vua chủ xây thành, chế nỏ đánh giặc ngoại xâm giữ vững bờ cõi là những ngày ý nghĩa nhất trong cuộc đời họ.

Vẻ đẹp cường tráng của con người không chỉ cần thiết trong cuộc đấu tranh giữ nước mà trong cả cuộc sống xây dựng đất nước, chinh phục thiên nhiên. Xây dựng nhân vật An Tiêm (Đảo hoang) với sức mạnh của ý chí và nghị lực phi thường giành giật lấy cuộc sống, nhà văn đã gửi gắm niềm tin yêu trọn vẹn cho nhân vật của mình. Sức mạnh và lịng trung thực thẳng thắn của An Tiêm được hiện diện ngay từ vẻ đẹp khoẻ khoắn ở ngoại hình: "An Tiêm thân lẳn mình trắm, đôi mày dựng ngược, con mắt

sắc. Nước da đỏ mịn như đồng hun. Một trang quắc thước hiên ngang lạ lùng".

Xây dựng thế giới nhân vật, Tơ Hồi rất có sở trường miêu tả ngoại hình và hành động. Với khả năng quan sát đặc biệt thông minh, tinh tế năng lực lựa chọn chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, cụ thể, chính xác cùng nghệ thuật sử dụng từ ngữ điêu luyện, nhân vật của Tơ Hồi đem lại vẻ tự nhiên, tạo ấn tượng gần gũi trong lòng độc giả.

b. Sử dụng nghệ thuật so sánh

Bước đầu thống kê câu văn sử dụng nghệ thuật so sánh khi miêu tả một số nhân vật trong một số tác phẩm tiêu biểu của Tơ Hồi, chúng tơi thấy (xem bảng 2.2):

Bảnh 2.2: Tên nhân vật Tên tác phẩm vế được so sánh Từ So sánh vế so sánh Dế Mèn Dế Mèn phiêu lưu

Một phần của tài liệu phong cách nghệ thuật Tô Hoài (Trang 58 - 62)