Nhân vật hành động, hướng ngoạ

Một phần của tài liệu phong cách nghệ thuật Tô Hoài (Trang 45 - 51)

Nhất trí với quan niệm coi hành động là: "việc làm cụ thể của con người nhằm một mục đích nhất định" [168, 406], bước đầu chúng tôi khảo sát số lần xuất hiện hành động và diễn biến nội tâm nhân vật qua một số nhân vật tiêu biểu của Tơ Hồi và một số nhân vật của các nhà văn khác, chúng tôi thấy (xem bảng 2.l):

Bảng 2.1:

Tên nhân vật Tên tác phẩm Tên tác giả

số lần xuất hiện hành động sô lần xuất hiện diễn biến nội tâm Tỷ lệ Dế mèn Dế mèn phiêu

lưu ký Tơ Hồi 162 9 1:18

Ngây Quê người Tơ Hồi 132 5 1:26

Hời Quê người Tơ Hồi 119 8 1:15

Mỵ vợ chồng A Phủ Tơ Hồi 34 5 1:7

A Phủ vợ chồng A Phủ Tơ Hồi 39 1 1:39

Bà Giàng Súa Miền Tây Tơ Hồi 70 17 1:5 Thào Khay Miền Tây Tơ Hồi 92 12 1:8

Hoàng Văn Thụ Tuổi trẻ Hoàng

Văn Thu Tơ Hồi 247 15 1:16

Lương Văn Chi Tuổi trẻ Hoàng

Văn Thụ Tơ Hồi 50 3 1:17

Tác Bính Bỉ vỏ Nguyên Hồng 268 54 1:5

Lão Hạc Lão Hạc Nam Cao 19 3 1:6

Đào Mùa lạc Nguyễn Khải 24 4 1:6

Tần số xuất hiện hành động nhân vật của Tơ Hồn lớn hơn hẳn diễn biến nội tâm và lớn hơn hẳn các tác giả khác (mà chúng tơi so sánh). Tỷ lệ trung bình ở Tơ Hồi là cứ 16 lần xuất hiện hành động mới có một lần xuất hiện diễn biến nội tâm. Trong khi đó Nguyên Hồng cứ gần 5 lần xuất hiện hành động có một lần xuất hiện diễn biến nội tâm, Nam Cao cứ hơn 6 lần xuất hiện hành động có một lần xuất hiện diễn biến nội

tâm, Nguyễn Khải cứ 6 lần xuất hiện hành động có một lần xuất hiện diễn biến nội tâm. Như vậy tần số xuất hiện hành động của Tơ Hồi gấp hơn 3 lần các tác giả khác (mà chúng tôi so sánh), điều đó chứng tỏ nhân vật của Tơ Hồi thiên về hành động, là nhân vật hành động. Và mỗi hành động của nhân vật thường gắn với những công việc trong đời sống sinh hoạt hằng ngày. Nhân vật của Tơ Hồi ít có những xung đột nội tâm, ít có những trăn trở, suy tư, dằn vặt, day dứt. Khác với Nam Cao, nhà văn cũng quan tâm đến cuộc sống sinh hoạt đời thường, nhưng nhân vật thường sống với chiều sâu nội tâm, từ đó đặt ra những vấn đề triết lý nhân sinh trĩu nặng, nhân vật của Tơ Hồi thiên về hành động. Hành động trở thành phẩm chất nổi bật trong thế giới nhân vật của nhà văn. Qua hành động Tơ Hồi mn khẳng định phẩm chất và đặt niềm tin

vào sức sống bền bỉ, dẻo dai của con người.

a. Phẩm chất, tính cách, thói tật của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói

Khác với hành động của nhân vật sử thi - hành động phi thường của những nhân vật phi thường, hành động nhân vật Tơ Hồi gắn với cuộc sống sinh hoạt. Hành động ấy diễn ra tự nhiên như dòng chảy của cuộc sống. Qua hành động, nhân vật bộc lộ khách quan phẩm chất, tính cách và cả thói tật để làm nên một thế giới sinh động muôn màu muôn vẻ.

Phẩm chất, tính cách, thói tật của chú Dế Mèn (Dế mèn phiêu lưu ký) được bộc lộ qua 6 hành động tiêu biểu. Hành động đầu tiên là trêu con mụ Cốc để ra oai với Dế Choắt, tưởng mình nhất thiên hạ. Lúc này Mèn dương dương tự đắc: "Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao cịn biết sợ ai hơn nữa". Sự ngơng cuồng ấy dẫn đến cái chết thảm thương cho Dế Choắt. Đây là bài học đường đời đầu tiên không bao giờ quên của Dế Mèn. Lời "trăng trối" cuối cùng của Dế Choắt đã thức tỉnh "lương tâm", thức tỉnh cái phần tốt đẹp tiềm ẩn trong Dế Mèn. Trong cuộc phiêu lưu thực hiện "lý tưởng" xây dựng thế giới đại đồng, Mèn đã có 5 lần hành động hữu ích bộc lộ phẩm chất tính cách. Hành động đầu tiên đánh dấu sự thay đổi trong "suy nghĩ" và "việc làm" của Mèn là hành động bênh vực chị Nhà Trị: "Tơi quay phắt lưng, phóng càng đạp mạnh vào đầu mụ Nhện một cái đạp" khiến mụ hoảng hốt sợ hãi. Nhân cơ hội đó, Mèn thét lên: "Chúng mày có của ăn của để, đứa nào cũng béo múp mơng đít cả lượt như thế mà cứ cố tình địi nó một tý teo nợ đã mấy đời rồi là không được. Ta cấm từ giờ khơng được địi nợ Nhà Trị nữa. Nó bé bỏng làm chưa đủ ni thân, phải thương nó, x xố cơng nợ cho nó. Ở đời, thù hằn độc ác làm gì". Hành động đầu tiên đánh dấu sự thay đổi "tính cách" của Dế Mèn là một hành động vì việc nghĩa. Nếu trước đó, Mèn hồn tồn "vơ cảm" trước "hồn cảnh" của Dế Choắt, thì giờ đây, hành động bênh vực chị Nhà Trò yếu đuối trước lũ Nhện hung hăng chứng tỏ Mèn đã thực sự "quan tâm" đến "mọi người".

Lần thứ hai, Mèn cứu Trũi ra khỏi bàn tay hung ác của "bọn Bọ Muỗm". Cứu Trũi thoát chết, kết nghĩa anh em, "thề rằng từ đây sinh tử có nhau", lên đường thực hiện "lý tưởng" tốt đẹp của "cuộc đời".

Lần thứ ba, Mèn chấp nhận lên sàn đấu với võ sỹ Bọ Ngựa để cứu Trũi vì xem ra "Trũi đã có vẻ mệt".

Lần thứ tư, cùng Trũi đưa các lồi đi tránh rét, đem lại vẻ bình n cho mn lồi trong vùng.

Lần thứ năm, đàm phán với kiến chúa. Khi Mèn đã trình bày đầu đi câu chuyện cho kiến chúa nghe, mọi nghi ngờ được giải toả. Một quang cảnh chan hoà thân ái diễn ra khắp vùng đồi đương mùa hoa tầm xuân. "Chẳng bao lâu cả mọi loài... đều gửi thư nhắn tin về hoan nghênh và hưởng ứng... Tiếng vang cuồn cuộn khắp đất trời Như vậy là, cả năm lần hành động vì việc nghĩa, cả năm lần đều đem lại những điều bất ngờ thú vị:

Lần thứ nhất, đem lại "hạnh phúc" cho chị Nhà Trò yếu đuối.

Lần thứ hai, cứu Trũi thoát chết, "kết nghĩa anh em", thực hiện mục đích cao cả của "cuộc đời".

Lần thứ ba, giải nguy cho Trũi, dạy cho Bọ Ngựa một bài học về sự kiêu căng hống hách của mình.

Lần thứ tư, tránh được cái chết cho mn lồi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Và lần thứ năm, mn lồi kết nghĩa anh em, sống trong khơng khí chan hồ, xây dựng thế giới đại đồng.

Như vậy, qua mỗi hành động, Mèn đều trực tiếp bộc lộ "phẩm chất", "tính cách", "thói tật". Nếu những ngày đầu, Mèn hành động như một "kẻ" ngơng cuồng - "trêu con mụ Cốc", rói "chui tọt vào hang, lên giường nằm khểnh bắt chân chữ ngũ", để mặc cho Choắt bị mụ Cốc "giáng một mỏ xuống... quẹo sống lưng... rồi tắt thở", thì giờ đây Mèn đã thay đổi và trở thành một chú Dế "nhân hậu", "giàu lòng nhân ái".

Thào Khay là nhân vật tích cực trong tiểu thuyết Miền Tây. Theo suốt chiều dài tác phẩm, người đọc ít gặp những giây phút Thào Khay suy nghĩ về quãng đời cũ của gia đình và bản thân, về hạnh phúc và tình yêu tuổi trẻ, cho dù quãng đời khổ đau ấy đầy ắp những nỗi nhọc nhằn và sự bất cơng ngang trái. Thào Khay dễ thích nghi với hoàn cảnh. Trước kia khi mẹ con ở trong rừng, Thào Khay cũng "chẳng tị mị háo hức gì... Thào Khay chỉ chăm đi đào củ mài và bẫy chuột". Khi được trở về với bản làng, Thào Khay đi bộ đội, học làm y sỹ, lòng đầy nhiệt huyết trở về xây dựng quê hương. Miệng nói, chân đi, tay làm, Thào Khay đến cả các xóm. Từ những chòm lơ thơ vài ba nhà, cả mấy đám thanh niên ở lều nương cày mùa, Thào Khay cũng tới ngủ đêm và trò chuyện từng làng từ đỉnh núi xuống, đến đâu cũng họp xóm, nói chuyện vệ sinh phòng bệnh, giới thiệu cơ sở điều trị ở trạm xá sắp mở... Thào Khay chữa khỏi bệnh cho con trưởng thôn Pàng, vận đông bà con về làm trạm xá, làm kho và cửa hàng mậu dịch. Thào Khay xuất hiện trong tác phẩm như một con người của cơng việc, tâm huyết với cơng việc, ít có những khoảnh khắc thời gian cho riêng mình. Ngay cả trong tình yêu, chưa một lần Thào Khay thổ lộ với Khứa Ly, cho dù mọi người đều vun vén cho đôi bạn trẻ

và Thào Khay cũng khơng hồn tồn thờ ơ với cô. Không những thế, trong mối quan hệ anh em, khi Thào Nhìn đi lầm đường lạc lối đang cần có sự cảm thơng, gần gũi chia sẻ, Thào Khay cũng ít dành cho người anh trai những lời tâm sự bộc bạch từ đáy lòng. Rõ ràng là, nhân vật Thào Khay còn thiếu vắng một sức mạnh của đời sống nội tâm để làm nên sự hoàn thiện. Trong sáng tác của Tơ Hồi, nhân vật người thực việc thực đem lại một sắc thái mới hấp dẫn. Xây dựng kiểu nhân vật này, nhà văn thể hiện sự nhất quán trong cảm quan về con người của mình. Hồng Văn Thụ (Tuổi trẻ Hoàng Văn

Thụ) là người con trung kiên của Tổ quốc. Khẳng định phẩm chất của nhân vật, Tơ Hồi tìm đến những thời điểm có ý nghĩa theo quan niệm của nhà văn. Khơng lựa chọn giờ phút Hồng Văn Thụ hiên ngang ra pháp trường, Tơ Hồi tái hiện chân dung người chiến sỹ cách mạng từ những ngày đầu dị dẫm trên con đường đi tìm cách mạng. Và trên con đường ấy anh không nề hà bất kỳ một công việc nào, từ những "việc nhỏ": bắt tắc kè, hái củi, bắt thỏ rừng, xin ăn, mót khoai, bán thuốc, cắt tóc... đến cơng việc lớn: tổ chức rải truyền đơn cách mạng, in ấn tài liệu trên hang áng Cúm, mở lớp huấn luyện ba quần chúng cách mệnh đầu tiên cho cách mệnh Việt Nam, mở đường cách mệnh từ miền núi về miền xuôi, từ Lạng Sơn qua Bắc Sơn về Hà Nội... khiến nhân vật hết sức gần gũi.

Dù nhân vật của Tơ Hồi là nhân vật hành động, nhưng điều đó khơng có nghĩa là mọi nhân vật của ơng hồn tồn thiếu vắng đời sống nội tâm. Khơng ít nhân vật, đời sống nội tâm được nhà văn thể hiện rất tinh tế. Tuy nhiên, những nhân vật có chiều sâu nội tâm trong sáng tác của Tơ Hồi chưa nhiều.

Mỵ (Vợ chồng A Phủ) trong hoàn cảnh ngặt nghèo của hiện tại bản thân trở nên vô hồn - "Lùi lũi như con rùa ni trong xó cửa", mà đâu có bàng quan trước sự đau đớn của A Phủ - một người không quen biết. Cô cảm nhận sâu sắc sự bất lực tử hai dòng nước mắt của A Phủ. Cơ xót xa nghĩ đến cái chết sẽ đến bất kỳ lúc nào với con người nghèo khổ kia - "cơ chừng này chỉ đêm mai là A Phủ chết, chết đau, chết đói, chết rét". Và trước những bất công tàn nhẫn ấy, cô nhận ra rằng: "người kia việc gì mà phải chết thể". Suy nghĩ rồi đi đến hành động "cắt dây trói" thể hiện đạo lý truyền thống "thương người như thể thương thân" của con người lao động Việt Nam.

Trở lại với tiểu thuyết Miền Tây, nhân vật bà Giàng Súa được coi là nhân vật trung tâm trong tác phẩm. Cuộc đời cũ đầy bất hạnh của bà là bức thông điệp lên án mạnh mẽ chế độ xã hội cũ. Những năm tháng dài đằng đẵng, chui lủi trong rừng sâu, trong lòng bà thèm khát được "nghe tiếng gà lợn kêu điếc tai, con bị rung chng, con ngựa lọc cọc trên đá. Tiếng ai đứng gọi vọng ra nương"... Khát khao tưởng chừng như nhỏ bé tầm thường nhưng rất đỗi thiêng liêng, bởi bà là một con người - một con người bình thường không thể tách ra khỏi đồng loại. Những năm được trở về với bà con, bà Giàng Súa sung sướng ngỡ ngàng, bởi "những điều tốt lành đã đến, làm cho lịng người khơ cạn bỗng dưng chợt vui như đầu năm thấy điềm con chim én về làm tổ trong mái nhà". Nhưng niềm vui của người mẹ khổ đau chưa trọn vẹn. Năm tháng trôi đi, bà vui vì Thào Khay, Thào Mỵ đã trưởng thành, trở thành người có ích. Nhưng

trong lịng bà mẹ đáng thương vân day dứt khơn ngi vì đứa con đầu đi lầm đường lạc lối. Không chấp nhận con đường đi và suy nghĩ của Thào Nhìa, nhưng bà vẫn tràn ngập tình thương con. Trơng thấy đứa con vẫn nhớ nếp sinh hoạt người Mèo, "lưu lạc bấy lâu bây giờ vẫn biết vào bếp, cúi xuống, tìm cái thìa gỗ, lấy bát ngơ, thuộc chỗ như nó vẫn ở nhà thường ngày", bà Giàng Súa sung sướng giàn giụa nước mắt. Vậy mà khi đứa con vẫn không tỉnh ngộ, vẫn chống phá cách mạng đến cùng, bà mẹ ấy rắn rỏi, kiên quyết, bình tĩnh lạ lùng: "Thằng Thào Nhìa đã chết từ ngày thống lý Sống Cổ bắt nó đi tải đồ cho khách Sìn rồi, thằng biệt kích này khơng phải con tơi, nó khơng phải người Mèo. Nó gọi mẹ ma nào chứ khơng phải gọi tôi", dù trước khi tỏ rõ thái độ ấy "bà nức lên. Bà lại ngã xụp xuống" trong lòng đau như đứt từng khúc ruột. Tâm trạng người mẹ đáng thương ấy được Tơ Hồi miêu tả khá thành cơng đem lại sự xúc động trong lịng người đọc.

Nhân vật có đời sống nội tâm sâu sắc trong sáng tác của Tơ Hồi chưa nhiều. Hiện diện sinh động trên trang sách của nhà văn vẫn chủ yếu là nhân vật hành động với những cử chỉ, việc làm, lời nói cụ thể. Nhà văn chưa dành nhiều tâm sức đi sâu miêu tả trạng thái tâm lý nhân vật. Vì thế, nhân vật của ơng ít chiều sâu nội tâm.

b. Nhân vật tự thể hiện sức sống tiềm tàng qua hành động trực tiếp trong đời sống lao động và sinh hoạt

Giá trị vốn có của bản thân, sức sống tiềm tàng của con người lao động Việt Nam được tự thể hiện qua hành động là một trong những đặc điểm thế giới nhân vật Tơ Hồi. Trong thế giới nhân vật của ông, con người phải hành động và chỉ có hành động mới tự bộc lộ được những giá trị tiềm ẩn của chính mình.

Trong qng đời làm dâu gạt nợ nhà thống lý Pá Tra, Mỵ (Vợ chồng A Phủ) bộc lộ sức sống tiềm ẩn của bản thân qua hai hành động quan trọng. Lần thứ nhất, nghe tiếng sáo gọi bạn trong đêm tình mùa xuân, trong lòng Mỵ "thấy phơi phới trở lại... đột nhiên vui sướng như những đêm Tết ngày trước". Khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, sức sống tiềm tàng trở lại với Mỵ sau bao nhiêu năm tháng bị đoạ đầy đau khổ. Lần đầu tiên trong nhà thống lý Pá Tra, Mỵ ý thức sâu sắc rằng: tuỵ còn trẻ lắm, Mỵ vẫn còn trẻ. Mỵ muốn đi chơi. Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết. Huống chi A Sử và Mỵ, khơng có lịng với nhau mà vẫn phải ở với nhau". Nỗi khổ đau nhất cuộc đời Mỵ là ở đó. Hơn lúc nào hết, Mỵ cảm nhận rõ sự vô lý, tàn nhẫn của cuộc đời. Hành động chuẩn bị váy áo đi chơi là hành động bộc lộ ý thức, bộc lộ sức sống tiềm tàng, khát khao hạnh phúc trong con người Mỹ.

Lần thứ hai, trong hoàn cảnh khổ đau của A Phủ, Mỵ suy nghĩ và hành động - hành động cắt dây trói cho A Phủ và trốn chạy. Đây là hành động quyết liệt nhất, mà cũng

nhân bản nhất. Sự giải thoát cho cuộc đời hai con người bằng chính hành động tự cứu

mình là kết quả tất yếu của những chuỗi ngày đắng cay, cùng cực. Ý thức về bản thân, ý thức về người cùng cảnh ngộ đã thôi thúc Mỵ hành động như thế. Mới biết rằng hành động của những con người nhỏ bé khơng hồn tồn nhỏ bé. Hành động tự cứu mình và

cứu người của Mỵ là hành động phi thường của một sức mạnh phi thường. Dù đây là hành động tự phát nhưng như vậy cũng đủ để khẳng định sức sống tiềm ẩn luôn chất chứa trong lòng họ.

Xây dựng thế giới nhân vật hành động, Tơ Hồi khơng chỉ bộc lộ khát khao sống, khát khao hạnh phúc, nhà văn còn khẳng định sức mạnh của niềm tin - niềm tin vào chính bản thân và niềm tin vào cuộc sống.

An Tiêm bước vào tiểu thuyết Đảo hoang của Tơ Hồi từ một nhân vật cùng tên

Một phần của tài liệu phong cách nghệ thuật Tô Hoài (Trang 45 - 51)