Giọng điệu suồng sã tự nhiên

Một phần của tài liệu phong cách nghệ thuật Tô Hoài (Trang 80 - 86)

I. GIỌNG ĐIỆU NGHỆ THUẬT DÍ DỎM, SUỒNG SÃ, TRỮ TÌNH

2.Giọng điệu suồng sã tự nhiên

Sáng tác dưới cảm hứng sử thì, giọng điệu suồng sã thân mật bơng đùa hầu như ít xuất hiện. Bởi ở cảm hứng ấy, người cầm bút trào dâng một tâm trạng, một ham muốn ngợi ca vẻ đẹp của quê hương xứ sở và con người Việt Nam anh hùng. Chính vì thế, giọng diệu trữ tình ngợi ca mang âm hưởng hào hùng trở thành giọng điệu chủ đạo của các tác phẩm văn học viết dưới cảm hứng này. Đó là giọng điệu hào sảng trong một loạt các tác phẩm văn học giai đoạn 1945 - 1975: Dấu chân người lính của Nguyễn Minh Châu, Vùng trời của Hữu Mai, Chiến sỹ của Nguyễn Khải, Hòn đất của Anh Đức, Dưới đám mây màu cánh vạc của Thu Bồn, Đất Quảng của Nguyễn Trung Thành,... Hãy lắng nghe giọng của người kể chuyện kể về những giây phút cuối cùng của người chiến sỹ điện thanh Lữ (Dấu chân người lính - Nguyễn Minh Châu):

"Người chiến sỹ điện thanh ấy trước khi hy sinh còn ngẩng cao đầu lên một lần cuối cùng: Trên nền trời cao, rất cao và xanh, lá cờ đỏ mỗi lúc một thắm tươi đang bay, lá cờ mỗi lúc càng tiến dần đến trước mặt. Rồi anh nhắm mắt hẳn. Những món tóc rất xanh rối bù dính bết máu phủ kín cả vầng trán lấm tấm mồ hôi đã trắng nhợt. Dường như từ trong ngực anh, chiếc đài vẫn đang nói sang sảng".

Hình ảnh người chiến sỹ anh hùng trước giờ phút vĩnh biệt cuộc đời được miêu tả bằng ngôn ngữ sử thi trang trọng. Tư thế bình thản ngắm nhìn khơng gian cao rộng khôn cùng với màu xanh của bầu trời, màu đỏ của lá cờ đưa người đọc tới chiêm ngưỡng một tượng đài bi hùng của vẻ đẹp người chiến sỹ Việt Nam.

Ngược lại, sáng tác dưới cảm hứng nhân văn đời thường, giọng điệu sử thi hầu như ít xuất hiện. Thích hợp với nó là giọng điệu suồng sã thân mật tự nhiên đem lại một giá trị thẩm mỹ mới. Trong sáng tác của mình, Tơ Hồi thường đặt nhân vật vào mơi trường thế sự. Ở đó, có những mối quan hệ đời thường: quan hệ tình cảm (tình cảm gia đình, tình làng nghĩa xóm, tình u, tình bạn bè); quan hệ công việc làm ăn sinh sống... Những mối quan hệ đó gần gũi thân tình khiến họ có thể tự nhiên bộc lộ bản tính. Đây là cuộc trị chuyện của đôi bạn trẻ yêu nhau - Ngây và Hời (Quê người):

"Ngây bảo Hời:

- Hai cậu mợ còn vờ vịt mãi. - Bướm ra phết đấy.

- Lúc nãy sợ quá, mà sao suốt đám không thấy anh đâu. - Tơi nấp một chỗ. Thằng Khói làm gì đằng ấy, tơi cũng biết.

Ngây chạnh lịng, đấm vào lưng Hời một cái. Nếu ban ngày, chắc đã nhìn thấy nàng đỏ mặt. Nàng nói khẽ:

- Thằng tồi q!

- Nó biết mặt các anh khơng? - Biết.

- Nó thù thì chết. Hời vung gậy lên:

- Cho thù. Ngữ ấy làm gì nổi ai? - Em sợ lắm.

hời cười: - Sợ đếch gì".

Giọng điệu của đoạn văn cơ bản được tạo bởi ngữ điệu lời nói của hai nhân vật và hệ thống từ ngữ thông tục: vờ vịt, ra phết, tồi, đả, ngữ ấy, đếch. Hệ thống từ ngữ này tạo khơng khí dân dã trong cuộc trị chuyện. Và ngữ điệu lời nói của hai nhân vật trực tiếp bộc lộ tính cách của họ. Ngữ điệu lời nói của Ngây luôn ở âm vực thấp như một lời giãi bày, thể hiện tính cách cơ gái thẳng thắn, chân tình và nhát sợ. Ngữ điệu lời nói của Hời ở âm vực cao - "Thế mới định đả cho một trận", "Ngữ ấy làm gì nổi ai?", "Sợ

đếch gì", trọng âm câu nói lại rơi vào chính từ thơng tục, mang đậm phong cách khẩu

ngữ tự nhiên, hàm chứa thói "sĩ diện", "ra oai" thường tình của các chàng trai trước mặt người yêu.

Phản ánh muôn mặt của cuộc sống đời thường, giọng điệu xuồng sã của Tơ Hồi tỏ ra đắc địa hơn bất kỳ một yếu tố nghệ luật nào khác. Ngay cả khi nhà văn viết về thế giới cá tính, thói tật ơng của mỗi người, thậm chí cả của bạn bè đồng nghiệp - những nhà văn tên tuổi. Phải là người đồng cảm và trân trọng cá tính bạn bè nhiều lắm, nhà văn mới khắc hoạ chân dung một người bạn từ những chuyện như thế này:

"Nguyên Hồng buông tờ báo xuống. Rồi Nguyên Hồng xua tay nói như thét vào mặt tôi:

Tiên sư mày, thằng câu tiễn! Ơng thì khơng, Nguyên Hồng thì khơng.

(…)

Nguyên Hồng nói khẽ:

- Tao tính cả rồi. Trơng đây này. (…)

- Tao về Nhã Nam - Tao về Nhã Nam.

- Ừ Nhã Nam. Đủ lắm rồi. Ông đi chơi với chúng mày nữa. Ông về Nhã

Nam"[100, 471].

chát ngay, nhưng đằng sau cái góc cạnh sỗ sàng ấy là cả một tấm lịng: chân tình, thẳng thắn và giàu lịng tự trọng.

Và cả những chuyện dễ gặp ngồi đời, nhưng khó có thể gặp trong trang sách mà Tơ Hồi vẫn bình thản kể nhờ giọng điệu "trời phú" của mình: "Nguyễn Tuân vốn mến và chơi với hoạ sỹ Nguyễn Sáng. Nguyễn Sáng đã vẽ Nguyễn Tuân những chân dung đặc sắc. Nhưng mà cái hợm trong sáng tác, không coi ai ra gì, ai cũng khơng bằng mình của Nguyễn Sáng thì Nguyễn Tn khơng chịu được. Nguyễn Sáng đến chơi mùng ba Tết. Hai người uống vui, câu chuyện xoay quanh nghệ thuật. Bốc lên, Nguyễn Sáng hét: "Chỉ có một thằng Sáng thơi. Cịn thì cứt hết!" Nguyễn Tuân giơ tay ra cửa: "Đi ngay?". Nguyễn Sáng vẫn hăng: "Nguyễn Tuân à, đừng tưởng bở? ông không biết viết tiểu thuyết. Truyện khơng có nhân vật, vứt đi!, "Anh ra khỏi đây ngay".

Nguyễn Sáng lập cập xuống thang:

Gặp tơi, Nguyễn Sáng nước mắt đầm đìa. Nguyễn Sáng bảo con gái tôi: "Người ta vừa đuổi chứ". Ngồi một lúc tỉ tê hỏi mới ra câu chuyện những cái tài cái tay gặp nhau. Nguyễn Sáng nói một câu sắc rợn: "Nó cũng khinh người bỏ mẹ, lại bảo mình khinh người!". "Lúc nãy có nói thế với Nguyễn Tn khơng?". "Chưa nói hết câu, nó đã tống mình đi rồi. Tức q, đi ln" [100, 508].

Như vậy là, trong mn chuyện đời thường, chuyện gì, với ai, ở đâu Tơ Hồi cũng có thể đưa lên trang sách nhờ giọng điệu "trời phú" này. Từng chi tiết, từng hình ảnh cụ thể trong cuộc sống sinh hoạt, từng cá tính thói tật riêng đều được diễn tả bằng một hệ thống ngữ điệu và từ ngữ thơng tục gần với lời nói thơng thường, khiến chuyện của Tơ Hồi cứ hồn nhiên như dòng chảy của cuộc sống. Có một thời, khơng ít sáng tác của Tơ Hồi, vì những "thói tật", riêng đã bị nhìn nhận thiếu thiện cảm. Nhất là những sáng tác giai đoạn 1945 - 1975, trong khi âm hưởng sử thi bao trùm khơng khí thơ văn của thời đại, các cây bút đều sảng khoái cất lên giọng ngợi ca, ca ngợi con người, dân tộc Việt Nam anh hùng, thì Tơ Hồi lại có con đường thể hiện riêng. Sáng tác của ơng khơng tách khỏi dịng chảy chung của thời đại. Cũng viết về đề tài cách mạng, cũng đưa những sự kiện lịch sử không thể nào quên lên trang sách, nhưng người đọc ít được chiêm ngưỡng hình tượng nhân vật sử thi, ít được nghiêng mình trước những tượng đài bi hùng của con người Việt Nam anh hùng, ít được chứng kiến làn sóng cách mạng trào dâng như vũ bão... mà nhiều cây bút thời kỳ này thể hiện rất thành cơng. Tơ Hồi viết về chủ đề cách mạng trên cái nền của những bức tranh phong tục, bức tranh sinh hoạt "vụn vặt" đời thường. Tơ Hồi là nhà văn của con người và cuộc sống bình thường, từ cảm quan hiện thực đến cảm hứng sáng tác, Tơ Hồi đều hướng về hiện thực cuộc sống bình dị trong dịng chảy tự nhiên của nó. Tơ Hồi khơng phải là người đầu tiên và cũng không phải là người cuối cùng đến với mảnh đất rộng lớn này, thế nhưng ơng ln có cái nhìn riêng, cái cảm riêng, cái hứng khởi riêng không hề trùng với bất kỳ ai. Chuyện của Tơ Hồi ít thấy dấu hiệu vơi cạn cũng như cuộc sống khơng bao giờ ngừng nghỉ. Nó cứ tồn tại tự thân vĩnh hằng cung cấp nguồn cảm hứng sáng

tác vô tận cho nhà văn.

Trở lại vấn đề đã nêu, Mười năm là tác phẩm tiêu biểu trong giai đoạn 1945 - 1975 của Tơ Hồi. Tác phẩm viết về đề tài cách mạng, tham vọng của nhà văn muốn dựng lại quãng thời gian mười năm lịch sử (1935 - 1945) với bao sự kiện thăng trầm không thể bao giờ quên. Khi mới ra mắt bạn đọc, Mười năm bị nhìn nhận khá khắt khe, có ý kiến cho rằng: "Mười năm chính là vấn đề của một chủ trương sáng tác sai lầm, một

khuynh hướng nghệ thuật lệch lạc" (Như Phong). Mặc dù cịn có những hạn chế, nhưng trên góc độ phong cách, đúng như Giáo sư Hà Minh Đức đã khẳng định: "Mười

năm là một bước phát triển mới của phong cách Tơ Hồi". Ở tác phẩm này, những nét

phong cách đặc sắc Tơ Hồi có từ trước cách mạng đã trở lại, nhưng được thể hiện ở mức độ cao hơn, đậm nét hơn. Một trong những phương diện thể hiện sự trở lại rõ nhất phong cách Tơ Hồi ở tác phẩm này là giọng điệu nghệ thuật. Giọng điệu suồng sã tự nhiên là giọng điệu chủ đạo của tác phẩm. Ngay cả khi nhà văn thiêu tả cảnh những thanh niên tích cực ở làng Nha: Lê, Lạp, Trung, Ba, họp bàn công việc đình cơng chống thuế, giọng điệu sướng sã vẫn là chất giọng chủ đạo:

"Lê đã tức lắm, miệng bầm bập chực nói từ nãy. Cố nén, nghe đến đây thì khó chịu q rồi, Lê nhổm dậy, sấn sổ:

Mày nói vậy thì chó nó cũng khơng ngửi được. Thế u mày vào nhà Lý Dĩ đóng, thì

đóng cho ai, cho con chó à? (…)

Trong lúc Lê nói, cả lũ Lạp, Trung, Ba đã ngồi chồm hỗm lên nhìn Lê, như đợi Lê bật ra một câu gì nặng nữa cho hả. Chưa thấy Lê nói, anh nào cũng liếm mép mấy lượt. Rồi có anh đánh một câu: - Tiên sư những đứa khốn nạn thậm thọt vào nhà Lý Dĩ!

An chạm phải gai, nhổm dậy:

- Nếu không đi với chúng mày thì tao đến đây làm gì? Đứa nào thậm thọt? Thằng

nào chửi mẹ ông thế?

Im lặng.

- Trước sau tao vẫn bảo tao với chúng mày là một thì chúng mày lại chửi tao nhem

nhẻm. Thế là thế nào? Khối đứa kia kìa, cũng ký đơn hăng lắm, mà bây giờ nó theo phe Lý Dĩ, nó đóng có sản, nó phản thùng chơi lại thì chúng mày lại câm họng. Cánh nhà Lý Dĩ, lại chi tóp những họ Nguyễn, họ Bùi đấy, làm gì được chúng nó thì làm nào?

- Thế nào cũng có thằng bỏ mẹ với ơng! - Khơng nói thăng thiên đấy chứ... - À mày láo hả...".

thông tục thậm chí thơ tục, khiến người đọc cảm thấy mất đi tính chất nghiêm túc cần thiết của cơng việc. Nhưng chính nó lại mang hơi thở của cuộc sống vào văn chương, khẳng định mối quan hệ máu thịt giữa văn chương với cuộc đời.

Xét trên phương diện phong cách, giọng điệu suồng sã tự nhiên đem lại tiếng nói ổn định trong sáng tác của Tơ Hồi. Chính nó đã góp phần tạo thế cân bằng cho một giai đoạn văn học (1945- 1975), khi mà giọng điệu hào hùng sảng khoái bao trùm hầu hết các tác phẩm. Giọng điệu suồng sã của Tơ Hồi tạo mọi điều kiện thuận lợi cho những yếu tố đời thường đi vào trang sách. Từ nhân vật - chị Hai Tâm bỡn cợt, lẳng lơ; An nhút nhát, dễ dao động; Chúc dựa dẫm, cơ hội; Gạch thật thà, "nịnh tính"..., đến mọi cảnh đời - cảnh khốn cùng của gia đình Nhàn, nỗi gian truân của Trung, của Lê, của Lạp,... đều được hiện diện bởi giọng điệu suồng sã tạo những màu sắc thẩm mỹ độc đáo.

Hãy nghe cuộc trị chuyện giữa anh Trung và cơ Gạch: "Nhiều lúc Gạch hỏi Trung:

- Anh quê ở đâu, nói thật nào?

- Ai nói dối cơ phải tội, tơi dân Thái Lọ đấy.

Thơi đi nói cái đầu gối cũng khơng nghe được. Dân Thái Bình đâu lại răng trắng

như răng lợn luộc thế kia.

- Tơi thề nào.

- Thề bồi gì rồi nó vận vào người mà vợ con lại mất nhờ. Em đoán tướng cho anh nhé.

- Đoán đi.

- Đoán anh lại chỉ bố đánh rồi trốn nhà đi lêu bêu, chứ ngữ anh thì ăn đời ở kiếp gì cái nghề vác đất lị này. Hơm nào đàn em về chơi cho biết nhà anh nhé?

- Nhà tôi xa lắm.

- Xa với gần thì cũng một cơng đường đi thơi. - Cơ chẳng tin thì thơi khơng nói chuyện nữa. - Này anh Trung dở hơi à? Hay dỗi thế!".

Đoạn văn chỉ có một câu là lời của người kể chuyện với giọng điệu trung tính. Lời đối đáp của hai nhân vật mang sắc thái suồng sã tự nhiên, được tạo bởi chủ yếu từ hệ thống từ ngữ thông tục và thành ngữ: Thái Lọ, lêu bêu, ngữ anh, dở hơi, như răng lợn

luộc, ăn đời ở kiếp. Sự xuất hiện hệ thống từ ngữ thông tục khiến câu chuyện mang sắc

thái của cuộc sống thường nhật. Khơng những thế nó cịn đem lại cho người đọc cảm giác cách nói suồng sã ngồi đời khơng những khơng xa lạ với văn chương mà cịn gắn bó với tác phẩm nghệ thuật hơn bao giờ hết.

Sẽ là chưa trọn vẹn nếu chưa đề cập đến mảng đề tài viết về miền núi của Tơ Hồi. Do đặc điểm ngơn ngữ và tính cách con người miền núi, giọng điệu suồng sã mang một sắc thái riêng. Nếu hệ thống từ ngữ thông tục là yếu tố quan trọng tạo bởi giọng điệu suồng sã ở những tác phẩm viết về đề tài Hà Nội, thì cách nói hồn nhiên, tự nhiên lại là nhân tố làm nên giọng điệu "suồng sã" trong những tác phẩm viết về đề tài miền núi của ông. Hãy nghe Thào Mỹ (Thào Mỹ kể đời mình) kể về cuộc đời cũ khổ đau tăm tối của cô:

- "Em lại thêm cái khổ khác. Em đi làm nương một mình, bố mẹ chồng chửi là đi chơi với trai. Có lần em ở nhà, bố chồng đi làm về, thấy có anh họ bên Tà Đú lấy măng về cho. Bố chồng chửi ngay:

"Chúng mày xấu lắm. Sao lúc tao ở nhà không đến". Tới mùa thu ngô, khi ấy nhà ai cũng nấu rượu, có rượu cả bố cả mẹ chửi càng nhiều. Ai đi qua ngõ nhà em, lúc nào cũng nghe thấy tiếng quát: "Con dâu à... con dâu thế à..."

Sắp Tết, em xuống chợ. Tiện đường xin phép về Nhá Súa thăm bố mẹ. Bố chồng trợn mắt:

- Mày trốn việc Tết nhà này à? Mẹ chồng chép miệng:

- Biết con này lười thế thì ngày trước chẳng lấy về! Chồng em đã được hơn mười tuổi. Nó bắt đầu biết nó có quyền với em. Nó cũng chửi:

- Con hổ vồ".

Câu chuyện do chính người trong cuộc kể với những chi tiết cụ thể, chính xác, chân thực được diễn đạt qua hàng loạt những câu văn ngắn phù hợp với lối tư duy của người dân lao động miền núi, khiến câu chuyện kể gần với phong cách khẩu ngữ tự nhiên. Lời kể khách quan chân thật của nhân vật Mỹ cũng như lời nói của từng nhân vật khơng hàm chứa ẩn ý sâu xa, rất gần với lời nói thường trong phong cách giao tiếp ngoài đời.

Viết về đề tài miền núi, Vợ chồng A Phủ là truyện ngắn xuất sắc nhất của Tơ Hồi. Cuộc sống khổ đau của Mỹ trong nhà thống lý Pa Tra được kể bằng giọng điệu dung dị điềm nhiên của người kể chuyện. Giọng điệu ấy hiện diện ngay từ những dòng mở đầu câu chuyện: "Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lý Pá Tra thường trơng thấy có một cô

Một phần của tài liệu phong cách nghệ thuật Tô Hoài (Trang 80 - 86)