Khái niệm về vai trò củathanh tra tỉnh trong phòng, chống tham nhũng về công tác

Một phần của tài liệu Luận văn vai trò của thanh tra tỉnh trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ từ thực tiễn tỉnh đồng nai (Trang 26 - 30)

1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về vai trò củathanh tra tỉnh trong phòng, chống tham

1.1.2. Khái niệm về vai trò củathanh tra tỉnh trong phòng, chống tham nhũng về công tác

nhũng về công tác cán bộ

1.1.2.1. Khái niệm về thanh tra

Thuật ngữ Thanh tra xuất phát từ gốc tiếng La tinh là inspectorate, nghĩa là

“nhìn vào bên trong”, chỉ kiểm tra, xem xét từ bên ngoài đối với hoạt động của một

số đối tượng nhất định. Theo từ điển Tiếng Anh thì thanh tra là kiểm tra để phát hiện, xem xét hiện trạng của đối tượng bị kiểm tra hay xem xét sự tuân thủ pháp luật

hay nhiệm vụ được thực hiện có được thực hiện một cách hợp lý không [29, tr.617]. Theo Đại Từ điển tiếng Việt thì thanh tra là điều tra, xem xét để làm rõ sự việc [46, tr.1529], hay: “Thanh tra là kiểm soát xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, cơ quan, xí nghiệp” [55, tr.882], Từ điển tiếng Việt của Trung tâm từ điển học thì xác

định thanh tra là cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét tại chỗ việc làm của địa phương, tổ chức để phát hiện và ngăn chặn những gì trái với quy định. Thanh tra thường đi kèm với một chủ thể thực hiện nhất định.

Khái niệm thanh tra cũng đã được nghiên cứu và đề cập nhiều trong các bài nghiên cứu trên các tạp chí pháp luật, trong các bài nghiên cứu của đề tài khoa học ở các cấp. Theo đó thì: Thanh tra là việc xem xét, đánh giá việc thực hiện pháp luật của

cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động quản lý nhà nước, nhằm phát hiện sai sót

trong hoạt động quản lý nhà nước, kiến nghị với cơ quan nhà nước biện pháp khắc

phục, phòng ngừa và xử lý vi phạm; phát huy nhân tố tích cực góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân [21, tr.26].

Theo giải thích thuật ngữ thanh tra nhà nước trong Luật thanh tra năm 2004 thì hoạt động thanh tra là hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện

theo hình thức thanh tra hành chính hoặc thanh tra chuyên ngành. Luật thanh tra năm 2010 cụ thể hóa hơn, hoạt động thanh tra được hiểu là hoạt động xem xét, đánh

giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm

quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ

quan, tổ chức, cá nhân [33, Điều 3]. Đây là dấu hiệu phân biệt hoạt động thanh tra

nhà nước với hoạt động thanh tra nhân dân và thanh tra nội bộ trong các doanh nghiệp nhà nước và các đơn vị sự nghiệp của nhà nước. Hoạt động thanh tra nhà nước nhân danh nhà nước, được đảm bảo bằng cơ sở pháp lý và bộ máy của các cơ

quan nhà nước.

Về bản chất thì thanh tra là một phương thức kiểm tra, giám sát quyền lực

nhà nước bên trong hệ thống hành pháp. Các thanh tra nằm trong hệ thống hành

pháp nhưng hoạt động có tính độc lập tương đối. Hoạt động thanh tra là hoạt động thực hiện quyền hành pháp. Đối tượng thanh tra cũng là các cơ quan thuộc hệ thống hành pháp. Do đó, người ta quan niệm thanh tra một chức năng của

quản lý nhà nước, là cơ chế tự kiểm soát quyền lực nhà nước trong lĩnh vực hành

pháp [21, tr.25].

1.1.2.2. Khái niệm về thanh tra tỉnh

Thực hiện hoạt động thanh tra là thanh tra nhà nước và người có thẩm quyền

ra quyết định thanh tra. Người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra theo quy định

của pháp luật là thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước và thủ trưởng cơ quan thanh

tra. Xuất phát từ yêu cầu của hoạt động quản lý nhà nước khác nhau mà thanh tra

nhà nước ở các cấp, các ngành được tổ chức có các bộ phận khác nhau. Thậm chí,

cơ cấu tổ chức của các cơ quanthanh tra cùng cấp cũng có sự khác biệt nhất định.

Khi nói đến thanh tra nhà nước thì có thể hiểu là hệ thống các cơ quan thanh tra được thành lập theo cấp hành chính và theo ngành lĩnh vực để thực hiện chức năng

thanh tra. Theo quy định hiện hành thì thanh tra nhà nước bao gồm các cơ quan

thanh tra được tổ chức theo cấp hành chính là Thanh tra Chính phủ, Thanh tra tỉnh, Thanh tra huyện và các cơ quan thanh tra được tổ chức theo ngành, lĩnh vực là

Thanh tra bộ, Thanh tra sở.

Thanh tra tỉnh là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, có

trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về công tác thanh tra,

giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Chức năng, nhiệm vụ của thanh tra tỉnh trong công tác cán bộ

Trong công tác cán bộ, thanh tra tỉnh có chức năng, nhiệm vụ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể tiêu chuẩn chức danh đối với cấp Trưởng, cấp Phó các tổ chức thuộc Thanh tra tỉnh; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra sở; Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; dự thảo quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị thuộc

Thanh tra tỉnh; xây dựng kế hoạch biên chế công chức theo quy định của pháp luật

bảo đảm thực hiện nhiệm vụ được giao.

Mối quan hệ của thanh tra tỉnh và các cơ quan khác trong công tác cán bộ

Thanh tra tỉnh có mối quan hệ với một số cơ quan khác về công tác cán bộ như: UBND tỉnh mà trực tiếp là Chủ tịch UBND tỉnh; Thanh tra Chính phủ; cơ

quan kiểm tra Đảng trong xử lý tố cáo liên quan đến công tác cán bộ. Thanh tra tỉnh

chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh

mà trực tiếp là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. Thanh tra tỉnh chịu sự chỉ đạo về

công tác, hướng dẫn về tổ chức, nghiệp vụ cho cán bộ thanh tra của Thanh tra Chính

phủ. Thanh tra tỉnh có quan hệ phối hợp với cơ quan kiểm tra Đảng trong xử lý tố

cáo liên quan đến cơng tác cán bộ.

1.1.2.3. Khái niệm thanh tra phịng, chống tham nhũng về công tác cán bộ

Thanh tra trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ là việc xem

xét, đánh giá việc thực hiện pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác

cán bộ, nhằm phát hiện sai sót trong hoạt động đánh giá cán bộ; quy hoạch cán bộ;

đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; luân chuyển, điều động cán bộ; bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật cán bộ..., kiến nghị với cơ quan nhà nước biện

pháp khắc phục, phòng ngừa và xử lý vi phạm; phát huy nhân tố tích cực góp phần nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về công tác cán bộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân.

1.1.2.4. Vai trị của thanh tra tỉnh trong phịng, chống tham nhũng về cơng

tác cán bộ

Theo Từ điển Tiếng Việt của tác giả Nguyễn Như Ý thì vai trị (danh từ): là

chức năng, tác dụng của cái gì hoặc của ai trong sự vận động, phát triển của nhóm, tập thể nói chung. Như vậy, theo khái niệm này đuợc hiểu là có vai trị của cá nhân

và vai trị của tập thể (của cơ quan, tổ chức). Vai trò của cơ quan hay tổ chức được xác định bởi chức năng của cơ quan hay tổ chức, được hình thành từ vị trí, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan, tổ chức; tác dụng, hiệu quả hoạt động của cơ quan

hay tổ chức đó đem lại.

Từ đó, có thể hiểu, vai trò của Thanh tra tỉnh trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ là việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện một số hoạt động khác theo quy định pháp luật của Thanh tra tỉnh nhằm phát hiện các sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật để kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hồn thiện, tạo khn khổ chính sách đúng đắn, tạo hành lang pháp lý và động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các

doanh nghiệp; đưa hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh vào nề

nếp, định hướng nền công vụ theo các giá trị minh bạch, hiệu quả, trách nhiệm và hạn chế tối đa tham nhũng về công tác cán bộ.

Một phần của tài liệu Luận văn vai trò của thanh tra tỉnh trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ từ thực tiễn tỉnh đồng nai (Trang 26 - 30)