Giải pháp phát huy vai trò thanhtra tỉnh Đồng Nai trong phòng, chống tham nhũng

Một phần của tài liệu Luận văn vai trò của thanh tra tỉnh trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ từ thực tiễn tỉnh đồng nai (Trang 87)

2.2.10 .Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát

3.2. Giải pháp phát huy vai trò thanhtra tỉnh Đồng Nai trong phòng, chống tham nhũng

chống tham nhũng về công tác cán bộ thời gian tới

3.2.1. Nhóm các giải pháp chung

Hồn thiện pháp luật về vị trí, vai trị, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan

Thanh tra Nhà nước cấp tỉnh trong phòng, chống tham nhũng

Nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung Luật Thanh tra năm 2010 với những nội

dung cụ thể như sau:

Một là, về vị trí, vai trị các cơ quan Thanh tra Nhà nước trong đấu tranh

phòng, chống tham nhũng; mối quan hệ giữa các cơ quan Thanh tra Nhà nước và việc ra quyết định thanh tra đột xuất. Theo quy định của Luật Thanh tra, các cơ

quan Thanh tra Nhà nước có nhiệm vụ, quyền hạn: Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra thuộc phạm vi quản lý của Thủ trưởng quản lý cùng cấp; thực hiện nhiệm vụ, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của Pháp luật. Cơ

quan Thanh tra Nhà nước chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng quản lý nhà nước cùng cấp, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác, tổ chức, nghiệp vụ của

Thanh tra Chính phủ; chịu sự hướng dẫn về công tác, nghiệp vụ của cơ quan Thanh tra Nhà nước cấp trên. Đồng thời, Luật Thanh tra cũng quy định Thủ trưởng cơ

quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan Thanh tra cùng cấp sau khi thống nhất với Thủ trưởng cơ quan Thanh tra Nhà nước cấp trên; phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra, quyết định việc thanh tra đột xuất theo đề nghị của Chánh Thanh tra cùng cấp…việc quy định này nhằm đề cao vai trò chỉ đạo, điều hành của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp đối với cơ quan

Thanh tra Nhà nước nhưng đồng thời cũng đã làm hạn chế tính độc lập tương đối về

tổ chức, tính tích cực chủ động trong việc thực hiện quyền quyết định thanh tra, việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Thanh tra Nhà nước, đặc biệt là

trong cơng tác phịng, chống tham nhũng. Qua thực tiễn công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo phòng, chống tham nhũng cho thấy, các cơ quan Thanh tra đã phát hiện ra nhiều vụ việc vi phạm của đối tượng thanh tra thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp. Vì vậy, trong các trường hợp đó các cơ quan có thẩm quyền gặp rất nhiều khó khăn trong việc kết luận, xử lý

sai phạm, xác định trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan, nhất là trong những vụ việc tham nhũng, tiêu cực. Để tăng cường hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra, một mặt cần phải đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp, mặt khác phải đảm bảo tính độc lập tương đối của các cơ quan Thanh tra với chính cơ quan quản lý đó, tăng cường hệ thống

theo ngành giữa cơ quan Thanh tra cấp trên với cơ quan Thanh tra cấp dưới. Hiện

nay, trong Luật Thanh tra có một số quy định về mối quan hệ giữa cơ quan Thanh

tra cấp trên với cơ quan Thanh tra cấp dưới, về thẩm quyền bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan Thanh tra bộ, ngành địa phương, về thẩm quyền ra quyết định thanh tra đột xuất chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Do đó, để nâng cao hiệu quả hoạt động

phòng, chống tham nhũng của các cơ quan Thanh tra Nhà nước, cần phải nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Luật Thanh tra theo hướng :

-Tăng cường tính hệ thống theo ngành của các cơ quan Thanh tra Nhà nước,

- Tăng cường mối quan hệ giữa cơ quan Thanh tra cấp trên với cơ quan

chức, nghiệp vụ thanh tra đối với cơ quan Thanh tra cấp dưới. Người đứng đầu cơ

quan Thanh tra cấp trên có quyền bổ nhiệm người đứng đầu cơ quan Thanh tra cấp

dưới, sau khi thống nhất với người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp.

- Tăng cường tính độc lập, tính tích cực, chủ động trong hoạt động thanh tra

nói chung và hoạt động phòng, chống tham nhũng của các thanh tra nói riêng, người

đứng đầu cơ quan Thanh tra có quyền ra quyết định thanh tra đột xuất khi phát hiện

có vi phạm pháp luật.

Đối với thanh tra tỉnh, hiện nay các hoạt động thanh tra trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng và thanh tra chỉ thực hiện theo loại hình thanh tra hành chính mà khơng có thanh tra chun ngành. Với loại hình

thanh tra hành chính như vậy thì thẩm quyền của Thanh tra tỉnh bị giới hạn trong việc chỉ thanh tra được đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân trực thuộc Ủy ban

nhân dân cấp tỉnh. Trong khi đó các hoạt động thanh tra tương tự, mang tính chất nội bộ, làm trong sạch bộ máy hành chính như hoạt động thanh tra nội vụ, quốc

phịng, cơng an, tư pháp… vẫn được tiến hành theo loại hình thanh tra chuyên

ngành. Từ đó cho thấy, nhu cầu thực tiễn cũng như tính hợp lý của việc cần chính thức quy định thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại, tố cáo,

phòng, chống tham nhũng và thanh tra. Thanh tra tỉnh là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chun mơn - có thẩm quyền theo ngành, lĩnh vực về vấn đề này -

hồn tồn có đủ điều kiện về vị trí pháp lý, cơ cấu tổ chức và chuyên môn để đáp ứng nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành khi được luật quy định. Vì vậy, việc sửa đổi Luật Thanh tra năm 2010 cần bổ sung quy định cho phép Thanh tra tỉnh được thực hiện hoạt động thanh tra chuyên ngành.

Hai là, bổ sung thêm một số quyền hạn của các cơ quan Thanh tra Nhà nước

trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Để các cơ quan Thanh tra có thực quyền trong hoạt động thanh tra, phịng, chống tham nhũng, kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi tham nhũng, cần nghiên cứu, sửa đổi bổ sung Luật Thanh tra; Luật Phòng,

chống tham nhũng theo hướng giao cho các cơ quan Thanh tra Nhà nước trong q

trình thanh tra, kiểm tra có quyền triệu tập người có dấu hiệu tham nhũng, quyền

Ba là, cần bổ sung các quy định về các biện pháp đảm bảo việc thi hành các

kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý sau thanh tra nhằm nâng cao hiệu lực hoạt động thanh tra, phịng, chống tham nhũng. Để góp phần tăng cường hiệu lực quản lý

nhà nước nói chung và hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng, chống tham nhũng của

các cơ quan Thanh tra Nhà nước cần phải nghiên cứu để bổ sung các quy định đảm

bảo việc thực hiện các kết luận, kiến nghị và quyết định xử lý về thanh tra. Hiện

nay, Điều 44 Luật Thanh tra năm 2010 có quy định về trách nhiệm của Thủ trưởng

cơ quan quản lý nhà nước trong việc xem xét, xử lý kết luận thanh tra : “Trong thời

hạn 15 ngày kể từ ngày có kết luận thanh tra, Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước

có trách nhiệm xem xét kết luận thanh tra, xử lý đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có vi phạm pháp luận, áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ

quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp khắc phục, hoàn thiện chế,

chính sách”. Đồng thời Luật Thanh tra cũng quy định, đối tượng thanh tra có trách

nhiệm thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra. Để thực hiện các kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý của thanh tra, ngoài trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp, cịn có trách nhiệm của đối tượng thanh tra, các cơ quan, tổ chức hữu quan. Việc tổ chức thi hành, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành kết luận, kiến nghị, quyết định thanh tra về nguyên tắc thuộc trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý, nhưng do khơng có đầu mối, khơng có cơ quan trực tiếp

theo dõi, Thanh tra Nhà nước thực hiện nên hiệu quả thi hành thấp, các đối tượng vi

phạm hầu như khơng bị xử lý…Vì vậy, cần giao quyền theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thi hành kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra cho các cơ quan

Thanh tra Nhà nước.

Để bảo đảm hiệu lực thanh tra, thời gian qua trong một số văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính đã cụ thể hóa một số hành vi chống đối, cản trở,

không thực hiện quyết định của cơ quan Thanh tra làm cơ sở pháp lý để áp dụng các

chế tài xử lý đối với những cơ quan, tổ chức, cá nhân vi phạm. Tuy nhiên, các quy định này chưa đầy đủ, thống nhất trong văn bản có tính pháp lý cao là luật. Do đó, vấn đề này cần được sửa đổi, bổ sung trong Luật Thanh tra.

Bảo đảm vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với hoạt động thanh tra

phòng, chống tham nhũng

Bảo đảm và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước; đối với hệ thống chính trị, là yếu tố hàng đầu bảo đảm cho thắng lợi của công cuộc đổi mới và

xây dựng đất nước. Xuất phát từ vị trí, vai trị của cơng tác thanh tra trong phòng chống tham nhũng là một nội dung, một phương thức thực hiện sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và sự chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp. Do vậy, sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của các cơ quan lãnh đạo Đảng và Nhà nước có ý nghĩa quyết định đến hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra phòng, chống tham nhũng về

công tác cán bộ. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của thanh tra trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ, cần phải nâng cao vai trò của cấp ủy Đảng thể hiện

ở các mặt:

Một là, bảo đảm sự lãnh đạo chặt chẽ và thường xuyên của cấp ủy Đảng đối với các cơ quan thanh tra, tổ chức thanh tra. Các cấp ủy Đảng cần xây dựng các nghị quyết lãnh đạo công tác thanh tra cho sát, đúng, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu nhiệm vụ.

Hai là, nâng cao chất lượng cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ

thanh tra; xây dựng đội ngũ cán bộ thanh tra đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Ba là, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy đảng đối với hoạt động thanh tra. Thông qua công tác kiểm tra, giám sát để đánh giá kết quả hoạt động của tổ chức thanh tra và đội ngũ thanh tra viên, công chức thanh tra; đánh giá kết quả thực hiện và chất lượng các nghị quyết của cấp ủy đối với công tác thanh

tra, từ đó bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Bốn là, phát huy tính tiền phong gương mẫu của đảng viên làm công tác

thanh tra. Trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới có những diễn biến phức

tạp, tác động rất lớn đến tư tưởng, lối sống của cán bộ, công chức, do vậy cán bộ, đảng viên làm công tác thanh tra phải thường xuyên trau dồi kiến thức, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, nâng cao năng lực

Tăng cường phối hợp giữa Thanh tra Nhà nước với các cơ quan chức năng trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ

Tăng cường sự phối hợp giữa thanh tra với cơ quan Kiểm tra Đảng: do đặc

thù của Hệ thống chính trị ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước và xã hội, Ủy ban Kiểm tra Đảng hướng tới kiểm tra các cơ sở Đảng và đảng

viên trong bộ máy nhà nước, trong đó có bộ máy hành chính nhà nước. Trong khi đó, thanh tra nhà nước cũng hướng tới kiểm sốt nội bộ hệ thống hành chính nhà nước. Mặc dù hai hoạt động khác nhau nhưng đối tượng thanh, kiểm tra có thể là một, đóng hai vai vừa là đảng viên, vừa là công chức trong bộ máy hành chính nhà nước. Vì vậy, cần phải tăng cường sự phối hợp giữa thanh tra với các cơ quan kiểm

tra Đảng. Cụ thể là phối hợp giữa Thanh tra Chính phủ với Ủy ban Kiểm tra Trung

ương, giữa thanh tra các cấp với Ủy ban kiểm tra các cấp. Cần phải phối hợp trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra; phối hợp trong hoạt động

thanh tra, kiểm tra; phối hợp trong việc trao đổi thông tin, kết quả thanh tra, kiểm

tra; trong việc xem xét trách nhiệm của đảng viên, công chức vi phạm pháp luật. Điều đó, giúp hạn chế sự chồng chéo trong hoạt động giữa hoạt động thanh tra, kiểm tra, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của công tác thanh tra, kiểm tra.

Tăng cường phối hợp giữa thanh tra với các cơ quan điều tra, kiểm sát, tịa

án: thanh tra trong q trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra phát hiện sai phạm của

các đối tượng thanh tra. Trong những sai phạm đó, có những sai phạm hành chính, sai phạm có dấu hiệu tội phạm. Để đảm bảo không bỏ lọt tội phạm và xử lý nghiêm

những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động quản lý nhà nước, thanh tra cần phải tăng cường phối hợp với các cơ quan điều tra và kiểm sát để chuyển hồ sơ những vụ việc thanh tra có dấu hiệu tội phạm để cơ quan điều tra xem xét khởi tố, điều tra và cơ quan kiểm sát giám sát quá trình điều tra của cơ quan điều tra, truy tố người có hành vi vi phạm pháp luật đảm bảo trật tự quản lý nhà nước. Trong điều kiện tăng cường cơng tác đấu tranh phịng, chống tham nhũng thì sự phối hợp giữa

thanh tra, điều tra, kiểm sát cần phải được tăng cường hơn nữa. Các cơ quan điều

tra, truy tố, xét xử cũng phải tăng cường phối hợp với thanh tra để xem xét, tổng hợp các số liệu tội phạm để báo cáo Quốc hội và các cơ quan nhà nước khác có

thẩm quyền. Đồng thời, qua đó có những nhận định, đánh giá về tình hình vi phạm

pháp luật, có biện pháp chủ động phối hợp các lực lượng nhằm đấu tranh phòng ngừa tội phạm nói riêng và vi phạm pháp luật nói chung.

Tăng cường sự phối hợp giữa thanh tra với các đoàn giám sát của Quốc hội

khi các đoàn giám sát thực hiện nhiệm vụ giám sát các vấn đề kinh tế - xã hội. Đặc thù của công tác thanh tra giúp cho thanh tra nhà nước có nhiều thơng tin, đánh giá

về các vấn đề kinh tế - xã hội đã được phát hiện qua cơng tác thanh tra. Để giúp các đồn giám sát của Quốc hội có thêm các thơng tin, tư liệu phục vụ hoạt động giám

sát các chuyên đề, thì thanh tra có thể chủ động phối hợp giúp các đồn giám sát

cung cấp thơng tin, tài liệu.

Tăng cường phối hợp giữa thanh tra nhà nước với cơ quan tham mưu về

công tác cán bộ là yêu cầu cần thiết để cơng tác thanh tra phịng, chống tham nhũng

về công tác cán bộ đạt hiệu quả. Sự phối hợp giữa thanh tra nhà nước với cơ quan

tham mưu về công tác cán bộ giúp cho việc thực hiện các nội dung thanh tra về

cơng tác cán bộ được nhanh chóng, thuận lợi, đúng quy định. Cơ quan tham mưu về công tác cán bộ cần phối hợp tốt với thanh tra nhà nước trong cung cấp hồ sơ, tài liệu cũng như các văn bản liên quan đến công tác cán bộ của đơn vị. Đồng thời, cơ

quan tham mưu về công tác cán bộ cũng cần thông tin thêm cho thanh tra nhà nước

về các vấn đề liên quan đến tồn bộ quy trình thực hiện cơng tác cán bộ của đơn vị

và liên quan đến việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của thanh tra.

Tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng các cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan thanh tra nhà nước trong hoạt động thanh tra

Để phát huy được vai trò của các thanh tra nhà nước, với tư cách là một công cụ quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước cũng như với vai trò là cơ quan kiểm soát quyền lực nằm trong hệ thống hành pháp, địi hỏi có sự đánh giá khách

quan vai trò của cơ quan này trong hoạt động quản lý nhà nước, tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan nhà nước cùng cấp trong công tác thanh tra, tạo điều kiện thuận lợi cho các thanh tra nhà nước thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đảm

Một phần của tài liệu Luận văn vai trò của thanh tra tỉnh trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ từ thực tiễn tỉnh đồng nai (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)