Nội dung thanhtra phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ

Một phần của tài liệu Luận văn vai trò của thanh tra tỉnh trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ từ thực tiễn tỉnh đồng nai (Trang 30 - 31)

1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về vai trò củathanh tra tỉnh trong phòng, chống tham

1.1.3. Nội dung thanhtra phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ

Thanh tra phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ gồm những nội

dung sau:

Thứ nhất là xem xét, đánh giá việc thực hiện các quy định của pháp luật về

công tác cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Nội dung xem xét, đánh giá gồm: + Công tác cán bộ của đơn vị có cơng khai, minh bạch?

+ Cơng tác cán bộ có được thực hiện theo đúng quy định về tiêu chuẩn

cán bộ?

+ Công tác cán bộ có được thực hiện theo đúng quy định về quy trình

các bước?

+ Cơng tác cán bộ có được thực hiện đúng các quy định về lưu giữ hồ sơ của cán bộ?

+ Quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp, việc chuyển đổi vị trí cơng tác của cán bộ, cơng chức, viên chức có được thực hiện đúng quy định?

+ Việc minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ có thực hiện đúng quy định?

Thứ hai là xem xét, kết luận về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ

chức, đơn vị trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện các quy định của pháp luật về

công tác cán bộ. Khi xem xét, đánh giá về công tác cán bộ của đơn vị, chủ thể thanh tra ra kết luận về nội dung đã thanh tra, trong đó nêu rõ trách nhiệm của người đứng

đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc tổ chức, chỉ đạo thực hiện các quy định của

pháp luật về công tác cán bộ, nếu có vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm mà kiến

nghị biện pháp xử lý.

Thứ ba là yêu cầu cấp có thẩm quyền giải quyết đề nghị của thanh tra về

công tác cán bộ. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra và thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên của cơ quan, đơn vị là đối tượng thanh tra, có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các kết luận, quyết định xử lý của các cơ quan, tổ chức

thanh tra, của người ra quyết định thanh tra đối với các sai phạm của tập thể, cá

nhân thuộc phạm vi quản lý, phụ trách.

Thứ tư là yêu cầu truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với những người vi phạm

pháp luật về công tác cán bộ. Trên cơ sở các phát hiện trong quá trình đánh giá việc

thực thi chính sách, pháp luật, thanh tra có những kiến nghị, đề xuất với các cơ quan

nhà nước và cá nhân có thẩm quyền xử lý nghiêm minh những cá nhân, tổ chức có hành vi sai phạm pháp luật về công tác cán bộ theo đúng quy định của pháp luật, nếu vi phạm có đầy đủ dấu hiệu phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì thanh tra cũng sẽ yêu cầu cơ quan điều tra, kiểm sát truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân phạm tội.

Một phần của tài liệu Luận văn vai trò của thanh tra tỉnh trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ từ thực tiễn tỉnh đồng nai (Trang 30 - 31)