Tình hình, kết quả thanhtra phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ củathanh

Một phần của tài liệu Luận văn vai trò của thanh tra tỉnh trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ từ thực tiễn tỉnh đồng nai (Trang 64)

2.2.10 .Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát

2.3. Tình hình, kết quả thanhtra phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ củathanh

2.3.1. Cơng tác phịng ngừa tham nhũng

Thanh tra tỉnh Đồng Nai đã chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp và Sở Nội vụ

tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị tuyên truyền pháp luật, tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng cơng tác phịng, chống tham nhũng cho hàng trăm công chức là Chánh thanh tra cấp huyện, sở; Trưởng phịng Tư pháp và cơng chức làm

cơng tác phịng, chống tham nhũng của huyện. Thanh tra tỉnh cũng tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị triển khai cơng tác phịng, chống tham nhũng hàng năm và Hội nghị tập huấn, hướng dẫn về Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.

Đồng thời, cấp ủy, chính quyền các cấp trên địa bàn tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục về phòng, chống tham nhũng,

lãng phí với nhiều hình thức phong phú. Theo Báo cáo của Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai, năm 2019, các đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh đã tuyên truyền, phổ biến các

quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho 34.480 lượt cán bộ, đảng

viên, cơng chức, viên chức, đồn viên, hội viên và quần chúng nhân dân. Hàng

tháng, hàng quý, ban tuyên giáo từ tỉnh đến cơ sở đều tuyên truyền đến cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về công tác phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Qua đó giúp cán

bộ, đảng viên, cơng chức, viên chức, đoàn viên, hội viên nhận thức sâu sắc về mục đích, ý nghĩa, vai trị, trách nhiệm trong cơng tác phịng, chống tham nhũng tại địa phương, đơn vị mình.

Thanh tra tỉnh Đồng Nai cũng hướng dẫn thực hiện các cơ quan nhà nước

trên địa bàn tỉnh thực hiện các biện pháp phịng ngừa tham nhũng về cơng tác cán bộ gồm:

+ Việc thực hiện công khai, minh bạch các nội dung về công tác cán bộ như: công tác quy hoạch; cơng tác tuyển dụng; cơng tác bố trí, sử dụng và luân chuyển; công tác đánh giá...;

+ Cải cách hành chính nhằm rút ngắn thời gian thực hiện các bước, quy trình,

thủ tục của cơng tác cán bộ;

+ Việc chuyển đổi vị trí cơng tác cán bộ, cơng chức, viên chức;

+ Minh bạch tài sản, thu nhập để mọi cán bộ và người dân có thể giám sát; + Xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn đối với mỗi vị trí

việc làm trong mỗi đơn vị;

+ Xử lý kỷ luật người đứng đầu cơ quan, đơn vị có hành vi vi phạm về cơng tác cán bộ.

Theo Báo cáo của Tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh cũng đã thực hiện nghiêm Chỉ thị 33-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự

lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát kê khai tài sản, thu nhập của

cán bộ, đảng viên. Hàng năm, gần 99% số người thuộc diện phải kê khai đã thực hiện minh bạch tài sản và thu nhập cá nhân. Các bản kê khai tài sản, thu nhập đều được cơ quan chức năng thẩm định và thực hiện công khai bản khai tài sản, thu

nhập bằng hình thức niêm yết (có biên bản cơng khai). Theo Ban Nội chính Tỉnh ủy, trong năm 2018, đơn vị đã phối hợp các đơn vị liên quan, thẩm định 46 bản kê

khai tài sản, thu nhập của các ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, tất cả các bản

này đều kê khai đầy đủ các nội dung theo quy định. Sau thẩm định, Ban Thường vụ

tỉnh ủy đã tổ chức công khai các bản kê khai tài sản tại hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh tháng 7-2019, sau đó báo cáo Ban Bí thư theo dõi, chỉ đạo. Đồng thời,

Ban Nội chính Tỉnh ủy đã tiến hành kiểm tra 6 cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc về

thực hiện Kết luận 10-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết

Trung ương 3 khóa X; Chương trình 91-CTr/TU của Ban thường vụ Thành ủy gắn với việc thực hiện Quy định 15-QĐ/TU của Ban Thường vụ tỉnh ủy về Trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong cơng tác phịng, chống tham nhũng,

lãng phí.

Ngồi ra, căn cứ vào chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai và hướng dẫn thực hiện của Thanh tra tỉnh Đồng Nai, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh chủ động xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp về

phịng, chống tham nhũng, nhất là cơng tác cải cách thủ tục hành chính đã được

cơng khai minh bạch, tránh gây phiền hà, nhũng nhiễu, nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của tỉnh.

Theo đánh giá của Thanh tra Chính phủ, năm 2018, Đồng Nai được 13,02/30

điểm về việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, thấp hơn so với mức điểm trung bình của cả nước là 18,373; đứng thứ 19. Do đó, Đồng Nai cần phải nỗ lực nhiều hơn trong thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng. Các điểm cụ thể như sau:

+ Việc thực hiện công khai, minh bạch được 0,5/9 điểm; + Cải cách hành chính 2,35/3 điểm;

+ Việc chuyển đổi vị trí cơng tác cán bộ, cơng chức, viên chức 1,77/2 điểm; + Minh bạch tài sản, thu nhập 3/5 điểm;

+ Xây dựng và thực hiện các chế độ, định mức, tiêu chuẩn 1,4/2 điểm; + Xử lý kỷ luật người đứng đầu cơ quan, đơn vị 4/4 điểm [40]

Tuy nhiên, cơng tác phịng ngừa tham nhũng về công tác cán bộ còn một số

hạn chế như: người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị có lúc chưa thực sự quan tâm

sâu sát trong kiểm tra, đôn đốc cơng tác phịng, chống tham nhũng về công tác cán

bộ tại đơn vị mình.

2.3.2. Cơng tác phát hiện tham nhũng

Căn cứ vào chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai và hướng dẫn thực hiện của Thanh tra tỉnh Đồng Nai, các cơ quan, đơn vị trong tỉnh đẩy mạnh công tác tự thanh tra, kiểm tra cũng như thanh tra tỉnh thực hiện thanh tra đối với việc thực hiện công tác cán bộ gồm: việc thực hiện cơng khai, đúng quy định, quy trình của

công tác cán bộ trong tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật; việc thực hiện các chế độ, định mức tiêu chuẩn trong cơ quan, đơn vị; việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức; việc thực hiện giờ giấc lao động, chế độ sinh hoạt, chấp hành kỷ cương, kỷ luật, nội quy, quy chế cơ quan; việc giải quyết đơn thư về công tác cán bộ... nhằm ngăn ngừa, kịp thời phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng. Kết quả trong năm 2019,

toàn tỉnh đã triển khai 70 cuộc thanh tra tại 276 đơn vị trên các lĩnh vực, trong đó có 53 cuộc thanh tra theo kế hoạch và 17 cuộc thanh tra đột xuất. Qua kết luận thanh

tra, phát hiện 42 đơn vị sai phạm; kiến nghị và đã thu hồi hơn 3,1 tỷ đồng/hơn 4,2 tỷ

đồng, đạt tỷ lệ 74%; chuyển cơ quan điều tra 4 vụ việc, với 25 đối tượng có liên

quan. Các đơn vị còn tiến hành 7 cuộc thanh tra trách nhiệm việc thực hiện các quy

định pháp luật về tiếp cơng dân, giải quyết đơn và phịng, chống tham nhũng. Thanh

tra tỉnh cũng đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế; công tác thu hồi tài sản bị thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ việc, vụ án tham nhũng, kinh tế. Tăng cường theo dõi, đôn đốc, kiểm tra đối với

các tổ chức, cá nhân làm công tác giám định, định giá tài sản; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các yêu cầu trưng cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng về giám định, định giá tài sản, cung cấp tài liệu phục vụ yêu cầu điều tra các vụ việc, vụ án. Chỉ đạo làm rõ trách nhiệm và có biện pháp xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với tập thể, cá nhân cố tình né tránh, chậm trễ, kéo dài, kết luận sai lệch trong giám định, định giá tài sản, cung cấp tài liệu.

Theo đánh giá của Thanh tra Chính phủ, năm 2018, Đồng Nai tiếp tục đứng

thứ 19 về công tác phát hiện tham nhũng với mức điểm là 14/25 (cao hơn so với

trung bình của cả nước là 9,85), trong đó các điểm thành phần cụ thể như sau: + Phát hiện qua công tác tự kiểm tra nội bộ 0/6 điểm;

+ Phát hiện qua công tác thanh tra 5/5 điểm;

+ Phát hiện qua công tác giải quyết tố cáo tham nhũng 5/5 điểm; + Phát hiện qua hoạt động giám sát 0/5 điểm;

+ Phát hiện qua công tác điều tra, truy tố, xét xử các hành vi tham nhũng

4/4 điểm.

Các điểm thành phần cho thấy, công tác thanh tra, giải quyết tố cáo tham nhũng và điều tra, truy tố, xét xử các hành vi tham nhũng của tỉnh Đồng Nai được thực hiện rất tốt, đều đạt điểm tối đa. Tuy nhiên, công tác tự kiểm tra nội bộ và hoạt động giám sát còn rất hạn chế khi khơng được điểm nào, tức là khơng hề có hiệu quả từ công tác tự kiểm tra nội bộ và giám sát trong phịng, chống tham nhũng.

2.3.3. Cơng tác xử lý tham nhũng

Thực hiện chỉ đạo từ trung ương cũng như cam kết mạnh mẽ đối với công tác

phịng, chống tham nhũng nói chung và phịng, chống tham nhũng về cơng tác cán bộ nói riêng, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai và Thanh tra tỉnh Đồng Nai đã có nhiều nỗ lực trong thanh tra, phát hiện chuyển cơ quan điều tra và Viện kiểm sát xử

lý các vụ việc và các đối tượng có hành vi tham nhũng. Qua thanh tra phịng, chống tham nhũng về công tác cán bộ ở tỉnh Đồng Nai, thanh tra tỉnh đã phát hiện một số

đơn vị cịn có các sai phạm như: tuyển dụng viên chức thực hiện không đúng quy định tại Điểm a, b, c, d Khoản 2 Điều 24 Thông tư số 16/2012/TT-BNV ngày

28/12/2012 của Bộ Nội vụ về ban hành quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức; quy

chế thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức và nội quy kỳ thi tuyển, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức; bổ nhiệm chức

danh nghề nghiệp cho viên chức hết thời gian tập sự khơng đúng trình tự, thủ tục

quy định tại Điều 23 Mục VI Nghị định số 29/2012/NĐ-CP; có một số địa phương

giao và sử dụng biên chế công chức hành chính hàng năm vượt quá chỉ tiêu được

gian, thời hạn nhưng không đầy đủ nội dung theo quy định; quy định điều kiện dự tuyển về bằng cấp chun mơn, nghiệp vụ khơng phù hợp với vị trí dự tuyển và còn đưa thêm các điều kiện riêng mang tính địa phương hoặc mang tính đặc biệt mà thí

sinh khó có thể đáp ứng nếu khơng làm việc lâu năm, làm hợp đồng tại cơ quan nhà

nước trước đó…; cịn một số thiếu sót trong việc thành lập Hội đồng tuyển dụng,

các ban giúp việc cho Hội đồng; việc chấm thi, tổng hợp điểm cịn có sai sót; vẫn

cịn có những cơ quan tiến hành công tác bổ nhiệm công chức lãnh đạo, quản lý khi

chưa đáp ứng đầy đủ điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục, thời hạn bổ nhiệm. Một số trường hợp được bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo quản lý cấp phòng, cấp sở, cấp vụ nhưng hồ sơ công chức thể hiện việc tuyển dụng vào công chức trước đây không đúng quy định; nhiều trường hợp bổ nhiệm lại chậm so với quy định; một số công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý còn chưa đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn ngạch

công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức theo vị trí việc làm; một số cơ quan, tổ

chức có số lượng cấp phó vượt quá quy định.

Năm 2018, sau thanh tra, thanh tra tỉnh đã chuyển cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát khởi tố hình sự và Tòa án nhân dân các cấp đã thụ lý 5 vụ việc với 5 bị can.

Theo đánh giá của Thanh tra Chính phủ, năm 2018,việc xử lý các hành vi tham

nhũng, tỉnh Đồng Nai vẫn đứng thứ 19 với mức điểm 15/25 (cao hơn một chút so với điểm trung bình của cả nước là 14,58), trong đó các điểm thành phần cụ thể như sau:

+ Xử lý hành chính 0/5 điểm; + Xử lý hình sự được 10/10 điểm;

+ Thu hồi tài sản tham nhũng được 5/5 điểm [40].

Tỉnh Đồng Nai đã thực hiện tốt công tác xử lý hình sự và thu hồi tài sản tham nhũng, tức là với những vi phạm nghiêm trọng tới mức tội phạm, phải truy tố hình sự, tỉnh đã làm rất quyết liệt song với những vi phạm nhỏ, chỉ ở mức xử lý hành chính thì tỉnh chưa thực hiện tốt nên chưa có điểm ở mục thành phần xử lý hành chính.

Có thể nói, về tổng thể, cơng tác phòng, chống tham nhũng của tỉnh Đồng

Nai đứng thứ 19 so với 63 tỉnh trên cả nước trong đó có nhiều hạng mục có điểm thấp hơn so với điểm trung bình của cả nước nên kết quả này còn cần phải được cải thiện nhiều hơn và cố gắng duy trì những hạng mục điểm đã đạt được mức tối đa.

Một số vụ việc điển hình về tham nhũng trong công tác cán bộ tỉnh Đồng Nai đã được thanh tra, phát hiện

Trong thời gian qua, thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phịng, chống tham nhũng, lãng phí;

Quy định 15-QĐ/TU của Ban Thường vụ Trung ương, nhiều cán bộ ở Đồng Nai có vi phạm nghiêm trọng đã bị xử lý nghiêm. Có thể kể đến một số vụ việc điển hình

có hành vi tham nhũng về công tác cán bộ ở tỉnh Đồng Nai đã được thanh tra, phát

hiện sau:

Năm 2019, thanh tra phát hiện hàng loạt vi phạm trong công tác tuyển dụng ở nhiều cơ quan, đơn vị của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai. Theo kết luận thanh

tra, dù chưa sử dụng hết số biên chế công chức được Bộ Nội vụ giao, nhưng trong

các năm 2016, 2017 Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đều giao biên chế công chức

cho các cơ quan, tổ chức hành chính vượt quá chỉ tiêu biên chế được giao. Đầu năm 2018, giao vượt 114 biên chế so với chỉ tiêu được giao. Đến ngày 9/10/2018, Ủy

ban nhân dân tỉnh đã ban hành quyết định cắt giảm 72 biên chế cơng chức, như vậy

cịn giao vượt 42 biên chế công chức so với chỉ tiêu được giao. Đoàn thanh tra đã chỉ ra nhiều tồn tại trong tuyển dụng viên chức năm 2017 của Sở Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân huyện Định Quán và kỳ xét tuyển năm 2018 của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Cụ thể, Ủy ban nhân dân huyện Định Quán quy định điều kiện đăng ký dự tuyển có hộ khẩu thường trú tại tỉnh Đồng Nai; 5 đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trường Trung cấp nghề Giao

thông vận tải không thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng việc

tuyển dụng; Ủy ban nhân dân huyện Định Quán cũng không lập danh sách và ban

hành thơng báo danh sách thí sinh đủ kiều kiện dự xét tuyển, địa điểm, thời gian tổ chức xét tuyển.

Hơn nữa, Hội đồng tuyển dụng viên chức của Trung tâm lâm nghiệp Biên

Hòa, Chi cục thủy sản, Ban quản lý rừng phòng hộ Long Thành (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) không ban hành quyết định thành lập Ban kiểm tra, sát hạch kỳ xét tuyển viên chức; đề thi của Hội đồng tuyển dụng viên chức Chi cục thủy sản,

nghề Giao thông vận tải không được bảo quản theo chế độ tài liệu mật, giao nhận đề thi không lập biên bản; nhiều đơn vị tính điểm xét tuyển chưa đúng… Cơ quan

Một phần của tài liệu Luận văn vai trò của thanh tra tỉnh trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ từ thực tiễn tỉnh đồng nai (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)