1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về vai trò củathanh tra tỉnh trong phòng, chống tham
1.1.5. Đối tượng thanhtra phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ
Đối tượng của hoạt động thanh tra phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ là các cơ quan, đơn vị, tổ chức và những người làm công tác cán bộ trong các cơ
quan, tổ chức, đơn vị đó thuộc hệ thống chính trị; nói cách khác là ở các cơ quan, tổ
chức, đơn vị có sử dụng ngân sách, vốn, tài sản của Nhà nước. Các đối tượng trực tiếp của các hành vi tham nhũng về công tác cán bộ bao gồm “người được chạy”, “người chạy” và các “đối tác” liên quan.
“Người được chạy” là thủ trưởng trực tiếp có thẩm quyền quyết định các
khâu của công tác cán bộ (quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, điều động, khen thưởng, đánh giá...); là tập thể cấp ủy hoặc tập thể lãnh đạo có thẩm quyền quyết định công tác cán bộ; là cá nhân hoặc cơ quan tham mưu công tác tổ chức cán bộ, đặc biệt là người ở các vị trí then chốt nắm thông tin về nhân sự. Trên địa bàn tỉnh, “người được chạy” có thể là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Tỉnh ủy viên hoặc người đứng đầu các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh. Người đứng đầu các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh gồm: Giám đốc các Sở (Sở Nội vụ, Sở Tư pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Cơng thương, Sở
Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Giao thông Vận tải, Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giáo
dục và Đào tạo, Sở Y tế); Chánh Thanh tra tỉnh, Chánh Văn phịng Ủy ban nhân dân tỉnh, Ngồi người đứng đầu, tập thể cấp ủy của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh; cán bộ tham mưu về công tác cán bộ của các cơ quan chuyên
mơn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh cũng có thể là người được chạy vì họ có thể có
hành vi tác động đến công tác cán bộ.
“Người chạy” cũng vì mục đích vụ lợi cho bản thân mình hoặc người khác,
có thể là hành vi cá nhân hoặc hành vi tập thể kiểu “chạy theo dây”. “Chạy theo
dây” có thể hiểu là một vị trí cấp trên nếu dịch chuyển thì tạo cơ hội cho các vị trí cấp dưới cùng dịch chuyển, nên cấp dưới “đồng hành” với cấp trên “cùng chạy” để tất cả đều có “cơ hội thăng tiến”. “Người chạy” ở địa bàn tỉnh có thể là cán bộ đang
cơng tác hoặc mong muốn được tuyển dụng vào công tác tại Ủy ban nhân dân tỉnh,
tại các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc có thể là người có
quan hệ với “người được chạy” nên chạy cho người khác.
Trong nền kinh tế thị trường, tham nhũng về cơng tác cán bộ có quan hệ chặt
chẽ với tham nhũng trong hoạch định chính sách, tham nhũng kinh tế. Trong những trường hợp như vậy, người ta thấy các vị trí “chạy chức”, “chạy quyền” thường đem lại quyền lợi “béo bở”, như cấp đất đai, tài chính, dự án đầu tư cơng... Thấp thống đằng sau các hành vi “chạy chức”, “chạy quyền” vào các vị trí “béo bở” thường có sự tham gia của các đại gia, của các nhân tố trung gian môi giới, thông qua các cuộc vận động hành lang hoặc “đầu tư tài chính”. Tất nhiên, khi đã ngồi vào vị trí có quyền hoạch định chính sách, cấp phát tài chính, dự án, đất đai, giấy phép,... thì người cán bộ đó lại phải “có trách nhiệm” đối với người đã “giúp đỡ” mình trước đó. Đây là quan hệ cộng sinh giữa tham nhũng về công tác cán bộ với tham nhũng
kinh tế, tham nhũng trong hoạch định chính sách. Tính chất nguy hại khôn lường của hành vi tham nhũng “cộng sinh” này khơng chỉ làm cho chính sách cơng bị méo
mó, nguồn lực cơng bị phân tán, thiếu công bằng, không tập trung đầu tư được cho các mục tiêu dự kiến, cản trở các nỗ lực của Đảng về chủ trương phân bổ các nguồn
lực theo các quy luật của kinh tế thị trường, mà còn làm trầm trọng thêm tình trạng
suy thối tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ khi đã diễn biến theo kiểu