Các cấp ủy đã thực hiện công tác luân chuyển cán bộ, coi đây cũng là một
hình thức đào tạo, bồi dưỡng để cán bộ có điều kiện tích lũy kinh nghiệm thực tế
trong q trình cơng tác của mình. Phó bí thư thường trực Thành ủy Biên Hòa Huỳnh Tấn Đạt cho biết, trong nhiệm kỳ 2015-2020, Ban thường vụ Thành ủy Biên
Hòa đã điều động, luân chuyển, bổ nhiệm 66 cán bộ từ thành phố về cơ sở và từ cơ
sở về thành phố; từ đơn vị này sang đơn vị khác. Cán bộ khi được điều động, luân chuyển công tác đều phát huy vai trị, thích nghi với mơi trường cơng tác, chịu khó học tập và rèn luyện, qua đó khẳng định được bản thân và trưởng thành hơn. Cùng với Biên Hòa, các địa phương khác, như: Trảng Bom, Định Quán, Vĩnh Cửu và
TP.Long Khánh là những nơi có nhiều cán bộ luân chuyển. Từ năm 2015 đến năm
2020, toàn tỉnh đã thực hiện luân chuyển 130 cán bộ, trong đó luân chuyển từ tỉnh về huyện 3 cán bộ, từ huyện về xã 74 cán bộ và từ xã về huyện 18 cán bộ. Ngồi ra
cịn luân chuyển ngang giữa các xã, phường, thị trấn và luân chuyển các ngành
trong huyện. Một số ngành của tỉnh, như Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đã mạnh dạn
luân chuyển cán bộ ngành mình về địa phương cơng tác để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ [44]. Việc luân chuyển không chỉ tăng cường cán bộ cho các lĩnh vực và địa bàn cần thiết mà cịn góp phần quan trọng khắc phục tình trạng cục bộ trong cơng tác
cán bộ, khép kín trong từng ngành, từng địa phương, cơ quan, đơn vị.
Tuy nhiên, công tác luân chuyển cán bộ có nơi, có lúc chưa làm tốt cơng tác chính trị, tư tưởng hoặc có biểu hiện cục bộ khép kín, chưa tạo điều kiện cho cán bộ luân chuyển phát huy thế mạnh chuyên môn, nghiệp vụ.
2.2.8. Công tác bổ nhiệm cán bộ
Căn cứ nhu cầu bổ nhiệm cán bộ, hầu hết các cấp ủy đảng, đảng đoàn, lãnh đạo các ban đảng, tập thể lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã tiến hành quy trình bổ nhiệm cán bộ theo đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền. Khi bổ sung các chức danh lãnh đạo cơ quan đảng, các đơn vị đã có sự gắn kết trong việc thực hiện Điều lệ Đảng, quy định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng và
hướng dẫn của Ban Bí thư Trung ương Đảng "Về cụ thể thi hành Điều lệ Đảng".
Các cán bộ được bổ nhiệm, bên cạnh việc đáp ứng tiêu chuẩn chung của cán bộ theo quy định tại Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII), cơ bản đều đảm bảo tiêu chuẩn cụ thể của chức danh bổ nhiệm. Ở cấp tỉnh, 100% cán bộ lãnh đạo cấp ban có trình độ cao cấp, cử nhân chính trị và đại học chuyên môn trở lên. Ở cấp huyện, cán bộ
lãnh đạo cơ quan Đảng: 84,3% có trình độ chun mơn từ cao đẳng trở lên, 20,9% có trình độ trung cấp chính trị, 78,3% có trình độ cao cấp, cử nhân chính trị [44]. Có
thể nói, các quy định về quy trình bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo, quản lý với nhiều bước được kiểm soát chặt chẽ, với nhiều chủ thể tham gia đã góp phần tăng cường kiểm
sốt quyền lực trong cơng tác cán bộ; góp phần chống chạy chức chạy quyền.
Tuy nhiên, ở một số đơn vị, đảng đồn, cịn chưa làm rõ trách nhiệm và quyền hạn của đảng đoàn với tập thể lãnh đạo đơn vị trong công tác cán bộ; chưa
phân định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân, nhất là cá nhân người đứng đầu
trong việc bổ nhiệm cán bộ. Có địa phương, đơn vị chưa quy định số lượng cấp phó các phịng, ban. Có đơn vị khi khuyết chức danh lãnh đạo chậm kiện toàn; chưa tiến hành nhận xét đánh giá cán bộ, chưa xây dựng quy hoạch đã tiến hành bổ nhiệm; quyết định bổ nhiệm cán bộ không ghi rõ thời hạn bổ nhiệm hoặc hết thời hạn bổ nhiệm nhưng vẫn khơng tiến hành bổ nhiệm lại theo quy định. Cịn một số trường hợp cán bộ chưa đảm bảo tiêu chuẩn cụ thể của chức danh, nhất là tiêu chuẩn về
trình độ lý luận chính trị vẫn tiến hành bổ nhiệm và giới thiệu cán bộ ứng cử. Mối
quan hệ giữa cấp có thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ hàm trưởng, phó phịng với Ban
Tổ chức Tỉnh uỷ chưa được xác định rõ, nên công tác quản lý, nắm tình hình và xử
lý những bất cập nảy sinh khi bổ nhiệm cán bộ còn chậm trễ.
2.2.9. Công tác đào tạo, bồi dưỡng
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng được Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai rất quan
tâm. Để giúp cán bộ yên tâm học tập, tỉnh đã có quy định hỗ trợ chi phí đào tạo, bồi
dưỡng cho cán bộ, công chức, viên chức. Theo Nghị quyết số 180/2019/NQ-HĐND
ngày 29/10/2019 quy định mức chi đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và Quyết định số 05/2020/QĐ-UBND ngày
2/3/2020 ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức tỉnh Đồng Nai, cán bộ được cử đi học sẽ được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, sinh hoạt phí tùy theo loại hình đào tạo tập trung dưới một tháng hay từ một tháng trở
lên. Ngoài ra, khi cán bộ được cử đi đào tạo trình độ sau đại học, được hỗ trợ thêm chi phí bảo vệ luận án tốt nghiệp. Cán bộ nữ và cán bộ dân tộc thiểu số, ngồi mức
hỗ trợ chung cịn được hỗ trợ thêm chi phí trong thời gian học tập. Cán bộ có kết quả học tập đạt loại giỏi, loại xuất sắc còn được khen thưởng.Theo số liệu thống kê của Ban Tổ chức Tỉnh ủy Đồng Nai giai đoạn 2015 -2020 có hơn 25 ngàn lượt cán bộ được cử đi đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, kỹ năng, nghiệp vụ, kiến thức quản lý nhà nước [3]. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đã góp phần nâng cao chất lượng, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ trong tỉnh.
Tuy nhiên, ở một vài nơi, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cịn có một số bất cập, chủ yếu tập trung theo hướng chuẩn hóa, chưa có định hướng rõ ràng, có trường hợp đào tạo khơng phù hợp với chuyên ngành đang cơng tác. Trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ tuy đã được nâng lên so với trước nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, nhất là khả năng tham mưu, đề xuất, xử lý tình huống, giải quyết cơng việc cụ thể trong tình hình mới; ý thức rèn luyện, tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỷ luật của một số cán bộ cịn hạn chế; tính tiên phong, gương mẫu chấp hành các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước chưa tốt.