nhũng về cơng tác cán bộ
Pháp luật về vai trị của thanh tra tỉnh trong phòng, chống tham nhũng về cơng tác cán bộ chính là căn cứ, là cơ sở pháp lý để thanh tra tỉnh thực hiện cơng tác phịng, chống tham nhũng về công tác cán bộ. Hệ thống pháp luật quy định về vai trò của thanh tra tỉnh trong phịng, chống tham nhũng về cơng tác cán bộ khá rộng, bao gồm cả những văn bản pháp luật liên quan trực tiếp đến cơng tác phịng, chống tham nhũng về công tác cán bộ và những văn bản gián tiếp liên quan đến công tác này. Ở đây, học viên chỉ giới thiệu 4 nhóm văn bản liên quan mật thiết nhất đến công tác phịng, chống tham nhũng về cơng tác cán bộ gồm: pháp luật thanh tra, pháp luật phòng, chống tham nhũng, pháp luật về tổ chức cán bộ và pháp luật về
khiếu nại, tố cáo.
1.2.1. Pháp luật về thanh tra
Luật Thanh tra có các quy định về chức năng, nhiệm vụ của thanh tra tỉnh
nhũng về công tác cán bộ nói riêng, theo đó, thanh tra tỉnh là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chun mơn. Khác với chức năng quản lý của các cơ quan có thẩm quyền chung là Chính phủ và Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên
môn chỉ thực hiện chức năng quản lý đối với một ngành, lĩnh vực hoặc một số
ngành, lĩnh vực có mối quan hệ gần gũi với nhau. Phạm vi quản lý của Thanh tra tỉnh được ghi nhận khái quát như bất kỳ cơ quan thanh tra nhà nước nào khác tại Điều 5 của Luật Thanh tra năm 2010 là thực hiện và giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo
và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và
phòng, chống tham nhũng.
Đồng thời, bằng quy định cụ thể tại Điều 20, 21 Luật Thanh tra năm 2010; Điều 2 Thông tư liên tịch số 03/2014/TTLT-TTCP-BNV, chức năng của Thanh tra tỉnh được khẳng định lại một lần nữa là làm công tác về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng. Vậy Thanh tra tỉnh là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chun mơn, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực mà cụ thể đó là về thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống
tham nhũng trong phạm vi quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Cơng
tác thanh tra phịng, chống tham nhũng về công tác cán bộ là một trong những nội
dung của thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng nói
chung nên có thể nói, các quy định của pháp luật thanh tra nêu trên là cơ sở pháp lý
để thanh tra nhà nước nói chung và thanh tra tỉnh thực hiện việc phòng, chống tham nhũng nói chung và phịng, chống tham nhũng về cơng tác cán bộ nói riêng.. Nếu
khơng có các quy định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ trong phòng, chống tham nhũng như trên thì thanh tra khơng thể có cơ sở để thực hiện vai trị quan trọng của
mình trong phịng, chống tham nhũng nói chung và phịng, chống tham nhũng về
cơng tác cán bộ nói riêng.
1.2.2. Pháp luật về phòng, chống tham nhũng
Thứ nhất, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phải kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ và xử lý kịp thời người có
hành vi vi phạm [36, Điều 19]. Ở đây, thanh tra tỉnh cũng như các cơ quan, tổ chức nhà nước khác phải tự thực hiện kiểm tra, thanh tra nội bộ việc chấp hành các quy
định về công tác cán bộ để xử lý kịp thời người có hành vi vi phạm. Chánh thanh tra tỉnh phải tăng cường quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người có chức vụ, quyền hạn khác; chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ nhằm ngăn chặn hành vi lạm quyền, nhũng nhiễu và các hành vi khác vi phạm pháp luật trong hoạt động chống tham nhũng [36, Điều 57]. Trường hợp phát hiện có xung đột lợi ích của người có chức vụ, quyền hạn thì phải thơng tin, báo cáo cho người trực tiếp quản lý, sử dụng người đó để xem xét, xử lý [36, Điều 23].
Thứ hai, thanh tra tỉnh phải thực hiện kiểm soát tài sản, thu nhập của người
có nghĩa vụ kê khai công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Phòng, chống tham nhũng [36, Điều 30]. Trên cơ sở
quy định pháp luật này, thanh tra tỉnh thực hiện công tác thanh tra phịng, chống
tham nhũng về cơng tác cán bộ của Ủy ban nhân dân tỉnh và các cơ quan chuyên
môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
Thứ ba, cùng với Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân
dân, Tòa án nhân dân và một số cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác, thanh tra tỉnh có quyền yêu cầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh tài sản, thu nhập nếu trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành
án xét thấy cần làm rõ về tài sản, thu nhập có liên quan đến hành vi vi phạm pháp
luật [36, Điều 42 khoản 2]. Quy định này giúp cho hoạt động thanh tra phòng, chống tham nhũng về cơng tác cán bộ được thuận lợi, nhanh chóng phát hiện những
hành vi tham nhũng và có biện pháp ngăn chặn, xử lý kịp thời. Đồng thời, thông
qua hoạt động thanh tra, thanh tra tỉnh có trách nhiệm chủ động phát hiện hành vi
tham nhũng, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình [36, Điều 60]. Khi
phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng do người công tác tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của chính quyền địa phương thực hiện, thanh tra tỉnh có nhiệm vụ ra quyết định thanh tra, chỉ đạo xác
minh làm rõ vụ việc tham nhũng đó, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 điều 61 [36, Điều 61 và Điều 62].
Thứ tư, người ra quyết định thanh tra làm rõ vụ việc có dấu hiệu tham nhũng
có trách nhiệm cơng khai Kết luận thanh tra về vụ việc có dấu hiệu tham nhũng [36,
Điều 63]. Trường hợp sau khi kết thúc thanh tra mà cơ quan có thẩm quyền khác
phát hiện có vụ việc tham nhũng xảy ra tại cơ quan, tổ chức, đơn vị đã tiến hành
thanh tra, kiểm tốn về cùng một nội dung thì Trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn thanh tra và cá nhân có liên quan đã tiến hành thanh tra trước đó nếu có lỗi thì
tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Trường hợp đồn thanh tra, đồn kiểm
tốn nếu đã phát hiện, báo cáo về vụ việc có dấu hiệu tham nhũng nhưng người ra quyết định thanh tra, người ra quyết định kiểm tốn khơng xử lý thì Trưởng đồn
thanh tra, thành viên đoàn thanh tra và cá nhân có liên quan khơng phải chịu trách
nhiệm. Trong trường hợp này, người ra quyết định thanh tra phải chịu trách nhiệm
theo quy định của pháp luật [36, Điều 64].
Thứ năm, thanh tra tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thanh
tra việc thực hiện pháp luật về phịng, chống tham nhũng đối với cơng ty đại chúng,
tổ chức tín dụng, đối với tổ chức xã hội do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của Nhân
dân để hoạt động từ thiện khi có dấu hiệu rõ ràng về việc vi phạm quy định tại Điều 80 của Luật Phòng, chống tham nhũng [36, Điều 81]. Đồng thời, khi tiến hành hoạt
động thanh tra, nếu phát hiện hành vi tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngồi nhà nước thì thanh tra tỉnh có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật [36, Điều 82].
1.2.3. Pháp luật về tổ chức cán bộ
Thứ nhất, thanh tra tỉnh có nhiệm vụ thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của Luật này và các quy định khác
có liên quan, gồm:thanh tra việc thực hiện tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển, biệt phái, miễn nhiệm, đánh giá, thôi việc, nghỉ hưu, khen thưởng, xử lý kỷ luật cơng chức, đạo đức, văn hóa giao tiếp trong thi
hành công vụ của công chức và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động công vụ [32,
Điều 74, Điều 75].
Thứ hai, do pháp luật về tổ chức cán bộ là văn bản pháp luật quy định những
vấn đề căn bản nhất của công tác cán bộ nên đây là căn cứ để thanh tra tỉnh xem xét, đối chiếu các vụ việc được thanh tra có vi phạm pháp luật hay khơng. Vì vậy, có thể
nói, tồn bộ nội dung của pháp luật về tổ chức cán bộ đều có liên quan đến cơng tác thanh tra phịng, chống tham nhũng về cơng tác cán bộ. Pháp luật về tổ chức cán bộ
gồm: Luật Cán bộ, công chức năm 2008, Luật Viên chức năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành trong đó có rất nhiều quy định về các nội dung liên quan đến
công tác cán bộ từ tuyển dụng, nâng ngạch, sử dụng, bồi dưỡng đào tạo, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức... Để công tác
cán bộ được thực thi nghiêm túc, đảm bảo đúng mục tiêu và phòng, chống tham nhũng trong công tác cán bộ, các quy định nêu trên của Luật Cán bộ, công chức đã đề cao vai trị của thanh tra nói chung và thanh tra tỉnh trong hoạt động thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, cơng chức trong tồn bộ
các bước của quy trình cán bộ từ tuyển dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, điều động, luân chuyển, biệt phái, miễn nhiệm, đánh giá, thôi việc, nghỉ hưu, khen thưởng, xử lý kỷ luật công chức, đạo đức, văn hóa giao tiếp trong thi hành cơng vụ của công chức và các điều kiện bảo đảm cho hoạt động công vụ... Các quy định này
là cơ sở pháp luật, căn cứ pháp lý để thanh tra tỉnh đề ra các chương trình, kế hoạch thanh tra về cơng tác cán bộ, đảm bảo nâng cao vai trị của mình trong phịng, chống tham nhũng về cơng tác cán bộ. Đồng thời, chính pháp luật về tổ chức cán bộ là căn
cứ để thanh tra tỉnh xem xét có các dấu hiệu tham nhũng về cơng tác cán bộ như: có hiện tượng “chạy”, như chạy quy hoạch, chạy đi học, chạy luân chuyển; chạy phiếu bầu, phiếu tín nhiệm, chạy bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử; chạy nhận xét, đánh giá; chạy nâng ngạch, nâng lương; chạy bằng cấp; chạy huân chương... hay khơng; có hiện tượng cố ý vượt quá giới hạn thẩm quyền khi thực hiện nhiệm vụ trong công
tác cán bộ hay khơng; có hiện tượng lợi dụng những sơ hở trong cơ chế, chính sách, quy định về cơng tác cán bộ để làm những điều sai trái vì vụ lợi, đi ngược lại lợi ích
như giả mạo trong cơng tác cán bộ, như làm tài liệu, hồ sơ giả; học giả, dùng bằng giả
hay khai báo lý lịch không trung thực để đủ tiêu chuẩn quy hoạch, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử hoặc coi thường nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc, quyết định chủ trương công tác cán bộ không đúng quy định hay khơng; có hiện tượng lợi dụng vị trí cơng việc của mình gây nhũng nhiễu, nhận quà cáp, thậm chí nhận hối lộ,
làm giá, mơi giới hối lộ dưới dạng giúp chạy việc này, việc kia hay không.
1.2.4. Pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân
Thứ nhất, pháp luật về khiếu nại, tố cáo quy định về tố cáo và giải quyết tố
cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ và
hành vi vi phạm pháp luật khác về quản lý nhà nước trong các lĩnh vực; bảo vệ người tố cáo; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức trong việc quản lý công tác giải quyết tố cáo [37, Điều 1]. Đây là cơ sở để người tố cáo thực hiện báo tin tội phạm
tham nhũng về công tác cán bộ cho các cơ quan có thẩm quyền và cũng là cơ sở để thanh tra tỉnh phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng về cơng tác cán bộ.
Thứ hai, pháp luật về khiếu nại, tố cáo quy định về trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết tố cáo cũng như trách nhiệm phối hợp của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền hoặc có liên quan trong giải quyết tố cáo [37, Điều 5, Điều 6]. Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng giúp thanh tra tỉnh tiếp nhận vụ việc có dấu hiệu
tham nhũng về công tác cán bộ và thực hiện hoạt động thanh tra vụ việc theo đúng
quy trình thanh tra; thực hiện quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
giải quyết hoặc phối hợp trong cơng tác thanh tra phịng, chống tham nhũng về công
tác cán bộ.
Thứ ba, pháp luật khiếu nại, tố cáo cũng quy định rõ Chánh thanh tra tỉnh có
trách nhiệm xác minh nội dung tố cáo, báo cáo kết quả xác minh, kiến nghị biện
pháp xử lý tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu cơ quan hành
chính nhà nước cùng cấp (Giám đốc các Sở là các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân tỉnh) khi được giao. Đồng thời Chánh thanh tra tỉnh có trách nhiệm
xem xét việc giải quyết tố cáo mà người đứng đầu cơ quan, tổ chức cấp dưới trực tiếp của cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp (cơ quan chun mơn thuộc Ủy ban
căn cứ cho rằng việc giải quyết tố cáo có vi phạm pháp luật thì kiến nghị người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp (Giám đốc các Sở là các cơ quan
chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh) xem xét, giải quyết lại [37, Điều 32].
Thứ tư, pháp luật khiếu nại, tố cáo có hàng loạt các quy định liên quan đến
trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo; bảo vệ người tố cáo; thực hiện kết luận
nội dung giải quyết tố cáo; trách nhiệm của người bị tố cáo; xử lý hành vi vi phạm của người tố cáo... Đây là những cơ sở pháp lý quan trọng để thanh tra tỉnh cũng như các cơ quan có thẩm quyền khác thực hiện giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng là cơ sở để thanh tra tỉnh xác định vụ việc có dấu hiệu tham nhũng về cơng tác cán bộ
hay khơng, có thực hiện thanh tra vụ việc để xem xét có dấu hiệu tham nhũng về
cơng tác cán bộ hay không.
Thứ năm, Luật Tiếp công dân năm 2013 có một số quy định liên quan đến
trách nhiệm đón tiếp, nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; giải thích, hướng dẫn cho cơng dân về việc thực hiện khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo đúng quy định pháp luật của các cơ quan nhà nước trong đó có
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 1 của Luận văn đã nêu và phân tích các vấn đề lý luận về vai trò của thanh tra tỉnh trong phịng, chống tham nhũng về cơng tác cán bộ gồm: khái niệm thanh tra trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ; vai trò của
thanh tra trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ; nội dung thanh tra
trong phịng, chống tham nhũng về cơng tác cán bộ; chủ thể, đối tượng, mục đích của hoạt động thanh tra phịng, chống tham nhũng về cơng tác cán bộ; các yếu tố
khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động phòng, chống tham nhũng về
công tác cán bộ của thanh tra. Đây là cơ sở để tìm hiểu thực trạng thực hiện hoạt động thanh tra trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ của thanh tra