2.2.10 .Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát
3.1. Phương hướng phát huy vai trò củathanh tra tỉnh Đồng Nai trong phòng, chống
phịng, chống tham nhũng về cơng tác cán bộ
Đối với công tác cán bộ, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương khóa XII về tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ đã đề ra quan điểm chỉ đạo gồm:
- Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng; công tác cán bộ là khâu "then chốt" của công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị. Xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, là
công việc hệ trọng của Đảng, phải được tiến hành thường xuyên, thận trọng, khoa học, chặt chẽ và hiệu quả. Đầu tư xây dựng đội ngũ cán bộ là đầu tư cho phát triển
lâu dài, bền vững.
- Thực hiện nghiêm, nhất quán nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo trực tiếp, tồn diện cơng tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị. Chuẩn hố, siết chặt kỷ luật, kỷ cương đi đơi với xây dựng thể chế, tạo môi trường, điều kiện để thúc đẩy đổi mới, phát huy sáng tạo và bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám
làm, dám đột phá vì lợi ích chung. Phân cơng, phân cấp gắn với giao quyền, ràng buộc trách nhiệm, đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực và xử lý nghiêm minh sai phạm.
- Tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan, thường xuyên đổi mới
công tác cán bộ phù hợp với tình hình thực tiễn. Xây dựng đội ngũ cán bộ phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới; thông qua hoạt động thực tiễn
và phong trào cách mạng của nhân dân; đặt trong tổng thể của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng; gắn với đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, kiện
và nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, thu hút, trọng dụng nhân tài.
- Quán triệt nguyên tắc về quan hệ giữa đường lối chính trị và đường lối cán
bộ; quan điểm giai cấp và chính sách đại đồn kết rộng rãi trong cơng tác cán bộ. Xử lý hài hoà, hợp lý mối quan hệ giữa tiêu chuẩn và cơ cấu, trong đó tiêu chuẩn là
chính; giữa xây và chống, trong đó xây là nhiệm vụ chiến lược, cơ bản, lâu dài, chống là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên; giữa đức và tài, trong đó đức là gốc; giữa tính phổ biến và đặc thù; giữa kế thừa, đổi mới và ổn định, phát triển; giữa thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân và tập thể.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trực tiếp là của các cấp uỷ, tổ chức đảng mà trước hết là người đứng đầu và cơ quan tham mưu của Đảng, trong đó cơ quan tổ chức, cán bộ là nòng cốt. Phát huy mạnh mẽ vai
trò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và cơ quan truyền thơng, báo chí trong cơng tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó máu thịt với nhân dân; phải thực sự dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ.
Để thực hiện quan điểm đối với công tác cán bộ nêu trên, đồng thời quán triệt Mục tiêu chung của Chiến lược Quốc gia phòng, chống tham nhũng đến năm
2020 là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, loại bỏ dần các cơ hội, điều kiện
phát sinh tham nhũng, góp phần xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh,
hoạt động hiệu quả, đội ngũ cán bộ, cơng chức liêm chính; lành mạnh hóa các quan hệ xã hội thơng qua việc thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng; củng cố lòng tin của nhân dân và cộng đồng quốc tế, thúc đẩy
kinh tế - xã hội phát triển [2], việc nâng cao hiệu quả cơng tác phịng, chống tham nhũng về công tác cán bộ của thanh tra tỉnh Đồng Nai thời gian tới cần chú trọng những phương hướng sau:
- Bảo đảm vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với hoạt động thanh tra
phịng, chống tham nhũng về cơng tác cán bộ. Cần tiếp tục nâng cao năng lực lãnh
đạo của Đảng trong hoạt động phịng, chống tham nhũng về cơng tác cán bộ, trước hết là người đứng đầu cấp ủy và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị. Khi thanh tra phát
hiện có dấu hiệu vi phạm về tham nhũng của một số đảng viên có chức, quyền, cần phải có sự lãnh đạo, quan tâm thường xuyên của ban thường vụ, thường trực cấp ủy,
trong đó vai trị đồng chí bí thư và sự chỉ đạo tích cực của Đảng ủy cấp trên trực tiếp là những yếu tố hết sức quan trọng, nhất là đối với những vụ, việc tham nhũng về công tác cán bộ phức tạp.
- Phát huy vai trò của cơ quan thanh tra tỉnh trong phịng, chống tham nhũng
về cơng tác cán bộ phải quán triệt quan điểm của Đảng về công tác thanh tra và Hiến pháp năm 2013 Điều 4 Hiến pháp năm 2013 xác định: Đảng Cộng sản Việt
Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp
công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng cầm quyền ở Việt Nam, đây là một thực tiễn khách quan không thể phủ nhận. Do vậy, đặt vấn đề phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước cần phải đặt
trong bối cảnh Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo Nhà nước được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau, một trong những biện pháp đó là chỉ đạo cơ quan nhà nước thể chế hoá quan điểm của Đảng vào các quy định pháp luật của nhà nước. Do vậy, phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước
trong bộ máy nhà nước nói chung và trong phịng, chống tham nhũng về công tác
cán bộ nói riêng cần phải quán triệt quan điểm của Đảng về công tác thanh tra.
Quan điểm này được thể hiện tập trung trong các văn kiện của Đảng như Nghị quyết, Chỉ thị của Trung ương Đảng và Bộ Chính trị về cơng tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng.
- Đổi mới tổ chức và hoạt động thanh tra tỉnh để thiết lập cơ chế kiểm sốt quyền lực mạnh nói chung, trong cơng tác cán bộ nói riêng trong đó chú trọng thiết lập cơ quan kiểm tra, thanh tra đủ thẩm quyền để kiểm sốt quyền lực trong cơng
tác cán bộ, độc lập tương đối với cấp ủy, cơ quan hành chính. Cần phải có bước rà sốt lại các chế định pháp luật có liên quan đến tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra tỉnh để có sửa đổi, bổ sung phù hợp, làm cơ sở cho việc đổi mới về tổ chức, hoạt động của thanh tra tỉnh, đáp ứng yêu cầu của cơng cuộc đấu
tranh phịng, chống tham nhũng đang đặt ra.
- Phát huy vai trò của cơ quan thanh tra tỉnh trong phịng, chống tham nhũng
về cơng tác cán bộ phải đặt trong mối quan hệ kiểm soát việc thực hiện quyền hành
pháp phải nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước. Cơ quan thanh tra tỉnh được xác định có vai trị quan trọng trong việc thực hiện các chức năng thanh
tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng các cơ quan thanh tra chỉ ra những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật; giúp các cơ quan
nhà nước nhận thức đúng pháp luật và thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật; phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật đảm bảo tăng cường pháp chế xã
hội chủ nghĩa. Kết quả thanh tra đã giúp các cơ quan quản lý nhà nước sửa chữa những sai sót, hồn thiện cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Đồng thời, thanh tra cũng giúp cho thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước đánh giá việc tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính
nhà nước cấp dưới.
- Tiếp tục thực hiện nghiêm cơ chế, chính sách về cơng tác tổ chức – cán bộ thuộc cấp cơ sở để phòng, chống tham nhũng. Thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong công tác cán bộ trong các đơn vị thuộc hệ thống chính trị cơ sở, nhất là
trong các khâu tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật. Tăng cường dân chủ ở cơ sở; đặt phòng, chống tham nhũng
trong mối quan hệ với chương trình tổng thể về cải cách hành chính nhà nước nói
chung và cải cách hiện đại hóa hệ thống chính quyền cấp cơ sở nói riêng. Kịp thời
điều chuyển, thay thế những cán bộ lãnh đạo, quản lý có nhiều dư luận, biểu hiện
tham nhũng, lãng phí, uy tín giảm sút, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của hệ thống chính quyền cấp cơ sở. Xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị để xảy ra tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; xử lý kỷ luật cán bộ, công chức vi phạm tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cơ quan đơn vị mình.
- Đẩy mạnh việc thực hiện nâng cao năng lực thanh tra, kiểm tra, chú trọng tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ về phịng, chống tham nhũng, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ, công chức cơ sở làm công tác thanh tra, kiểm tra. Đồng thời, công bố công khai kết luận kiểm
tra, thanh tra và kết quả kiểm tra, thanh tra có liên quan đến tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của cán bộ, cơng chức. Xử lý nghiêm người đứng đầu cơ quan đơn vị có
hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực hoặc để đơn vị mình quản lý xảy ra tham nhũng, lãng phí tiêu cực. Có biện pháp mạnh tay đối với cán bộ, cơng chức có hành
vi tham nhũng, tiêu cực sai phạm về chuyên môn. Cụ thể hóa và tăng cường kiểm
tra nhằm đảm bảo thực hiện nghiêm các quy định của Luật Phịng, chống tham nhũng về cơng khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức.
-Phối hợp với các cơ quan điều tra, kiểm sát trong phòng, chống tham nhũng với các hoạt động: trao đổi thường xuyên thông tin, tài liệu, kinh nghiệm về công
tác phòng, chống tham nhũng; chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền xử lý; tổng
hợp, đánh giá, dự báo tình hình tham nhũng và kiến nghị chính sách, giải pháp
phòng, chống tham nhũng.
- Phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra tỉnh trong phòng, chống tham nhũng về công tác cán bộ phải khắc phục những hạn chế, bất cập trong việc thực hiện vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước thời gian qua và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức. Cơ quan thanh tra không phải là một cấp giải quyết khiếu nại, nhưng với vai trò là cơ quan thẩm tra, xác minh nội
dung khiếu nại, các cơ quan xác định rõ nội dung vụ việc khiếu nại, quá trình giải quyết khiếu nại, việc ban hành quyết định hành chính ảnh hưởng trực tiếp đến người khiếu nại là đúng hay sai, trách nhiệm của cơ quan nhà nước và đề xuất với cơ quan
có thẩm quyền giải quyết phương án đảm bảo lợi ích của người khiếu nại và áp dụng đúng pháp luật. việc tố cáo của công dân đối với bất cứ một hành vi vi phạm
pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào là một kênh thông tin quan trọng bên cạnh kênh tự phát hiện vi phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước. Tiếp nhận,
giải quyết tố cáo giúp các cơ quan nhà nước có cơ hội xem xét, xác minh nội dung tố cáo từ đó xử lý người có hành vi vi phạm, đảm bảo pháp chế và khơi phục lại trật
tự pháp lý, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân, cơ
quan, tổ chức. Q trình đó, các cơ quan thanh tra thẩm tra, xác minh nội dung tố
cáo để đưa ra kết luận về nội dung tố cáo, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá
nhân có liên quan cũng như đề xuất biện pháp xử lý. Trên cơ sở đó, thủ trưởng cơ
quan quản lý nhà nước cùng cấp đưa ra quyết định giải quyết phù hợp với tình hình
thực tiễn, đảm bảo lợi ích của nhà nước và xử lý nghiêm minh những hành vi vi phạm pháp luật, nhất là những vi phạm của cơ quan hành chính nhà nước và người
có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước.
- Tăng cường vai trị giám sát trong cơng tác phòng, chống tham nhũng; Có biện pháp bảo vệ an tồn và kịp thời biểu dương, khen thưởng những cán bộ, đảng
viên, công chức và nhân dân dũng cảm tố cáo, phát hiện những hành vi tham nhũng nói chung và tham nhũng về cơng tác cán bộ nói riêng; Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục và có chính sách truyền thơng đúng đắn, phát huy vai trò và trách nhiệm của bộ phận tuyên truyền trong phòng, chống tham nhũng.