2.2. Khái quát về công tác cán bộ của tỉnh Đồng Nai
2.2.5. Công tác đánh giá cán bộ
Tỉnh ủy Đồng Nai đã xây dựng quy chế đánh giá cán bộ. Quy chế này thường được điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện và gắn với Quy chế nêu gương của cán bộ, đảng viên. Qua đó, quy trình đánh giá cán bộ đã được đổi mới, cụ thể hóa thành
các bước rất công khai, dân chủ, xác định rõ trách nhiệm của tập thể và cá nhân, nhất là người đứng đầu cấp ủy trong đánh giá cán bộ, gắn với phân tích chất lượng đảng viên, kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và XII. Các tiêu chí đánh giá cán bộ được xây dựng cụ thể, mang
tính định lượng cao; trong đó xác định tỷ lệ hồn thành khối lượng, tiến độ, hiệu quả công việc được giao và kết quả trách nhiệm nêu gương của cán bộ làm thước đo
chính để đánh giá cán bộ. Đối với các đồng chí lãnh đạo cấp ủy, việc xếp loại cán
bộ còn gắn với đánh giá kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và vai trò
trách nhiệm của cấp ủy viên theo quy chế làm việc. Khi đánh giá cán bộ hàng năm,
mỗi cán bộ lãnh đạo quản lý còn phải thực hiện việc tự chấm điểm theo Bộ tiêu chí đánh giá đối với các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ tỉnh ủy tỉnh Đồng Nai quản lý. Nội dung tự chấm điểm được thể hiện qua 2 tiêu chí chính: thực hiện chức
trách nhiệm vụ được giao và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống [3].
Tuy nhiên, một số nơi vẫn cịn tình trạng đánh giá cán bộ chưa đúng thực chất, cịn hình thức; tình trạng nể nang, né tránh trách nhiệm, ngại va chạm và dân chủ hình thức trong đánh giá cán bộ vẫn còn khá phổ biến ở các cấp; tinh thần tự
phê bình và phê bình chưa cao. Khơng ít trường hợp đánh giá cán bộ cịn chủ quan, mang tính cá nhân, cục bộ hoặc bị các mối quan hệ xã hội khác chi phối mà chưa phản ánh chính xác phẩm chất, năng lực của cán bộ. Nguyên tắc đánh giá cán bộ là
phải lấy hiệu quả công việc làm thước đo chủ yếu để đánh giá, nhưng nhiều khi đặc trưng cơng việc khó định lượng mà chỉ định tính.