Những cơ hội và thách thức

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thanh toán điện tử của tập đoàn viễn thông viettel (Trang 90)

Trên cơ sở phân tích môi trường bên ngoài và những điểm mạnh, yếu của Tập đoàn, có thể đánh giá một số cơ hội và nguy cơ đối với việc phát triển dịch vụ thanh toán di động tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội như sau:

Cơ hội

- Nhu cầu về thanh toán di động của xã hội ngày càng tăng

Tình hình chính trị ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho môi trường kinh doanh ổn định. Thu nhập và mức sống của người dân ngày càng tăng, các doanh nghiệp ngày càng mở rộng quy hô hoạt động, nhu cầu về thanh toán nhanh chóng, thuận tiện mở ra một tiềm năng lớn. hơn nữa Nhà nước cũng đang đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt và đang có nhưng chỉ đạo, cơ chế chính sách để thúc đẩy thanh toán điện tử, do vậy đây là một cơ hội lớn.

+Tính đến cuối tháng 12/2012, cả nước có 52 tổ chức phát hành thẻ, số lượng thẻ được phát hành trên cả nước đạt trên 57,1 triệu thẻ (tăng 38,5% so với cuối năm 2011), trong đó hầu hết là thẻ ghi nợ (chiếm 93,6%), thẻ tín dụng (chiếm 3,1%). 14.300 máy ATM, ~101.400 máy POS.

+Tổng giá trị giao dịch qua thẻ là: 38 tỷ $, trong đó 84% là rút tiền, 15,7% là chuyển tiền và chỉ 0.3% là thanh toán qua POS

+Giao dịch ATM chi phí là 7-9K/giao dịchNgân hàng đang lỗ

+Quy mô POS thấp và giá thiết bị POS caoNgân hàng tiếp tục lỗ

+Rút tiền mặt nhiềuHạn chế khả năng cho vay của Ngân hàng

 Xuất hiện nhu cầu về các giải pháp công nghệ mới hiệu quả hơn trong thanh toán thẻ.

- Cơ sở hạ tầng đáp ứng thuận lợi cho thanh toán đi động

+Như đã phân tích, hiện nay điện thoại di động đã phổ cập tới hầu hết tầng lớp nguồi dân, điện thoại thông minh cũng đang ngày càng được phổ cập một cách nhanh chóng, hạ tầng mạng lưới viễn thông rộng khắp với chi phí thấp, nhiều công nghệ, giải pháp mới ra đời đáp ứng được nhu cầu thanh toán di động một cách thuận lợi, chi phí thấp.

- Nhiều công nghệ, giải pháp mới ra đời cung cấp dịch vụ thanh toán di động một cách thuận tiện, nhiều tính năng tiện ích với chi phí thấp.

+Quá trình hội nhập quốc tế nhanh và bền vững, mang lại cho các doanh nghiệp (trong đó có Viettel với lĩnh vực thanh toán di động) những cơ hội tiếp cận những công nghệ hiện đại của thế giới, có thể dẫn đến giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất và tăng công năng sử dụng của sản phẩm, dịch vụ. +Công nghệ mPOS ra đời thay thế cho POS truyền thống, các ứng dụng phần

mềm trên điện thoại di động có thể thay thế cho ứng dụng phần mềm trên SIM điện thoại, mạng viễn thông cũng phủ khắp nơi với chất lượng tốt.

- Nhiều phân khúc thị trường còn chưa được đáp ứng

Rất nhiều phân khúc thị trường chưa được đáp ứng như thanh toán di động cho các đối tượng chưa có tài khoản ngân hàng, ở vùng nông thôn&vùng xâu vùng xa, người lao động di cưa ra các thành phố lớn, thanh toán di động tiện lợi cho ngành bán lẻ đặc biệt là cho các đơn vị kinh doanh cá thể, nhỏ lẻ, cho ngành taxi, giao vận…

- Quy mô thị trường cho thanh toán di động là rất lớn, ví dụ là quy mô thị trường bán lẻ:

+Doanh thu ngành bán lẻ Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012 liên tục tăng trưởng. Theo quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030, tốc độ tăng trưởng của tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước (theo giá thực tế) tăng bình quân 19 - 20% trong giai đoạn 2011 - 2015 và 20 - 21%/năm trong giai đoạn 2016 – 2020.

Năm Doanh thu (Triệu tỷ đồng) Doanh thu quy đổi (Tỷ USD) Tỷ lệ tăng trưởng (%) 2008 1.01 51 2009 1.2 60 23% 2010 1.6 80 30% 2011 2.004 100 24% 2012 2.32 116 16%

Bảng 3 - 9 . Doanh thu ngành bán lẻ Việt Nam

+Cả nước có 375 nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), 1,6 triệu cửa hàng bán lẻ, 754 trung tâm thương mại/siêu thị và liên tục phát triển với tốc độ cao. +Quy mô thị trường thanh toán tại POS năm 2015 ước tính:

Giá trị giao dịch TB tại POS (triệu đồng) Số giao dịch dự kiến (triệu GD) Giá trị giao dịch thị trường (tỷ đồng) Phí (% giá trị giao dịch) Quy mô thị trường/ năm (tỷ đồng) 5,2 200 1040,000 1% 10,400

Tạm tính phí giao dịch 1% (Mức phí Smartlink áp dụng hiện tại là (1600+1%)/giao dịch)

Bảng 3 - 10 . Quy mô thị trường thanh toán tại POS năm 2015

Về nguy cơ

- Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước khá gay gắt, việc các doanh nghiệp cung cấp dịch vụt hanh toán điện tử trong nước sẽ khai thác theo xu hướng di động hóa là điều tất yếu bên cạnh với sự lớn mạnh của dịch vụ thanh toán di động hiện tại là Momo. Hơn nữa lại có sự xuất hiện của các nhà đầu tư nước ngoài với kỹ thuật công nghệ hiện đại và kinh nghiệm lâu năm, các liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài sẽ tạo ra những sản phẩm dịch vụ mới cho thị trường, tạo sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn.

- Người tiêu dùng Việt Nam vẫn có thói quen sử dụng tiền mặt, thay đổi thói quen tiêu dùng là một thách thức lớn.

- Người mua và người bán cũng chưa thật sự có niềm tin vào thanh toán điện tử/thanh toán di động.

- Ngân hàng Nhà nước chưa cấp phép cho Viettel về lĩnh vực trung gian thanh toán/ví điện tử.

- Việc triển khai dịch vụ thanh toán di động cần sự phối hợp của nhiều bên liên quan như: Chính sách của Nhà nước, Ngân hàng, Nhà mạng, nhà cung cấp giải pháp công nghệ, các merchant... rất phức tạp và cần chia sẻ lợi ích cho nhiều bên liên quan.Hơn nữa ảnh hưởng tới thời gian đưa dịch vụ ra thị trường và chất lượng toàn trình của dịch vụ.

- Hạ tầng thanh toán liên ngân hàng còn chưa thống nhất và đồng bộ, hiện cả nước vẫn tồn tại 3 liên minh thẻ là Smartlink, VNBC và Banknetbn. Dù chính phủ đã có để án sát nhập 3 liên minh thẻ này tuy nhiên đến nay việc sát nhập vẫn chưa hoàn thành.

- Các merchant tại Việt Nam thường ngại công khai doanh thu, minh bạch tài chính trong nộp thuế và không muốn mất chi phí trong thanh toán.

CHƯƠNG 4

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL 4.1 Sứ mạng, tầm nhìn chiến lược và mục tiêu của Tập đoàn Viễn thông

Quân đội

4.1.1 Sứ mạng của Tập đoàn Viễn thông Quân đội

a. Sứ mạng:

Sáng tạo để phục vụ con người – Caring Innovator

b. Triết lý kinh doanh:

Mỗi khách hàng là một con người – một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt. Liên tục đổi mới, cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo.

Nền tảng cho một doanh nghiệp phát triển là xã hội. Viettel cam kết tái đầu tư lại cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất kinh doanh với các hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo.

Chân thành với đồng nghiệp, cùng nhau gắn bó, góp sức xây dựng mái nhà chung Viettel.

c. Quan điểm phát triển:

Kết hợp chặt chẽ kinh tế với Quốc phòng. Chú trọng đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Kinh doanh định hướng khách hàng.

Phát triển nhanh, liên tục cải cách để bền vững. Lấy con người làm yếu tố cốt lõi.

d. Thương hiệu Viettel

Tầm nhìn thương hiệu

Tầm nhìn thương hiệu được cô đọng từ việc thấu hiểu những mong muốn của khách hàng và những nỗ lực đáp ứng của Viettel.

Viettel hiểu rằng, khách hàng luôn muốn được lắng nghe, quan tâm chăm sóc như những cá thể riêng biệt.

Còn Viettel sẽ nỗ lực để sáng tạo phục vụ những nhu cầu riêng biệt ấy với một sự chia sẻ, thấu hiểu nhất.

Ý nghĩa Slogan:

“Hãy nói theo cách của bạn”

Viettel luôn mong muốn phục vụ khách hàng như những cá thể riêng biệt. Viettel hiểu rằng, muốn làm được điều đó phải thấu hiểu khách hàng, phải lắng nghe khách hàng. Và vì vậy, khách hàng được khuyến khích nói theo cách mà họ mong muốn và bằng tiếng nói của chính mình – “Hãy nói theo cách của bạn”.

Ý nghĩa Logo:

Logo được thiết kế dựa trên ý tưởng lấy từ hình tượng dấu ngoặc kép. Khi bạn trân trọng câu nói của ai đó, bạn sẽ trích dẫn trong dấu ngoặc kép. Điều này cũng phù hợp với Tầm nhìn thương hiệu và Slogan mà Viettel đã lựa chọn. Viettel quan tâm và trân trọng từng nhu cầu cá nhân của mỗi khách hàng.

Logo Viettel mang hình elip được thiết kế đi từ nét nhỏ đến nét lớn, nét lớn lại đến nét nhỏ tạo thành hình elipse biểu tượng cho sự chuyển động liên tục, sáng tạo không ngừng (Văn hóa phương Tây) và cũng biểu tượng cho âm dương hòa quyện vào nhau (Văn hóa phương Đông).

Ba màu trên logo cũng có những ý nghĩa đặc biệt: màu xanh (thiên), màu vàng (địa), và màu trắng (nhân). Sự kết hợp giao hòa giữa trời, đất và con người thể hiện cho sự phát triển bền vững của thương hiệu Viettel.

e. 8 giá trị cốt lõi của Viettel

1. Thực tiễn là tiêu chuẩn kiểm nghiệm chân lý 2. Trưởng thành qua những thách thức và thất bại. 3. Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh. 4. Sáng tạo là sức sống.

5. Tư duy hệ thống. 6. Kết hợp Đông - Tây.

7. Truyền thống và cách làm người lính. 8. Viettel là ngôi nhà chung.

f. Chuẩn mực người Viettel

- Có khát vọng xây dựng Viettel thành một Tập đoàn hùng mạnh. - Trung thực, đoàn kết, biết ơn người đi trước.

- Luôn đặt lợi ích tập thể lên trước. - Tư duy đột phá và dám làm việc khó. - Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. - Chấp nhận gian khổ.

- Tự lực, tự cường. - Tỷ mỉ, triệt để.

4.1.2 Tầm nhìn của Tập đoàn Viễn thông Quân đội

Công nghệ thông tin và viễn thông (ICT) không chỉ là một ngành công nghiệp:

Với mức tăng trưởng trung bình đạt 20-25%/năm, gấp khoảng 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP, đóng góp trực tiếp 6% GDP (năm 2011), bản thân ICT là một ngành công nghiệp lớn, độc lập.Tuy nhiên, không chỉ dừng lại như vậy, ICT còn là nền tảng và động lực thúc đẩy các ngành kinh tế-xã hội khác (Công nghiệp, Nông nghiệp, Giáo dục, Y tế, Văn hóa, Giải trí, …), góp phần xây dựng một nền kinh tế tri thức đầy đủ cho Việt Nam.

CNTT hội tụ với Viễn thông, không thể tách rời: Xu thế dịch chuyển công

nghệ, nhu cầu và hành vi tiêu dùng khách hàng đã hội tụ CNTT vàViễn thông thành một lĩnh vực không thể tách rời; Giải pháp ICT tổng thể giờ đây không chỉ dừng lại ở việc cung cấp từng dịch vụ đơn lẻ như đường truyền, thiết bị, kết nối, đàm thoại, phần mềm hay nội dung mà phải là tổng thể sự kết hợp chúng thành một dịch vụ thống nhất, hoàn chỉnh cho khách hàng.

Phát triển CNTT & Viễn thông cần sự nhất quán, quyết liệt từ tư duy đến hành động: tất cả các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương (chính phủ, địa

phương, Bộ/Ban/Ngành) phải thống nhất điều hành, thực thi các chính sách ICT của chính phủ;các tổ chức, doanh nghiệp và người dân phải quyết liệt ứng dụng trên cơ sở nhận thức vai trò và lợi ích của ICT.

Đầu tư vào CNTT & Viễn thông cần phải xã hội hóa: với những đầu tàu là các

tập đoàn lớn, uy tín của đất nước.Một gia đình cần có người trụ cột; một tổ chức cần phải có bộ khung; một ngành trọng điểm của quốc gia cũng cần phải có trụ cột và bộ khung tương tự như vậy. Bộ khung đó chính là các tập đoàn kinh tế lớn, uy tín, có năng lực, trình độ cao. Viettel sẵn sàng tham gia thực hiện trọng trách này đối với chính phủ, đất nước.

Công nghiệp CNTT là thành phần quan trọng của hạ tầng CNTT quốc gia:

Phát triển công nghiệp CNTT chính là việc xây dựng và phát triển công nghiệp phần cứng, công nghiệp điện tử, công nghiệp phần mềm, dịch vụ CNTT và nội dung số.Theo đó, bên cạnh phát triển phần mềm, dịch vụ CNTT và nội dung số, Viettel xác định nghiên cứu và sản xuất thiết bị, hệ thống là một ngành nghề phục vụ cho chính hoạt động kinh doanh viễn thông, là cột trụ sống còn của mình, đóng góp quan trọng cho kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng.

Nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quyết định: Mục tiêu phát triển

nguồn nhân lực khoa học công nghệ có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức và khát vọng vươn lên làm chủ công nghệ. Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, năng động, sáng tạo, có khả năng thu hút và sử dụng người giỏi, tâm huyết. Phải tạo ra sự phát triển nhảy vọt về chất lượng nguồn nhân lực, tạo ra sự khác biệt và mang lại lợi thế, năng lực cạnh tranh để đáp ứng tốc độ phát triển và tăng trưởng của Viettel.

4.1.3 Mục tiêu chiến lược của Tập đoàn Viễn thông Quân đội

Trở thành công ty số 1 Việt Nam về Viễn thông và CNTT vào 2015.

Top 30 nhà cung cấp viễn thông lớn nhất thế giới; top 10 nhà đầu tư viễn thông toàn cầu (2015: thị trường 500 triệu dân, 2020: thị trường 1 tỷ dân).

Nhà sản xuất thiết bị CNTT-VT hàng đầu khu vực 2015 (Nhân sự 5000 người, doanh thu 1 tỷ USD).

Làm bùng nổ thị trường CNTT Việt Nam bằng việc bình dân hóa dịch vụ, đưa CNTT và Viễn thông vào mọi lĩnh vực, mọi ngõ ngách đời sống xã hội.

4.2 Một số giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán di động tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel thông Quân đội Viettel

4.2.1 Hoàn thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ Bankplus4.2.1.1 Mở rộng kết nối ngân hàng 4.2.1.1 Mở rộng kết nối ngân hàng

Hiện nay Viettel mới chỉ kết nối được với 9 Ngân hàng nên sẽ bị giới hạn về mặt phát triển thuê bao cũng như việc chuyển tiền giữa các ngân hàng. Viettel cần đẩy mạnh việc đàm phán và kết nối với các ngân hàng để đảm bảo kết nối được với hầu hết các ngân hàng tại Việt Nam:

- Đảm bảo có thể phát triển được tập thuê bao lớn nhất

- Việc chuyển tiền giữa các ngân hàng được thông suốt với nhau (tất cả các ngân hàng đều có thể chuyển tiền sang nhau) và thời gian đáp ứng một cách nhanh nhất (tiền sẽ về ít nhất là trong ngày, tốt hơn thì chỉ tính bằng giờ hoặc phút).

4.2.1.2 Mở rộng tính năng của sản phẩm

Bổ sung thêm các dịch vụ có thể thanh toán qua Bankplus như: Thanh toán hóa đơn tiền điện, thanh toán tiền nước, thanh toán hóa đơn truyền hình cáp, thanh toán hóa đơn viễn thông của các nhà cung cấp dịch vụ khác…Thanh toán tại cửa hàng bán lẻ với tính năng Request to pay (chủ cửa hàng có thể sử dụng Bankplus để yêu cầu khách hàng thanh toán, khách hàng chỉ cần xác nhận để hoàn thành việc thanh toán). Thanh toán các hàng hóa dịch vụ khác…

Phát triển ứng dụng Bankplus trên điện thoại di động cho các nền tảng hệ điều hành phổ biến hiện nay như IOS , Android, Windows Phone, Blackberry…Mang lại giao diện thân thiện, dễ sử dụng cho người dùng cũng năng lực sử lý nhanh, nhiều tiện ích bổ sung…

Việc cải tiến dịch vụ làm cho năng lực cạnh tranh của dịch vụ tăng cao, có lợi thế so với các đối thủ khác.

Mang lại nhiều giá trị cho khách hàng, dần củng cố niềm tin và thay đổi thói quen tiêu dùng của xã hội.

4.2.1.3 Cải tiến một số tính năng và quy trình chưa tối ưu

Cải thiện tính năng thanh toán hóa cước điện thoại di động, bước xác nhận cần có thêm thông tin về tên chủ thuê bao được thanh toán tránh việc thanh toán nhầm cho người khác ngoài ý muốn do gõ nhầm (Hiện nay tính năng chuyển tiền thì có bước này nhưng tính năng thanh toán cước di động thì bước xác nhận chỉ hiển thị số

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thanh toán điện tử của tập đoàn viễn thông viettel (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w