Các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thanh toán điện tử của tập đoàn viễn thông viettel (Trang 35)

Đối với dịch vụ thanh toán di động, các yếu tố bên ngoài chủ yếu ảnh hưởng tới sự phát triển của dịch vụ thanh toán điện tử bao gồm các yếu tố sau:

- Các yếu tố về Chính trị, Chính sách và Pháp luật: Đây là yếu tố rất quan trọng, tùy từng quốc gia với hệ thống pháp luật, quy định khác nhau mà dẫn tới sự phát triển thanh toán di động khác nhau…Ví dụ như ở Kenya-Châu Phi nhà nước cho phép các nhà mạng tham gia vào việc cung cấp dịch vụ trung gian tài chính đã góp phần to lớn dẫn đến thành công của mô hình thanh toán di động m-pesa ở Kenya, còn ở Việt Nam hiện nay Nhà nước chưa cho phép nhà mạng (Cụ thể là Viettel…) được làm trung gian tài chính phần nào ảnh hưởng tới sự phát triển của thanh toán di động. Ngoài ra các chính sách khuyến khích và đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt của nhà nước cũng tác động rất lớn tới sự phát triển của thanh toán di động.

- Các yếu tố kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức thu nhập của người dân,

mức chi tiêu…là các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới dung lượng thị trường thanh toán di động.

- Các yếu tố công nghệ: Thế giới đang trong cuộc cách mạng công nghệ, nhất

là trong lĩnh vực điện tử - viễn thông-công nghệ thông tin, hàng loạt các công nghệ mới liên tục được ra đời và được tích hợp vào các sản phẩm, dịch vụ. Các công nghệ sau ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của thanh toán di động:

+ Sự phổ cập của thiết bị di động, đặc biệt là thiết bị thông minh (Smartphone, tablet…). Đi cùng với đó là hiệu năng sử lý ngày càng mạnh mẽ, các hệ điều hành ngày càng thông mình và các phần mềm ngày càng tiện ích của các thiết bị di động...

+ Độ phủ sâu rộng của mạng lưới viễn thông đến mọi vùng đất, kể cả vùng sâu vùng xa, vùng núi hay vùng ven biển, hải đảo...Đi cùng với đó là chất

lượng ngày càng cao, tốc độ truy cập dữ liệu ngày càng cao của mạng viễn thông (GPRS/EDGE/3G/4G...)

+ Công nghệ giao tiếp trường gần NFC (Near Field Communication), QRCode...

+ Các công nghệ về bảo mật: SSL, CA, RSA, VPN...

- Các yếu tố văn hóa - xã hội: Trong thanh toán di động, văn hóa tiêu dùng,

thói quen thanh toán, các đặc điểm về nhân khẩu học…là những yếu tố tác động rất lớn tới thanh toán di động. Ví dụ Nhật là một quốc gia đã có thói quen tiêu dùng qua thẻ (Đặc biệt là thẻ tàu điện…) do đố việc phát triển dịch vụ thanh toán di động của Nhật có điều kiện hết sức thuận lợi, ở Việt Nam đang là một đất nước của thanh toán tiền mặt là chủ yếu…do đó việc phát triển thanh toán di động vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp! Hay Việt Nam là đất nước có lượng người di cư ra các thành phố làm việc lớn, do đó sẽ xuất hiện nhu cầu chuyển tiền về quê nhà một cách đơn giản thuận tiện, đây lại là yếu tố tích cực thúc dẩy sử phát triển của thanh toán di động!

- Các doanh nghiệp trong ngành: Cạnh tranh đó là qui luật của nền kinh tế thị

trường. Mỗi quyết định của đối thủ cạnh tranh đều ảnh hưởng đến thị trường nói chung và đến doanh nghiệp nói riêng. Vì vậy, mọi quyết định của doanh nghiệp không thể bỏ qua việc xem xét kỹ lưỡng đối thủ cạnh tranh. Đang có sự cạnh tranh mạnh giữa các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thanh toán điện tử trên phạm vi toàn cầu….Ở Việt Nam hiện nay thì ngoài dịch vụ Bankplus của Viettel thì chỉ có sản phẩm MoMo của M-Service phối hợp cùng Vinaphone và VietinBank triển khai là một sản phẩm mạnh, nhiều tính năng…xứng đáng là một sản phẩm m-payment đúng nghĩa.

- Các đối thủ tiềm ẩn: Bất cứ một tổ chức nào dù là Ngân hàng, nhà mạng, nhà

sản xuất thiết bị di động, hay một công ty công nghệ thông tin thuần túy…đều có thể gia nhập thị trường thanh toán di động, do đó mà sẽ có rất nhiều đối thủ tiềm ẩn trong lĩnh vực này mà các doanh nghiệp phải đối mặt. Không chỉ có sự cạnh tranh trong nước, mà các đơn vị kinh doanh trong lĩnh vực thanh toán di động phải chuẩn

bị các điều kiện cần thiết để đứng trước cuộc cạnh tranh với các đơn vị ở nước ngoài họ hội tụ nhiều kinh nghiệm, vốn lớn và kỹ thuật công nghệ hiện đại chắc chắn sẽ là thách thức cho các đơn vị trong nước và thúc đẩy thị trường thanh toán điện tử/thanh toán di động trong nước phát triển. Ví dụ ở Việt Nam, năm 2011 Tập đoàn CNTT hàng đầu Nhật bản là NTTDATA đã mua cổ phần của Công ty VietUnion (Sở hữu ví điện tử Payoo) để tham gia vào thị trường thanh toán điện tử/thanh toán di động tại Việt Nam, Tập đoàn này đang triển khai hình thức thanh toán di động sử dụng công nghệ NFC rất thành công tại Nhật Bản (Tên gọi là Osaifu-keita).

- Các sản phẩm thay thế: Với sự phát triển như vũ bão của khoa học công

nghệ, công nghệ thông tin và viễn thông hiện nay, việc một sản phẩm ra đời thay thế một sản phẩm khác là một điều rất có thẻ xảy ra. Trong lĩnh vực thanh toán di động, đầu tiên là sử dụng tin nhắn SMS, rồi USSD/STK để thanh toán, sau này là sử dụng Smartphone truyền dữ liệu trên mạng GPRS/EDGE/3G/4G để thực hiện thanh toán…Rồi thì thanh toán tại POS truyền thống hiện nay có nhiều điểm bất cập thì công nghệ mới Mobile POS ra đời sẽ có thể thay thế hoàn toàn được POS truyền thống…

- Khách hàng: Thói quen tiêu dùng sử dụng các hình thức thanh toán không

dùng tiền mặt hay thói quen tiêu dùng chủ yếu sử dụng tiền mặt có tác động rất lớn với sự phát triển của thanh toán di động. Như đã nói ở trên với trường hợp của Nhật và Việt Nam, thói quen và niềm tin của khách hàng đóng vai trò rất quan trọng (Khách hàng thường lo ngại về vấn để an toàn, bảo mật khi sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử, đặc biệt là thanh toán di động…).

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thanh toán điện tử của tập đoàn viễn thông viettel (Trang 35)