Một số công nghệ sử dụng trong thanh toán điện tử

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thanh toán điện tử của tập đoàn viễn thông viettel (Trang 27)

a. Công nghệ SMS (Short Messaging Service)

Công nghệ sử dụng tin nhắn SMS để thực hiện thanh toán, đây là công nghệ đầu tiên trong Thanh toán di động, được sử dụng ở Châu Âu, Mỹ. Phát triển từ SMS Banking. Hiện tại vẫn là công nghệ được sử dụng rất rộng rãi.

Ví dụ , khách hàng của Ngân hàng BIDV tại Việt Nam có thể có được chi tiết số dư tài khoản của mình bằng cách gửi TK_xxxxxxxxxxxxxx_yyyyyy từ khoá ' " gửi đến 1900545499 , với xxxxxxxxxxxxxx là số tài khoản Ngân hàng BIDV , yyyyyy là PIN cho dịch vụ của BIDV SMSBanking và nhận thông tin cân đối lại bằng tin nhắn SMS . Hoặc khách hàng có thể sử dụng cú pháp Pay XXX YYY ZZZ rồi gửi tới số ABC trong đó XXX là số điện thoại người nhận, YYY là số tiền, ZZZ là ghi chú và ABC là tổng đài tin nhắn để thực hiện chuyển tiền cho chủ nhân số thuê bao XXX.

Ưu điểm:

- Dễ dàng sử dụng, không cần cài đặt thêm phần mềm.

- Tất cả các loại điện thoại đều có thể sử dụng (Dù điện thoại thông thường hay điện thoại thông minh (Smartphone).

- Chi phí xây dựng hệ thống thấp.

- Độ tin cậy thấp: Giao dịch sẽ thất bại nếu tin nhắn gửi và nhận thất bại. - Bảo mật kém: Tin nhắn chuyển và nhận dưới dạng Plain Text và được lưu trữ ở máy người dùng cũng như tổng đài viễn thông.

- Tốc độ chậm.

b. Công nghệ USSD

- Công nghệ USSD là công nghệ cho phép gửi tin nhắn/đoạn ký sự từ điện thoại tới một chương trình ứng dụng trên mạng. Ví dụ: Bấm *101# để biết số tiền có trong tài khoản là sử dụng công nghệ USSD, có thể sử dụng những cú pháp tương tự (*198#...) để thực hiện giao dịch thanh toán/chuyển khoản/vấn tin.

- Công nghệ USSD khắc phục của SMS là bảo mật cao hơn (tin nhắn không lưu trữ tại máy điện thoại của người dùng) và tốc độ cao hơn SMS (khoảng 8 lần). Tuy nhiên bản tin USSD vẫn truyền đi dưới dạng PlainText và có lưu trữ tại tổng đài viễn thông.

c. Công nghệ STK

- Là một ứng dụng phần mềm viết trên Sim điện thoại (STK Application), ví dụ các ứng dụng tiện ích của mạng di động Viettel như Daily Express, Daily News, Bankplus đều sử dụng công nghệ STK.

- Với STK khách hàng chỉ cần truy cập ứng dụng và làm theo các bước hướng dẫn hiển thị trong ứng dụng và thực hiện giao dịch, đơn giản và thuận tiện.

- STK khắc phục nhược điểm của SMS bằng cách mã hóa bản tin SMS từ ứng dụng viết trên Sim điện thoại. Nhược điểm của nó là ứng dụng cố định trên SIM và muốn nạp ứng dụng/thay đổi ứng dụng phải thay SIM.

d. Công nghệ WAP (Wireless Access Protocol)

Là công nghệ cho phép khách hàng truy cập Internet (vào một trang WAP) bằng điện thoại di động với trình duyệt WAP (tương tự khái niệm truy cập vào một trang WEB với trình duyệt WEB).

- Ưu điểm: Phù hợp với khách hàng đã có thói quen thanh toán trực tuyến. - Nhược điểm: Khách hàng phải có kết nối Internet (3G/GPRS) mới sử dụng được dịch vụ.

e. Công nghệ NFC (Near Field Communication)

- NFC là công nghệ không dây sử dụng sự tương tác sóng điện từ để truyền tải những dữ liệu giữa thiết bị khởi tạo (Initiator) và thiết bị mục tiêu (target). NFC kết nối dựa trên nguyên lý tần số vô tuyến nhận dạng (Radio-frequency identification - RFID) trong phạm vi tầm gần (khoảng cách ~ 4cm), sử dụng cảm ứng từ trường để thực hiện kết nối giữa các thiết bị khi có sự tiếp xúc trực tiếp hay để gần nhau. NFC hoạt động ở dải băng tần 13,56MHz và tốc độ truyền tải dữ liệu tối đa 424Kbps.

- Khách hàng sử dụng thiết bị NFC kết nối không tiếp xúc với thiết bị POS cos tích hợp công nghệ NFC trong quá trình thanh toán. Đây là công nghệ ra đời muộn, tuy nhiên phát triển rất nhanh trong thời gian gần đây và được hầu hết các hãng tư vấn (Gardner, IDG, Juniper Research, KPMG) đánh giá là tương lai của Mobile Payment.

- Sử dụng sớm nhất công nghệ này là Nhật Bản năm 2004 với điện thoại đầu tiên được tích hợp NFC- Mobile Felica IC phát triển bởi Sony, NTT DoCoMo and JR East.

- Công nghệ NFC phát triển theo 2 hướng:

+Tích hợp Angten và Chip NFC vào Sim điện thoại (SimNFC): GSMA công bố tại hội thảo Mobile Asia Congress 2012 đã có 45 tập đoàn (chiếm 60% thị phần thuê bao di động) cam kết hỗ trợ SIM NFC bao gồm: China Mobile, Vodafone, Verizon). Xu hướng này có ưu điểm đặc biệt là khả năng phổ cập dịch vụ cao do việc xây dựng các chuẩn mở không phụ thuộc vào nhà sản xuất thiết bị ,các hãng viễn thông. Người dùng có quyền lựa chọn nhà cung cấp thiết bị trên thị trường.

+Tích hợp Angten và Chip NFC vào Điện thoại di động: Hiện có khoảng 50 dòng máy điện thoại tích hợp NFC của các hàng: Nokia, Samsung, RIM, HTC, Google, Sony. Tuy nhiên Apple chưa hỗ trợ NFC. Ưu điểm có các dòng điện thoại này là nó đồng thời có thể trở thành NFC Reader nên tập ứng dụng rộng lớn hơn do có tính tương tác rất cao.

Là các ứng dụng phần mềm được cài đặt trên các dòng điện thoại thông minh/Máy tính bảng…ngày nay. Các ứng dụng này cho phép thực hiện nhiều chức năng phức tạp một cách thân thiện với người dùng và an toàn bảo mật, tuy nhiên yêu cầu

Ưu điểm:

+Giao diện thân thiện, phong phú với người dùng

+Trong một số giải pháp cho phép làm việc ngay cả khi không có kết nối mạng.

+An toàn, bảo mật, cung cấp khả năng tạm ngưng/hủy dịch vụ khi điện thoại bị mất hoặc bị đánh cắp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhược điểm:

+Hiện nay trên thị trường có khá nhiều dòng điện thoại khác nhau, chạy các hệ điều hành khác nhau…nên phải phát triển nhiều ứng dụng khác nhau cho từng loại ( IOS, Android, Windows…).

+Có thể làm tăng nhu cầu hỗ trợ từ khách hàng.

Ngoài ra còn một số công nghệ khác như QRCode, DOV (Data over voice)...đều là các công nghệ mới trên thế giới.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thanh toán điện tử của tập đoàn viễn thông viettel (Trang 27)