Phân loại thanh toán điện tử

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thanh toán điện tử của tập đoàn viễn thông viettel (Trang 25)

Có nhiều cách phân loại Thanh toán điện tử trên thiết bị di động, sau đây là một số cách phân loại như sau:

Theo cách phân loại của tổ chức MasterCard, m-payment được chia làm 3 loại như sau:

- Mobile e-commerce (M-commerce): Sử dụng điện thoại để thanh toán hàng

hóa dịch vụ trong thương mại di động (Mobile Ticketing, Mobile Shoping…). Đặc trưng của loại hình này là thanh toán từ xa. Ví dụ sử dụng điện thoại di động để mua bán hàng hóa nội dung số online hoặc thanh toán hàng hóa vật lý online tại các website thương mại điện tử.

- Peer-to-Peer hay Person to Person (P2P): Thanh toán trực tiếp giữa người

với người (điểm-điểm) thông qua di động. Ví dụ sử dụng điện thoại di động để chuyển tiền cho người khác sử dụng SMS/STK...

- Mobile payments at the point of sale (POS): Thanh toán với hệ thống bán

hàng (Máy POS) thông qua di động. Ví dụ sử dụng điện thoại tích hợp công nghệ NFC để thanh toán tại các máy POS có tích hợp công nghệ NFC.

Theo các phân loại của Innopay: Theo khoảng cách địa lý và các đối tượng thanh toán

Hình 2 - 5 . Phân loại thanh toán di động theo Innopay

- Thanh toán cá nhân với cá nhân ở khoảng cách gần: Ví dụ thanh toán với

công nghệ thẻ hoặc điện thoại không tiếp xúc (Công nghệ NFC...), 2 chiếc điện thoại hỗ trợ công nghệ NFC có thể khẽ chạm vào nhau để thực hiện việc chuyển tiền. Ví dụ: Dịch vụ Osaifu-Keita của nhà mạng NTTDOCOMO tại Nhật Bản cho phép thực hiện việc này.

- Loại thanh toán cá nhân với cá nhân nhưng ở khoảng cách xa: Ví dụ chuyển tiền cho nhau qua điện thoại di động (sử dung tin nhắn SMS/USSD, Mobile Application...). Ví dụ: Dịch vụ Bankpus của Viettel cho phép thực hiện việc này.

- Loại thanh toán người tiêu dùng cho doanh nghiệp ở khoảng cách gần: Ví

dụ thanh toán tại các điểm POS (NFC hoặc QRCode hoặc NFC...). Ví dụ: Dịch vụ Google Wallet của Google cho phép người dùng sử dụng điện thoại di động có hỗ trợ công nghệ NFC quẹt và thanh toán tại các điểm POS tích hợp công nghệ NFC.

- Loại thanh toán người tiêu dùng cho doanh nghiệp ở khoảng cách xa: Ví dụ thanh toán hàng hóa/dịch vụ trực tuyến qua các cổng thanh toán (Công nghệ Web/Wap, Mobile Application...). Ví dụ Dịch vụ Paypal cho phép người dùng sử dụng điện thoai di động (Điện thoại thông minh hỗ trợ kết nối Internet) để mua bán hàng hóa trực tuyến trên mạng.

Nguồn tiền Hình thức Tài khoản viễn thông Ví điện tử (Tiền điện tử) Thẻ Credit hoặc Debit Tiền

POS M-Pay (Bỉ) Ofaifu-Keita (Nhật) Mobipay (Tây Ban Nha) -

Từ xa Qua tin nhắn SMS Obopay (Mỹ) PayPal Mobile M-Pesa (Kenya) Hình 2 - 6 . Phân loại thanh toán di động theo nguồn tiền sử dụng

Nguồn tiền sử dụng của M-Payment có thể chính là tài khoản viễn thông (tài khoản điện thoại đi động của người dùng, hoặc là Thẻ Ngân hàng (Credit/Debit) hoặc là ở dạng tiền điện tử/Ví điện tử, tài khoản ngân hàng...

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thanh toán điện tử của tập đoàn viễn thông viettel (Trang 25)