Hình 2 - 14 . Biểu đồ phân tích nhu cầu thanh toán di động
- Cần phải có một số các điều kiện thuận lợi để dẫn đến thành công.
- Các nước phát triển cần những dịch vụ có tốc độ nhanh, tần xuất cao và chi phí không cần rẻ, ngược lại các nước đang phát triển cần dịch vụ có tốc độ không cao, tần xuất không lớn nhưng chi phí phải thấp.
- Ưu tiên cung cấp các dịch vụ đáp ứng nhu cầu thiết yếu với cuộc sống.
- Viettel có thể chọn mô hình kinh doanh Hợp tác Ngân hàng Nhà mạng (ParnerShip Model) hoặc Nhà mạng làm chủ đạo (Operator-led Model).
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG
QUÂN ĐỘI VIETTEL 3.1 Giới thiệu về Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel
3.1.1 Tổng quan
Trụ sở giao dịch: Số 1, Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội.
• Điện thoại: 04. 62556789
• Fax: 04. 62996789
• Email:gopy@viettel.com.vn
• Website: www.viettel.com.vn
• Tên cơ quan sáng lập: Bộ Quốc phòng
Các quyết định thành lập
Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội (tên viết tắt là VIETTEL) được thành lập theo Quyết định số 2078/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 14/12/2009 trên cơ sở tổ chức lại các phòng ban chức năng của Tổng công ty Viễn thông Quân đội, Công ty Viễn thông Viettel và Công ty Truyền dẫn Viettel.
Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 978/QĐ- TTg về việc chuyển Công ty mẹ- Tập đoàn Viễn thông Quân đội thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước.
Ngày 30/3/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 466/QĐ- TTg phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Viễn thông Quân đội.
Loại hình doanh nghiệp của Tập đoàn Viễn thông Quân đội là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu. Tập đoàn Viễn thông Quân đội có 74 đơn vị phụ thuộc và các công ty con của Tập đoàn gồm: 2 công ty TNHH một thành viên do Tập đoàn sở hữu 100% vốn điều lệ; 11 công ty cổ phần do Tập đoàn nắm giữ 50% vốn điều lệ; 7 công ty liên kết, liên doanh do Tập đoàn sở nắm giữ từ 50% vốn điều lệ trở xuống.
Tổng công ty Viễn thông quân đội (Viettel) trước đây là Tổng công ty Thiết bị Điện tử Thông tin, một doanh nghiệp nhà nước được thành lập ngày 1 tháng 6 năm 1989 theo nghị định số 58/ HĐBT. Ngày 20 tháng 6 năm 1989 Đại tướng Lê Đức Anh- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký quyết định số 189/QĐ-QP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Công ty. Theo đó, Tổng Công ty Thiết bị Điện tử Thông tin trực thuộc Binh chủng thông tin liên lạc, là đơn vị sản xuất kinh doanh tổng hợp, hạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân.
Ngày 27 tháng 7 năm 1993: Theo quyết định số 336/QĐ-BQP về việc thành lập lại doanh nghiệp nhà nước, Công ty Điện tử Thiết bị Thông tin trực thuộc Bộ tư lệnh thông tin liên lạc với tên giao dịch quốc tế là SIGELCO.
Ngày 14 tháng 7 năm 1995: Công ty Điện tử Thiết bị Thông tin được đổi tên thành Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội, tên giao dịch là Viettel, trở thành nhà khai thác bưu chính viễn thông thứ 2 tại Việt Nam.
Ngày 19 tháng 4 năm 1996: Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội được thành lập theo quyết định 522/ QĐ-BQP trên cơ sở sát nhập 3 đơn vị là Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội, Công ty Điện tử Thiết bị Thông tin 1 và Công ty điện tử Thiết bị Thông tin 2.
Ngày 28 tháng 10 năm 2003: Công ty Điện tử Viễn thông Quân đội được đổi tên thành Công ty Viễn thông Quân đội, tên giao dịch là Viettel Corporation, tên viết tắt là Viettel.
Ngày 15/10/2004, mạng di động 098 chính thức đi vào hoạt động đánh dấu một bước ngoặt trong lịch sử phát triển của Viettel Mobile và Viettel. Tính đến ngày 01/12/2004, mạng điện thoại di động 098 đã phủ sóng được 62/64 Tỉnh/TP, thực hiện kết nối hầu hết các mạng di động trong nước và Quốc tế. Hoạt động kinh doanh đã được tổ chức triển khai tại 34 tỉnh/TP và đã phát triển được trên 100.000 thuê bao.
Ngày 6 tháng 4 năm 2005: Theo quyết định số 45/2005/QĐ- BQP, Công ty Viễn thông Quân đội được chuyển thành Tổng Công ty Viễn thông Quân đội trực
thuộc Bộ Quốc Phòng, tên giao dịch bằng tiếng Anh là VIETTEL CORPORATION.
Đến tháng 9/2005, mạng điện thoại di động 098 thực hiện phủ sóng và triển khai kinh doanh trên toàn quốc. Số trạm phát sóng là trên 1000 trạm. Thuê bao di động đạt 1 triệu thêu bao và được đánh giá là nhà cung cấp dịch vụ điện thoại di động phát triển mạnh nhất Việt Nam từ trước đến nay.
Ngày 15/10/2005, Viettel Mobile kỷ niệm 1 năm thành lập và công bố số thuê bao đạt gần 1,5 triệu đây chính là tốc độ phát triển chưa từng có trong lịch sử ngành thông tin di động tại Việt Nam.
Tháng 4/2007, Viettel Mobile chính thức đạt con số 10 triệu khách hàng, điều đó cho thấy sự trưởng thành lớn mạnh và khẳng định vị thế nhà cung cấp dịch vụ viễn thông di động hàng đầu tại Việt Nam của Viettel.
Ngày 05/04/2007, Tổng công ty Viễn thông quân đội Viettel đã thành lập Công ty Viễn thông Viettel Telecom, hoàn thành việc sát nhập hai công ty lớn là công ty Điện thoại đường dài Viettel (chuyên cung cấp dịch vụ Internet, điện thoại cố định và đường dài 178) và công ty điện thoại di động Viettel thành một công ty kinh doanh đa dịch vụ. Viettel Telecom giờ đây sẽ cung cấp tất cả các dịch vụ viễn thông của Viettel tại Việt Nam, đánh dấu bước trưởng thành mới mang tính đột phá của Viettel.
Năm 2007: Doanh thu 1 tỷ USD, 12 triệu thuê bao. Hội tụ 3 dịch vụ cố định – di động – Internet.
Năm 2008: Doanh thu 2 tỷ USD. Nằm trong 100 thương hiệu viễn thông lớn nhất thế giới. Số 1 Campuchia về hạ tầng Viễn thông.
Năm 2009: Tập đoàn Viễn thông Quân đội được thành lập theo quyết định 2097/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký vào ngày 14 tháng 12 năm 2009, là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước với số vốn điều lệ 50.000 tỷ đồng, có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng và điều lệ tổ chức riêng. Doanh thu 60.600 tỷ VNĐ và đoạt giải World Communication Awards 2009.
Năm 2011: Đầu tư sang Haiti. Lọt vào top 20 nhà mạng lớn nhất thế giới Năm 2012: Đầu tư sang Mozambique, doanh thu đạt 7 tỷ USD.
Hiện nay Viettel đã đầu tư ra 7 thị trường nước ngoài bao gồm Lào, Campuchia, Haiti, Đông Timor, Mozambic, Peru và Tazanian. Mục tiêu đến năm 2015 là từ 10-15 nước với quy mô thị trường 1 tỷ dân.
3.1.2 Cơ cấu tổ chức của Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Hình 3 - 15 . Mô hình Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel
Tập đoàn, các phòng ban chức năng thuộc khối văn phòng Tập đoàn, các đơn vị hạch toán phụ thuộc/độc lập, các trung tâm trực thuộc Tập đoàn và các công ty tại các thị trường nước ngoài.
Ban tổng giám đốc bao gồm Tổng giám đốc và các phó tổng giám đốc
Là đơn vị quyết định cao nhất của Tập đoàn
Các phòng ban chức năng thuộc khối văn phòng Tập đoàn
Gồm các phòng ban chức năng, chịu trách nhiệm quản lý các vấn đề liên quan đến hành chính, nhân sự, tài chính, kế toán, kế hoạch, chính trị v.v… Chịu sự quản lý trực tiếp của ban Tổng giám đốc. Là các đơn vị tổng hợp, tham mưu, báo cáo cho ban Tổng giám đốc các vấn đề liên quan đến mọi mặt trong các hoạt động của Tập đoàn.
Các đơn vị hạch toán phụ thuộc và độc lập của Tập đoàn
Công ty Viễn thông Viettel
Công ty Mạng lưới Viettel
Công ty phát triển dịch vụ mới Viettel
64 Chi nhánh Viettel tỉnh/ thành phố
Công ty Thương Mại & Xuất nhập khẩu Viettel
Công ty thông tin M1
Nhà máy thông tin M3
Tổng Công ty CP Bưu chính Viettel
Công ty Tư vấn Thiết kế Viettel
Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel
Công ty Cổ phần Công trình Viettel
Công ty Viettel IDC
3.1.3 Các sản phẩm dịch vụ của Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Hiện nay, Tập đoàn Viễn thông Quân đội đang cung cấp các sản phẩm dịch vụ dựa theo các ngành nghề kinh doanh mà Tập đoàn đã đăng ký với chính phủ, bao gồm:
- Ngành, nghề kinh doanh chính: Hoạt động viễn thông có dây, viễn thông không dây, viễn thông vệ tinh, viễn thông khác. Sản xuất, cung cấp các sản phẩm viễn thông quân sự, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh. Sản xuất sửa chữa trang thiết bị kỹ thuật phục vụ uốc phòng, an ninh. Lập trình, tư vấn và quản trị hệ thống máy vi tính; hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính. Xuất bản phần mềm, xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan. Cổng thông tin; hoạt động thông tấn, dịch vụ thông tin khác, hoạt động dịch vụ liên quan đến các cuộc gọi. Xây dựng công trình công ích, hoạt động kiến trúc và tư vấn kỹ thuật có liên quan. Hoạt động thiết kế chuyên dụng; lắp đặt hệ thốn điện, hệ thống xây dựng khác. Sản xuất, sửa chữa máy vi tính và thiết bị ngoại vi, thiết bị liên lạc. Nghiên cứu và phát triển thực nghiệm khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Sản xuất linh kiện điện tử, thiết bị truyền thông, sản phẩm điện tử dân dụng, dây cáp, sợi cáp quang học; sản xuất dây, cáp điện và điện tử khác, các loại thiết bị dây dẫn điện khác. Một số nhóm sản phẩm, dịch vụ viễn thông hiện Tập đoàn đang cung cấp được trình bày ở Phụ lục 1.
- Ngành, nghề kinh doanh có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính: Bưu chính; chuyển phát; kho bãi và lưu trữ hàng hóa; vận atỉ hàng hóa bằng đường bộ. Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy; bán lẻ thiết bị công nghệ thông tin liên lạc trong các cửa hàng chuyên doanh. Kinh doanh bất động sản; xây dựng nhà các loại, công trình kỹ thuật dân dụng; hoạt động xây dựng chuyên dụng. Hoạt động dịch vụ tài chính; đại lý chi trả ngoại tệ. Sản xuất thiết bị điện; sửa chữa, bảo dưỡng và lắp đặt máy móc và thiết bị. Hoạt động truyền hình và cung cấp chương trình truyền hình thuê bao. Hoạt động điện ảnh, sản xuất nội dung chương trình truyền hình, ghi âm và xuất bản âm nhạc; xuất bản sách, ấn phẩm định kỳ. Quảng cáo và nghiên cứu thị trường. Xây dựng và phát triển thương hiệu (cho các doanh nghiệp khác); bán lẻ theo yêu cầua đặt hàng qua bưu điện hoặc iternet (bao gồm: thương mại điện tử). Sản xuất bột giấy, giấy và sản phẩm từ giấy. In ấn (bao gồm cả sản xuất thẻ thông minh: Sản xuất các loại thẻ dịch vụ cho ngành bưu chính viễn thông và các ngành dịch vụ thương mại,...); dịch vụ liên quan đến in. Cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử. Dịch vụ ngân hàng điện tử-thanh toán điện tử
(Bankplus). Đào tạo ngắn hạn, dài hạn cho người lao động trong Tập đoàn. Xuất, nhập khẩu ủy thác cho các đơn vị trong nước. Dịch vụ lưu trú.
- Ngành, nghề kinh doanh khác: Đại lý, điều hành, dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tua du lịch; dịch vụ ăn uống; sản xuất đồ uống không cồn, nước khoáng. Bán buôn, bán lẻ trong các cửa hàng chuyên doanh, kinh doanh tổng hợp. Hoạt động thể thao. Bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác. Bán buôn thực phẩm, đồ uống, đồ dùng gia đình.
3.1.4 Tình hình kinh doanh
Hình 3 - 16 . Doanh thu của Tập đoàn Viettel từ 2004 đến 2012
Từ các biểu đồ 3.1, 3.2, 3.3 có thể thấy rằng Viettel có một sự phát triển mạnh mẽ về doanh thu, lợi nhuận cũng như nguồn nhân lực từ năm 2000 tới năm 2012, đặc biệt là năm 2007. Trong vòng 5 năm liên tiếp từ 2005-2010 doanh thu năm sau tăng gấp đôi năm trước, đó là một sự phát triển thần kỳ đáng kinh ngạc.
Năm 2011, kinh tế thế giới trải qua cuộc khủng khoảng tài chính và suy thoái kinh tế. Kinh tế Việt Nam cũng gặp rất nhiều khó khăn, tuy nhiên Viettel vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, 28% doanh thu (đạt 117 nghìn tỷ đồng), lợi nhuận đạt 20 nghìn tỷ đồng và đóng góp khoảng 10 nghìn tỷ (cao hơn 25% so với năm 2010) đồng vào ngân sách nhà nước.
Năm 2012, doanh thu của Viettel đạt 140 nghìn tỷ đồng, tăng 18.5% so với năm 2011, lợi nhuận tăng 40% so với năm 2011. Hơn nữa, lần đầu tiên Viettel vượt qua Tập đoàn VNPT về doanh thu và gấp 3 lần về lợi nhuận.
3.2 Phân tích các yếu tố ảnh hướng tới sự phát triển dịch vụ thanh toán điện tử của Tập doàn Viễn thông Quân đội tử của Tập doàn Viễn thông Quân đội
3.2.1 Các yếu tố bên trong
a. Nguồn nhân lực
Thực hiện mục tiêu “giữ gìn, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ”. Hàng năm Tập đoàn đã cử đi đào tạo, bồi dưỡng các lớp trong và ngoài nước hàng trăm lượt cán bộ, nhân viên. Tuyển dụng, giáo dục, bồi dưỡng hàng nghìn lượt sinh viên tốt nghiệp các trường đại học vào làm việc tại Tập đoàn, sẵn sàng phục vụ quân đội khi cần thiết.
Về tổ chức chính quyền là 01 trong 48 đầu mối trực thuộc BQP - doanh nghiệp số 01 của BQP và có vị thế trong giới doanh nghiệp VN (năm 2007, Top 10)
- Năm 2000 có 186 cán bộ nhân viên, trong đó 35% có trình độ đại học, trên đại học, Đảng bộ có 09 chi đảng bộ cơ sở với 50 đ/c là Đảng viên.
- Số CBCNV bình quân qua các năm như sau:
Đơn vị: người
Số lượng 8000 13000 18330 23000 25000 24789
Bảng 3 - 1 . Thống kê nguồn nhân lực
Toàn Đảng bộ hiện có 23 đảng bộ cơ sở, 3 đảng bộ 98 chi bộ cơ sở, 186 chi bộ trực thuộc với 3.705 đảng viên (9/2011). Phân loại tổ chức Đảng, Đảng viên hàng năm có 100% Đảng viên đủ tư cách, trong đó có trên 80% đảng viên đủ tư cách mức hoàn thành tốt nhiệm vụ, không có Đảng viên vi phạm kỷ luật phải xử lý. Không có vụ việc vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, tỷ lệ vi phạm kỷ luật thông thường dưới 0,3 %.
Hiện nay Tập đoàn đã thành lập Trung tâm Giải pháp Công nghệ thông tin và Viễn thông Viettel với số lượng nhân viên đã lên đến 1500 người, chủ yếu là các kỹ sư phần mềm xây dựng các ứng dụng công nghệ, các sản phẩm, giải pháp phục vụ mọi ngõ ngách của cuộc sống.
Với các thông số về nguồn nhân lực hiện tại của Tập đoàn, có thể thấy hiện tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội hiện đang có một lực lượng đông đảo về số lượng và có chiều sâu về chất lượng. Đây là một lợi thế lớn của Tập đoàn đối với việc phát triển các dịch vụ công nghệ thông tin&viễn thông phục vụ đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực thanh toán di động. Tuy nhiên, nguồn nhân lực lớn cũng dẫn đến vấn đề lớn liên quan đến vấn đề quỹ lương. Ngoài ra, do phát triển nhiều thị trường nước ngoài, việc đào tạo đội ngũ CBCNV có trình độ về ngoại ngữ đáp ứng được việc làm việc tại nước ngoài cũng là một thách thức cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội.