Tầm nhìn của Tập đoàn Viễn thông Quân đội

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thanh toán điện tử của tập đoàn viễn thông viettel (Trang 96)

Công nghệ thông tin và viễn thông (ICT) không chỉ là một ngành công nghiệp:

Với mức tăng trưởng trung bình đạt 20-25%/năm, gấp khoảng 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP, đóng góp trực tiếp 6% GDP (năm 2011), bản thân ICT là một ngành công nghiệp lớn, độc lập.Tuy nhiên, không chỉ dừng lại như vậy, ICT còn là nền tảng và động lực thúc đẩy các ngành kinh tế-xã hội khác (Công nghiệp, Nông nghiệp, Giáo dục, Y tế, Văn hóa, Giải trí, …), góp phần xây dựng một nền kinh tế tri thức đầy đủ cho Việt Nam.

CNTT hội tụ với Viễn thông, không thể tách rời: Xu thế dịch chuyển công

nghệ, nhu cầu và hành vi tiêu dùng khách hàng đã hội tụ CNTT vàViễn thông thành một lĩnh vực không thể tách rời; Giải pháp ICT tổng thể giờ đây không chỉ dừng lại ở việc cung cấp từng dịch vụ đơn lẻ như đường truyền, thiết bị, kết nối, đàm thoại, phần mềm hay nội dung mà phải là tổng thể sự kết hợp chúng thành một dịch vụ thống nhất, hoàn chỉnh cho khách hàng.

Phát triển CNTT & Viễn thông cần sự nhất quán, quyết liệt từ tư duy đến hành động: tất cả các cấp, các ngành từ trung ương đến địa phương (chính phủ, địa

phương, Bộ/Ban/Ngành) phải thống nhất điều hành, thực thi các chính sách ICT của chính phủ;các tổ chức, doanh nghiệp và người dân phải quyết liệt ứng dụng trên cơ sở nhận thức vai trò và lợi ích của ICT.

Đầu tư vào CNTT & Viễn thông cần phải xã hội hóa: với những đầu tàu là các

tập đoàn lớn, uy tín của đất nước.Một gia đình cần có người trụ cột; một tổ chức cần phải có bộ khung; một ngành trọng điểm của quốc gia cũng cần phải có trụ cột và bộ khung tương tự như vậy. Bộ khung đó chính là các tập đoàn kinh tế lớn, uy tín, có năng lực, trình độ cao. Viettel sẵn sàng tham gia thực hiện trọng trách này đối với chính phủ, đất nước.

Công nghiệp CNTT là thành phần quan trọng của hạ tầng CNTT quốc gia:

Phát triển công nghiệp CNTT chính là việc xây dựng và phát triển công nghiệp phần cứng, công nghiệp điện tử, công nghiệp phần mềm, dịch vụ CNTT và nội dung số.Theo đó, bên cạnh phát triển phần mềm, dịch vụ CNTT và nội dung số, Viettel xác định nghiên cứu và sản xuất thiết bị, hệ thống là một ngành nghề phục vụ cho chính hoạt động kinh doanh viễn thông, là cột trụ sống còn của mình, đóng góp quan trọng cho kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng.

Nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quyết định: Mục tiêu phát triển

nguồn nhân lực khoa học công nghệ có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức và khát vọng vươn lên làm chủ công nghệ. Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh, năng động, sáng tạo, có khả năng thu hút và sử dụng người giỏi, tâm huyết. Phải tạo ra sự phát triển nhảy vọt về chất lượng nguồn nhân lực, tạo ra sự khác biệt và mang lại lợi thế, năng lực cạnh tranh để đáp ứng tốc độ phát triển và tăng trưởng của Viettel.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ thanh toán điện tử của tập đoàn viễn thông viettel (Trang 96)