tử của Tập doàn Viễn thông Quân đội
3.2.1 Các yếu tố bên trong
a. Nguồn nhân lực
Thực hiện mục tiêu “giữ gìn, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ”. Hàng năm Tập đoàn đã cử đi đào tạo, bồi dưỡng các lớp trong và ngoài nước hàng trăm lượt cán bộ, nhân viên. Tuyển dụng, giáo dục, bồi dưỡng hàng nghìn lượt sinh viên tốt nghiệp các trường đại học vào làm việc tại Tập đoàn, sẵn sàng phục vụ quân đội khi cần thiết.
Về tổ chức chính quyền là 01 trong 48 đầu mối trực thuộc BQP - doanh nghiệp số 01 của BQP và có vị thế trong giới doanh nghiệp VN (năm 2007, Top 10)
- Năm 2000 có 186 cán bộ nhân viên, trong đó 35% có trình độ đại học, trên đại học, Đảng bộ có 09 chi đảng bộ cơ sở với 50 đ/c là Đảng viên.
- Số CBCNV bình quân qua các năm như sau:
Đơn vị: người
Số lượng 8000 13000 18330 23000 25000 24789
Bảng 3 - 1 . Thống kê nguồn nhân lực
Toàn Đảng bộ hiện có 23 đảng bộ cơ sở, 3 đảng bộ 98 chi bộ cơ sở, 186 chi bộ trực thuộc với 3.705 đảng viên (9/2011). Phân loại tổ chức Đảng, Đảng viên hàng năm có 100% Đảng viên đủ tư cách, trong đó có trên 80% đảng viên đủ tư cách mức hoàn thành tốt nhiệm vụ, không có Đảng viên vi phạm kỷ luật phải xử lý. Không có vụ việc vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, tỷ lệ vi phạm kỷ luật thông thường dưới 0,3 %.
Hiện nay Tập đoàn đã thành lập Trung tâm Giải pháp Công nghệ thông tin và Viễn thông Viettel với số lượng nhân viên đã lên đến 1500 người, chủ yếu là các kỹ sư phần mềm xây dựng các ứng dụng công nghệ, các sản phẩm, giải pháp phục vụ mọi ngõ ngách của cuộc sống.
Với các thông số về nguồn nhân lực hiện tại của Tập đoàn, có thể thấy hiện tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội hiện đang có một lực lượng đông đảo về số lượng và có chiều sâu về chất lượng. Đây là một lợi thế lớn của Tập đoàn đối với việc phát triển các dịch vụ công nghệ thông tin&viễn thông phục vụ đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực thanh toán di động. Tuy nhiên, nguồn nhân lực lớn cũng dẫn đến vấn đề lớn liên quan đến vấn đề quỹ lương. Ngoài ra, do phát triển nhiều thị trường nước ngoài, việc đào tạo đội ngũ CBCNV có trình độ về ngoại ngữ đáp ứng được việc làm việc tại nước ngoài cũng là một thách thức cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội. Đòi hỏi Tập đoàn phải có những đối sách và chiến lược thích hợp.
a. Năng lực tài chính
- Năng lực tài chính của Tập đoàn được thể hiện qua doanh thu của đơn vị. - Doanh thu năm 2012 của Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel đạt 140 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 18,5% so với 2011, vượt kế hoạch năm đề ra.
- Lợi nhuận của Viettel năm 2012 là 27 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng gần 40%, vượt kế hoạch 21%. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu đạt trên 40%, nộp ngân sách nhà nước 11.400 tỷ đồng, tăng 24%, thu nhập bình quân người lao động tăng
12% so với năm 2011; doanh thu năm 2012 của VNPT đạt 130.500 tỷ đồng, tăng trưởng 10% so với năm 2010, lợi nhuận đạt 8.500 tỷ đồng.
- Như vậy, năm 2012 đánh dấu doanh thu của Viettel lần đầu tiên vượt VNPT. Mức lợi nhuận năm 2012 của Viettel cũng gấp hơn 3 lần so với VNPT. Hiện Viettel đang đầu tư và kinh doanh tại 7 nước, với thị trường 110 triệu dân, gồm 3 nước ở châu Á, hai nước ở châu Phi và hai nước ở châu Mỹ. 4 nước đã kinh doanh và có lãi với tổng số thuê bao đạt 10 triệu thuê bao. Doanh thu riêng về dịch vụ viễn thông tại nước ngoài của Viettel đạt gần 600 triệu USD, tăng trưởng 45%, lợi nhuận mang về nước năm 2012 là 76 triệu USD, tăng trưởng 85%. Dự kiến năm 2013, Viettel đặt mục tiêu tiếp tục giữ tốc độ tăng trưởng 18%, riêng thị trường nước ngoài tăng trưởng 50%.
- Khả năng tài chính của Tập đoàn như hiện nay, sẽ là một thuận lợi lớn trong chiến lược phát triển dịch vụ thanh toán di động, lĩnh vực đòi hỏi phải “đầu tư trước thu tiền sau”.
b. Hoạt động Marketing
Hoạt động marketing quảng bá hình ảnh của Tập đoàn được tiến hành dưới nhiều hình thức phong phú, như:
- Tham gia các chương trình phúc lợi xã hội ( chương trình trái tim cho em; Internet cho các trường trung học…)
- Quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng;
- Phát triển mạng lưới đến các vùng khó khăn về địa lý, kinh tế chậm phát triển ( biên giới , hải đảo, dân tộc ít người ..);
- Các chương trình khuyến mãi;
- Phát triển đa dạng hóa dịch vụ, sản phẩm và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của khách hàng .
Thực tế các hoạt động trên được minh chứng bằng các kết quả cụ thể sau: Cách đây ba năm, khi khởi động chương trình Internet trường học bằng cách đưa ADSL miễn phí tới gần 30.000 trường trên cả nước, ít người tin Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) sẽ kiên định với chương trình này.Vì, với kinh phí lên tới
hơn 300 tỷ đồng/năm, số tiền phải bỏ ra là quá lớn, mà hiệu quả đầu tư cho việc quảng bá thương hiệu trước mắt sẽ không thể bằng được việc chi số tiền đó cho hoạt động quảng cáo. Một chuyên gia về thương hiệu có tiếng đã bình luận “Nếu chi 300 tỷ đồng một năm cho quảng cáo thì hình ảnh của Viettel sẽ phủ sóng ở mọi nơi, với tần suất dày đặc. Mức độ nhận biết thương hiệu trong tâm trí khách hàng của Viettel chắc chắn sẽ ở mức cao hơn rất nhiều so với việc bỏ số tiền đó để thực hiện chương trình xã hội như Internet trường học”.
Tuy nhiên, vào tháng 12/2010, Tập đoàn này đã hoàn thành việc đưa Internet băng rộng tới gần 30.000 trường học trên cả nước. Đây được coi là thành tích ngoạn mục của một chương trình xã hội với ngành công nghệ thông tin và viễn thông, khi Viettel đã đưa được Internet băng rộng đến cả những huyện, xã cực kỳ khó khăn.
Tập đoàn Viettel cũng tiếp tục chiến lược phủ sóng di động tại tất cả các huyện nghèo trên cả nước, trong đó có những nơi còn chưa có điện. Ví dụ Bản Poọng, xã Tam Chung, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) là một nơi điện lưới quốc gia chưa phủ tới nhưng sóng di động của Tập đoàn Viettel đã tràn ngập ở nơi đây. Dù hơn 50% số dân vẫn nằm trong diện hộ nghèo, nhưng điện thoại di động ở đây đã được người dân dùng phổ biến.
Ở địa phương này, nếu xét về mức độ nhận biết thương hiệu, Viettel có lẽ đạt mức độ " cao nhất", bởi người dân ai cũng biết đến chương trình giảm nghèo mà Tập đoàn Viettel thực hiện, và cũng bởi Viettel là hãng viễn thông đầu tiên đem di động giá rẻ đến với dân nghèo.
Năm 2009, khi nền kinh tế đang gặp khủng hoảng, các chương trình quảng bá thương hiệu thông qua quảng cáo bị Viettel thu hẹp, chỉ làm những hoạt động rất cần thiết. Tuy nhiên, Tập đoàn vẫn tiếp tục triển khai một số chương trình xã hội lớn và bổ sung thêm chương trình 30A của Chính phủ (giảm nghèo nhanh, bền vững) tại 3 huyện nghèo gồm; Bá Thước, Mường Lát (Thanh Hóa) và Đắc Rông (Quảng Trị) với kinh phí lên tới 46 tỷ đồng.
Những hoạt động marketing của Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã thực hiện thực sự quảng bá được thương hiệu của tập đoàn cả về chiều sâu và chiều rộng, tạo
niềm tin cho khách hàng. Đây là thế mạnh của Tập đoàn Viễn thông Quân đội trong phát triển các dịch vụ nói chung, đặc biệt là dịch vụ thanh toán di động nói riêng.
c. Mạng lưới phân phối
Hiện nay Viettel có mạng lưới bán hàng rộng khắp cả nước, kể cả các vùng sâu vùng xa với khoảng 1000 cửa hàng trực tiếp, khoảng 200 siêu thị, khoảng 10.000 đại lý trên toàn quốc. Với mạng lưới rộng khắp Viettel dễ dàng tiếp cận với khách hàng cũng như chăm sóc khách hàng tốt hơn.
d. Nghiên cứu phát triển
Hiện tại, mảng kinh doanh chủ đạo của Tập đoàn Viễn thông Quân đội là dịch vụ di động đã dần đạt đến trạng thái bão hòa. Số lượng thuê bao phát triển mới và số lượng thuê bao phát triển thực không còn tăng nhanh. Việc kinh doanh dịch vụ di động chuyển sang hoạt động giữ khách hàng, nâng cao APRU.
Hiện nay Tập đoàn đã dịch chuyển sang lĩnh vực sản xuất thiết bị viễn thông quân sự và dân sự, nổi bật là sản xuất điện thoại với giá rẻ, việc này góp phần làm tăng lợi thế của Viettel khi tham gia thị trường thanh toán di động.
e. Chăm sóc khách hàng
Hệ thống hỗ trợ khách hàng Viettel được Trung tâm Phần mềm Viettel phát triển dựa trên công nghệ IP (IP Contact Center -IPCC). IPCC có lợi thế nổi bật hơn sơ với công nghệ cũ là khả năng giao tiếp đa kênh với khách hàng, quản lý chặt chẽ chất lượng cuộc gọi và giảm đáng kể chi phí điện thoại đối với những doanh nghiệp có nhiều chi nhánh tại nhiều quốc gia. Hệ thống IPCC (IP Contact Center) sẽ được áp dụng cho tất cả các Trung tâm Chăm sóc khách hàng của Viettel tại 4 thành phố Hà Nội,Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng.
Ngày 14 tháng 8 năm 2009, Trung tâm CSKH ViettelMiền Bắc tại Thủ đô Hà Nội đã chính thức đưa vào hoạt động. Việc thành lập trung tâm CSKH này đa đanh dấu một bước ngoặc lớn trong công tác Chăm sóc khách hàng Của Công ty Viễn thôngViettel. Trung tâm chăm sóc khách hàng khu vực miền Bắc: Tòa nhà Restco, 74 Phạm Văn Đồng, Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội.
Trung tâm CSKH tại Thành phố Hồ Chí Minh, Chính thức đưa vào hoạt động vào ngày 27 tháng 7 năm 2009. Trung tâm đặt tại Lô 3, Khu Công nghiệp Tân Bình, đường Tây Thạnh, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh.
Trung tâm CSKH tại Đà Nẵng đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 4 tháng 3 năm 2011. Trung tâm này có khả năng đáp ứng hơn 120.000 cuộc gọi trực tiếp/ngày. Đây là một trong những hoạt động cụ thể của Viettel trong công tác chăm sóc khách hàng theo đặc thù vùng miền tại các tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên. Ngoài ra Viettel còn áp dụng thêm hình thức chăm sóc khách hàng khác là hệ thống cửa hàng, áp dụng tại khắp 63 tỉnh thành cả nước.
Hệ thống CSKH là một trong những điểm mạnh của Tập đoàn Viễn thông Quân đội. Với số lượng điện thoại viên lớn, chuyên môn tốt, trải đều trên khắp các vùng miền của cả nước, công tác CSKH được thực hiện nhanh, hiệu quả, đảm bảo hỗ trợ tốt nhất cho khách hàng.
3.2.2 Các yếu tố bên ngoài
f. Các yếu tố Chính trị, Chính sách vá Pháp luật
Tình hình chính trị ổn định của Việt Nam có ý nghĩa quyết định trong việc phát triển kinh tế, giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động, làm tăng nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Điều này cũng tác động tích cực trong việc tạo lập và triển khai chiến lược của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung trong đó có Viettel.
Trong xu hướng hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, Nhà nước đã ban hành và tiếp tục hòan thiện các Bộ Luật liên quan tới lĩnh vực thanh toán điện tử/thanh toán di động đáng chú ý như sau:
- Ngày 19/11/2005, Quốc hội thông qua Luật Giao dịch điện tử
- Ngày 29/12/2006 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 291/2006/QĐ- TTg phê duyệt Đề án TTKDTM giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020.
- Luật Các tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010
- Ngày 22/11/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định số 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt.
- Đặc biệt, Ngày 27/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2453/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015 với một trong các mục tiêu như sau:
+ Mục tiêu tổng quát: Đa dạng hóa dịch vụ thanh toán, phát triển cơ sở hạ tầng thanh toán, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thanh toán điện tử, chú trọng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong khu vực nông thôn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thanh toán của nền kinh tế, giảm chi phí xã hội liên quan đến tiền mặt, tạo sự chuyển biến mạnh, rõ rệt về tập quán thanh toán trong xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng và hiệu quả quản lý nhà nước.
+ Mục tiêu cụ thể:
Đến cuối năm 2015, tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 11%.
Đến cuối năm 2015, tăng mạnh số người dân được tiếp cận các dịch vụ thanh toán, nâng tỷ lệ người dân có tài khoản tại ngân hàng lên mức 35 - 40% dân số.
Thực hiện mục tiêu của Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2011 - 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1073/QĐ-TTg ngày 12 tháng 7 năm 2010.
Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ, trọng tâm là phát triển thanh toán qua điểm chấp nhận thẻ. Đến năm 2015, toàn thị trường có khoảng 250.000 thiết bị chấp nhận thẻ được lắp đặt với số lượng giao dịch đạt khoảng 200 triệu giao dịch/năm.
Áp dụng một số hình thức thanh toán mới, phù hợp với điều kiện và đặc điểm của khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa
Cũng căn cứ vào đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, rất nhiều các biện pháp, các chính sách khuyến khích hỗ trợ sự phát triển của thanh toán điện tử được Nhà nước thực hiện trong thời gian tới như: Đề án xây dựng trung tâm chuyển mạnh thẻ thống nhất quốc gia (Sát nhập 3 đơn vị chuyển mạch tài chính
hiện nay là SmartLink, VNBC và Banknetvn), các chính sách thuế ưu đãi đối với thanh toán điện tử, đẩy mạnh chi tiêu công qua các hình thức thanh toán điện tử…
Bên cạnh đó, Ngân hàng nhà nước cũng quản lý hết sức chặt chẽ vấn đề trung gian thanh toán. Đặc biệt là việc các Nhà mạng tham gia vào thị trường trung gian thanh toán có thể khiến Ngân hàng Nhà nước khó quản lý và kiểm soát, chính vì vậy mà hiện nay mặc dù Viettel đã 2 lần đệ đơn xin cấp phép dịch vụ trung gian thanh toán/ví điện tử nhưng vẫn chưa được sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước.
Việc thận trọng của Ngân hàng Nhà nước trong việc cấp phép cho Nhà mạng ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của Thanh toán di động, khiến cho việc tiếp cận với các đối tượng không có tài khoản ngân hàng, ở vùng sâu vùng xa trở nên khó khăn hơn rất nhiều, hơn nữa việc triển khai các dịch vụ thanh toán di động áp dụng công nghệ mới như công nghệ NFC trong lĩnh vực như giao thông công cộng cũng gặp khó khăn.
Hiện nay Ngân hàng nhà nước mới cấp phép cho 9 đơn vị được tham gia vào lĩnh vực trung gian thanh toán, được cung cấp dịch vụ ví điện tử bao gồm:
STT Công ty cung cấp thí điểm dịch vụ Ví điện tử Tên giải phápthanh toán
1 Công ty cổ phần hỗ trợ dịch vụ thanh toán việt phú (MobiVí)
MobiVí 2 Công ty cổ phần dịch vụ trực tuyến Cộng đồng Việt
(VietUnion) Payoo
3 Công ty cổ phần giải pháp thanh toán Việt Nam (VNPay)
VnMart 4 Công ty cổ phần dịch vụ thẻ Smartlink (Smartlink) Smartlink 5 Công ty cổ phần công nghệ thanh toán Việt Nam
(VinaPay) Vcash
6 Công ty cổ phần giải pháp phần mềm Hòa Bình
(PeaceSoft) Ngân lượng
7 Công ty cổ phần dịch vụ di động trực tuyến (M-Service) Momo 8 Công ty cổ phần thanh toán điện tử VNPT (VNPT
EPAY)
VNPT EPAY