CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
2.5.7. Phương pháp phân tích
2.5.7.1. So sánh tuyệt đối
Là so sánh giá trị của kỳ phân tích so với kỳ gốc, là kết quả của phép trừ giữa trị số kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu nghiên cứu.
Công thức:
Trong đó:
Y0: Chỉ tiêu kỳ gốc Y1: Chỉ tiêu kỳ phân tích
ΔY: Là phần chênh lệch tăng, giảm của chỉ tiêu.
Phương pháp này áp dụng cho mục tiêu thứ nhất: Cho thấy được sự biến động về số lượng, quy mơ giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu nghiên cứu.
2.5.7.2. So sánh tương đối
Là so sánh giá trị của kỳ phân tích so với kỳ gốc, là kết quả của phép chia giữa trị số kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu nghiên cứu. Số tương đối thường được biểu hiện bằng số lần hay số phần trăm (%).
Công thức:
Hoặc:
Trong đó:
Y0: Chỉ tiêu kỳ gốc Y1: Chỉ tiêu kỳ phân tích
y (%): Biểu hiện biến động giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc.
Phương pháp này cho thấy được phần trăm biến động của chỉ tiêu nghiên cứu kỳ phân tích so với kỳ gốc.
y (%)= Y1 * 100 -100 Y0 y (%) = Y1 – Y0 *100 Y0
Phương pháp này sử dụng cho mục tiêu thứ nhất: Giúp ta thấy rõ được sự biến động của các chỉ tiêu giữa các năm trong giai đoạn nghiên cứu. Đây cũng là cơ sở để tìm nguyên nhân và đề xuất giải pháp.
2.5.7.3. Phương pháp Cronbach’s Alpha
Phương pháp này sử dụng hệ số Cronbach’s alpha và hệ số tương quan biến tổng để xác định độ tin cậy của thang đo. Phương pháp này áp dụng dụng cho mục tiêu hai: Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn gửi tiết kiệm tại Sacombank Vĩnh Châu
2.5.7.4. Phương pháp phân tích khám phá EFA
Phương pháp này sử dụng hệ số tải nhân tố, hệ số KMO, hệ số Sig. và phương sai trích để xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến sự lựa chọn Ngân hàng của khách hàng. Phương pháp này áp dụng dụng cho mục tiêu hai: Nhận diện các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn gửi tiết kiệm tại Sacombank Vĩnh Châu.
2.5.7.5. Phương pháp hồi quy đa biến
Phương pháp này áp dụng áp dụng cho mục tiêu thứ ba: Đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố có tác động đến xu hướng lựa chọn gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Sacombank Vĩnh Châu., bài nghiên cứu sử dụng mơ hình hồi quy đa biến.
Mơ hình có dạng:
Y = β1X1 + β2X2+ β3X3 + β4X4 + β5X5+ β6X6+ β7X7+ β8X8 … + e
Trong đó:
- Y là biến phụ thuộc
- β là hệ số chuẩn hóa của mơ hình
- β1-> β8: Lần lượt là hệ số chuẩn hóa của các biến độc lập. - X1-> X8: lần lượt là các biến độc lập
2.5.7.6. Phương pháp suy luận
Phương pháp này áp dụng cho mục tiêu thứ tư:Từ các kết quả phân tích, ước lượng ở trên bài nghiên cứu dùng phương pháp suy luận để đề ra giải pháp duy trì khách hàng cũ và thu hút khách hàng tiềm năng tại Sacombank Vĩnh Châu.
Ngoài các phương pháp trên tác giả còn sử dụng phương pháp đồ thị, phương pháp so sánh tỷ lệ, tỷ trọng, phương pháp phân tích, tổng hợp,...để làm rõ các mục tiêu nghiên cứu.