Nguồn vốn huy động TGTK của SacombankVĩnh Châu 2013

Một phần của tài liệu Luận văn các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín CN sóc trăng – PGD vĩnh châu (Trang 59)

(Nguồn: Sacombank Vĩnh Châu)

Qua bảng 3.2 và hình 3.7 ta thấy tổng nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm là 243.920 triệu đồng. Trong đó tiền gửi của cá nhân là 229.976 triệu đồng chiếm tỷ trọng 94,28%. Riêng tiền gửi của Doanh nghiệp chỉ có 13.944 triệu đồng và chỉ chiếm 5,72%.

Năm 2014

Hình 3.1: Nguồn vốn huy động TGTK của Sacombank Vĩnh Châu 2014

(Nguồn Sacombank Vĩnh Châu)

Qua bảng 3.2 và hình 3.8 ta thấy tổng nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm là 248.502 triệu đồng, tăng 4.582 triệu đồng tương đương tăng 1,88% so với năm 2013. Cụ thể, tiền gửi cá nhân đạt 241.032 triệu đồng (tăng 11.056 triệu đồng, tương đương tăng 4,81% so với năm 2013) và điều đó đã đưa tỷ trọng lên 96,99%. Riêng tiền gửi của Doanh nghiệp giảm còn 7.470 triệu đồng (giảm 6.474 triệu đồng tương đương giảm 46,43% so với năm 2014) và làm cho tỷ trọng giảm còn 3,01%.

định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Sacombank Vĩnh Châu

Năm 2015

Hình 3.9: Nguồn vốn huy động TGTK của Sacombank Vĩnh Châu 2015

(Nguồn: Sacombank Vĩnh Châu)

Qua bảng 3.2 và hình 3.9 ta thấy tổng nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm là 252.884 triệu đồng, tăng 4.382 triệu đồng tương đương tăng 1,76% so với năm 2014. Cụ thể, tiền gửi cá nhân đạt 249.000 triệu đồng (tăng 7.968 triệu đồng tương đương tăng 3,31% so với năm 2014) và điều đó đã đưa tỷ trọng lên 98,46%. Riêng tiền gửi của Doanh nghiệp giảm còn 3.884 triệu đồng (giảm 3.586 triệu đồng tương đương giảm 48,01% so với năm 2014) và làm cho tỷ trọng giảm cịn 1,54%.

3.2.2. Phân tích tiền gửi tiết kiệm theo đối tượng khách hàng qua 3 năm (2013- 2015)

3.2.2.1. Tiền gửi của cá nhân

Hình 3.10: Tiền gửi của cá nhân tại Sacombank Vĩnh Châu ( 2013-2015).

(Nguồn: Sacombank Vĩnh Châu)

định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Sacombank Vĩnh Châu

Qua bảng 3.2 và hình 3.10 ta thấy đây là một phần thu nhập của dân cư chưa sử dụng cho tiêu dùng và cũng là nguồn vốn rất quan trọng của Ngân hàng. Nguồn vốn huy động này ngồi tác dụng để điều tiết vĩ mơ nền kinh tế, thu hút tối đa các khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư nhằm phát triển kinh tế cũng như đối với chính sách ổn định tiền tệ của đất nước. Trong 3 năm qua tiền gửi của cá nhân tại Sacombank Vĩnh Châu liên tục tăng và chiếm tỷ trọng hơn 89% trong tổng nguồn vốn huy động. Cụ thể, năm 2013 là 229.976 triệu đồng, năm 2014 đạt 241.032 triệu đồng tăng 4,81% so với năm 2013, năm 2015 đạt 249.000 triệu đồng tăng 3,31% so với năm 2014. Nhằm thu hút ngày càng nhiều tiền tiết kiệm, Sacombank Vĩnh Châu đang cố gắng khuyến khích dân cư thay đổi thói quen giữ vàng và tiền mặt tại nhà bằng cách mở rộng mạng lưới huy động, đưa ra các hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn. Trong khoản mục tiền gửi của dân cư bao gồm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm khơng kỳ hạn.

i. Tiền gửi có kỳ hạn

Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ln chiếm vị trí cao và được khách hàng ưa chuộng do lãi suất cao và khá ổn định. Đây là sản phẩm truyền thống của các Ngân hàng thương mại. Đối với Sacombank Vĩnh Châu, năm 2013 tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của cá nhân là 219.120 triệu đồng chiếm tỷ trọng 89,83%. Năm 2014 đạt mức 227.088 triệu đồng tăng 7.968 triệu đồng so với năm 2013, tương đương tăng 3,6% và đưa tỷ trọng lên mức 91,38%. Năm 2015 đạt mức 234.060 triệu đồng tăng 6.972 triệu đồng so với năm 2013, tương đương tăng 3,07% và đưa tỷ trọng lên mức 92,56%. Nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn giúp cho Ngân hàng có thể chủ động trong đầu tư nên Sacombank Vĩnh Châu đang chú trọng đến tỷ trọng của nguồn vốn này.

ii. Tiền gửi không kỳ hạn

Như chúng ta đã biết, theo thói quen tích lũy của người Việt Nam thì việc gửi tiền tiết kiệm khơng kỳ hạn để thanh tốn qua Ngân hàng là chưa cao bởi họ xem tiền mặt là công cụ thanh tốn chính cho mọi giao dịch. Chính vì thế mà khoản gửi tiết kiệm không kỳ hạn tại Sacombank Vĩnh Châu chiếm tỷ lệ nhỏ trong hoạt động huy động vốn. Tuy vậy, tỷ trọng và số tiền gửi không kỳ hạn đều tăng đều qua các năm mặc dù tăng không nhiều. Năm 2013 tiền gửi không kỳ hạn của cá nhân là 10.856 triệu đồng chiếm tỷ trọng 4,54%. Năm 2014 là 13.944 triệu đồng tăng 3.088 triệu đồng so với năm 2013, tương đương tăng 28,45% và đưa tỷ trọng lên mức 5,61%. Năm 2015 là 14.940 triệu đồng tăng 996 triệu đồng

định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Sacombank Vĩnh Châu

so với năm 2014, tương đương tăng 7,14% và đưa tỷ trọng lên mức 5,91%. Điều này chứng tỏ Sacombank Vĩnh Châu đã có những biện pháp tích cực đưa sản phẩm này đến với người dân. Mặc dù lãi suất không cao như tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn nhưng do nhiều tiện ích và có thể rút bất kỳ lúc nào khi khách hàng cần để thanh toán, giao dịch nên cá nhân đến Ngân hàng mở tài khoản tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn ngày càng nhiều hơn.

3.2.2.2. Tiền gửi của Doanh nghiệp

Hình 3.11: Tiền gửi của Doanh nghiệp tại Sacombank Vĩnh Châu (2013-2015)

(Nguồn: Sacombank Vĩnh Châu)

Qua bảng 3.2 và hình 3.11 Ta thấy khoản mục tiền gửi của Doanh nghiệp tại Sacombank Vĩnh Châu chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ và có sự sụt giảm qua các năm. Năm 2013 tiền gửi của Doanh nghiệp là 13.944 triệu đồng, năm 2014 là 7.470 triệu đồng, giảm 6.474 tương đương giảm 6,43% so với năm 2013, năm 2015 là 3.884 triệu đồng, giảm 3.586 tương đương giảm 48,01% so với năm 2014. Nguyên nhân là do thủ tục, hồ sơ pháp lý của Doanh nghiệp rườm rà hơn so với thủ tục của tiền gửi tiết kiệm cá nhân nên tiền gửi của Doanh nghiệp ngày càng ít được ưa chuộng. Trong cơ cấu tiền gửi của Doanh nghiệp thì tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao hơn vì phần lớn các TCTD chỉ gửi để hưởng các tiện ích thanh tốn.

i. Tiền gửi có kỳ hạn

Khác với tiền gửi của cá nhân, trong cơ cấu tiền gửi của Doanh nghiệp thì tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn tiền gửi không kỳ hạn. Năm 2013 tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn của Doanh nghiệp là 4.980 triệu đồng chiếm tỷ trọng 2,04%. Năm 2014 giảm còn 498 triệu đồng giảm 4.482 triệu đồng so với năm 2013, tương đương giảm 90% và làm tỷ trọng giảm còn 0,2%. Năm 2015 là 398

định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Sacombank Vĩnh Châu

triệu đồng giảm 100 triệu đồng so với năm 2014, tương đương giảm 20,08% và làm tỷ trọng giảm cịn 0,16%.

ii. Tiền gửi khơng kỳ hạn

Năm 2013 tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn của Doanh nghiệp là 8.964 triệu đồng chiếm tỷ trọng 3,67%. Năm 2014 giảm còn 6.972 triệu đồng giảm 1.992 triệu đồng so với năm 2013, tương đương giảm 22,22% và làm tỷ trọng giảm còn 2,81%. Năm 2015 là 3.486 triệu đồng giảm 3.486 triệu đồng so với năm 2014, tương đương giảm 50% và làm tỷ trọng giảm cịn 1,38%.

Vĩnh Châu

3.2.3. Tính ổn định và đa dạng của các khoản tiền gửi tiết kiệm

Bảng 3.3 : Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn

Đơn vị tính: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm So sánh 2013 2014 2015 2014/2013 2014/2015 Số tiền Tỷ trọng (%) Năm 2014 Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) Chênh lệch Tỷ lệ (%) I. Không kỳ hạn 19.820 8,13 20.916 8,42 18.426 7,29 1.096 5,53 (2.490) (11,9) II. Có kỳ hạn 224.100 91,87 227.586 91,58 234.458 92,71 3.486 1,56 6.872 3,02 <12 tháng 196.202 80,44 153.060 61,59 130.578 51,64 (43.142) (21,99) (22.482) (14,69) Từ 12 đến 24 tháng 23.278 9,54 73.684 29,65 102.236 40,43 50.406 216,54 28.552 38,75 > 24 tháng 4.620 1,89 842 0,34 1.644 0,65 (3.778) 81,77 802 95,25 Tổng 243.920 100.00 248.502 100.00 252.884 100.00 4.582 1,88 4.382 1,76

định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Sacombank Vĩnh Châu

Trong việc phân tích tính ổn định của nguồn vốn này thì ta sẽ xem xét đến tỷ trọng của từng loại kỳ hạn trong lượng tiền gửi tiết kiệm. Quan sát bảng 3.3 Ta thấy tại Sacombank Vĩnh Châu thì tiền gửi có mức kỳ hạn dưới 12 tháng là chủ yếu. Lượng tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng là loại vốn huy động có tính ổn định khá thấp, chiếm tỷ trọng trên 50%. Còn tiền gửi đối với kỳ hạn trên 24 chỉ chiếm chưa tới 2%. Việc tiền gửi tập trung vào kỳ hạn dưới 12 tháng là do tại Thị xã Vĩnh Châu người dân phần lớn là nuôi tôm, trồng hành với diện tích và mật độ lớn nên họ có nhu cầu vốn thường xuyên để sản xuất kinh doanh do đó loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng có thể đáp ứng tốt nhu cầu của họ. Bên cạnh tiền gửi dưới 12 tháng thì hiện nay loại hình tiền gửi tiết kiệm từ 12 đến 24 tháng cũng có sự tăng lên đáng kể, nguyên nhân là do Sacombank Vĩnh Châu đã khơng ngừng đưa ra các gói sản phẩm với lãi suất ưu đãi và có thể phục vụ nhiều đối tượng khách hàng như: gói sản phẩm tiết kiệm phù đổng, tiền gửi tương lai, trung niên đắc lợi…Và để có thể thấy rõ hơn sự thay đổi cơ cấu tiền gửi tiết kiệm ta sẽ tiến hành phân tích sự thay đổi qua các năm.

Năm 2013

Hình 3.12 : Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn của Sacombank

Vĩnh Châu 2013

(Nguồn: Sacombank Vĩnh Châu)

Qua bảng 3.3 và hình 3.12 ta thấy, tiền gửi không kỳ hạn là 19.820 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 8,13%. Tiền gửi có kỳ hạn là 224.100 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 91,87%. Trong đó, tiền gửi có hạn dưới 12 tháng là 196.202 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 80,44%; tiền gửi có kỳ hạn từ 12 đến 24 tháng là 23.278 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 9,54%; đối với tiền gửi có kỳ hạn trên 24 tháng là 4.620 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 1,89%.

định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Sacombank Vĩnh Châu

Năm 2014

Hình 3.13 : Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn của Sacombank

Vĩnh Châu 2014

(Nguồn: Sacombank Vĩnh Châu)

Qua bảng 3.3 và hình 3.13 ta thấy, tiền gửi không kỳ hạn là 20.916 triệu đồng, tăng 1096 triệu đồng so với năm 2013, tương đương tăng 5,52% và đưa tỷ trọng lên 8,42%. Tiền gửi có kỳ hạn là 227.586 triệu đồng, tăng 3.486 triệu đồng so với năm 2013, tương đương tăng 1,56% và chiếm tỷ trọng 91,58%. Trong đó, tiền gửi có hạn dưới 12 tháng giảm còn 153.060 triệu đồng, giảm 43.142 triệu đồng so với năm 2013, tương đương giảm 21,99% và làm cho tỷ trọng giảm cịn 61,59%; tiền gửi có kỳ hạn từ 12 đến 24 tháng tăng lên 73.648 triệu đồng, tăng 50.406 triệu đồng so với năm 2013, tương đương tăng 216,54% và làm đưa tỷ trọng lên mức 29,65%; đối với tiền gửi có kỳ hạn trên 24 tháng giảm còn 842 triệu đồng, giảm 3788 triệu đồng so, tương đương giảm 81,77% với năm 2014 và làm cho tỷ trọng giảm còn 0,34%.

Năm 2015

Hình 3.14 : Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn của Sacombank

Vĩnh Châu 2015

định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Sacombank Vĩnh Châu

Qua bảng 3.3 và hình 3.14 ta thấy, tiền gửi không kỳ hạn năm 2015giảm nhẹ còn 18.426 triệu đồng, giảm 2490 triệu đồng so với năm 2014, tương đương giảm 11,9% và làm cho tỷ trọng giảm cịn 7,29%. Tiền gửi có kỳ hạn là 234.458 triệu đồng, tăng 6.872 triệu đồng so với năm 2014, tương đương tăng 3,02% và đưa tỷ trọng lên mức 92,71%. Trong đó, tiền gửi có hạn dưới 12 tháng tiếp tục giảm cịn 130.578 triệu đồng, giảm 22.482 triệu đồng so với năm 2013, tương đương giảm 14,6% và làm cho tỷ trọng giảm cịn 51,64%; tiền gửi có kỳ hạn từ 12 đến 24 tháng tiếp tục tăng lên đạt mức 102.236 triệu đồng, tăng 28.552 triệu đồng so với năm 2014, tương đương tăng 38,75% và làm đưa tỷ trọng lên mức 40,43%; đối với tiền gửi có kỳ hạn trên 24 tháng có sự tăng nhẹ đạt 1.644 triệu đồng, tăng 802 triệu đồng so với năm 2014, tương đương tăng 95,25% và làm cho tỷ trọng tăng lên mức 0,65%.

3.3. THƠNG TIN MẪU NGHIÊN CỨU 3.3.1. Mơ tả mẫu 3.3.1. Mô tả mẫu

Tổng số bảng câu hỏi phát ra là 250 phiếu, điều tra những khách hàng đang gửi tiền tiết kiệm tại ngân hàng Sacombank Vĩnh Châu. Tổng số bảng câu hỏi khảo sát thu về là 250 phiếu. Sau khi kiểm tra, có 20 phiếu khơng đạt u cầu bị loại ra (chủ yếu do thông tin trả lời không đầy đủ). Như vậy tổng số đưa vào phân tích, xử lý là 230 phiếu câu hỏi có phương án trả lời hồn chỉnh

3.3.2. Giới tính

Bảng 3.4: Thống kê giới tính của khách hàng

Giới tính Số lượng (người) Tỉ lệ (%)

Nam 84 36,52

Nữ 146 63,48

Tổng 230 100,00

(Nguồn: Xử lý SPSS)

Qua bảng 3.4 ta thấy trong tổng số 230 khách hàng tham gia trả lời phỏng vấn , có 146 khách hàng là nữ, chiếm tỉ lệ 63,48%, còn lại 84 khách hàng là nam, chiếm 36,52%. Với văn hóa người Việt phụ nữ là người nắm quyền chi tiêu trong gia đình nên việc đến ngân hàng và giao dịch với ngân hàng thường trong gia đình người phụ nữ đóng vai trị này nên tỷ lệ khách hàng nữ cao hơn khách hàng nam là điều dễ hiểu (xem phụ lục 2, bảng 1, trang xxii).

định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Sacombank Vĩnh Châu

3.3.3. Độ tuổi:

Bảng 3.5: Độ tuổi

Tuổi Số lượng (người) Tỉ lệ (%)

Tuổi từ 18 -25 15 6,52 Tuổi từ 26 -35 53 23,04 Tuổi từ 36 – 45 69 30,00 Tuổi từ 46- 55 64 27,83 Tuổi trên 56 29 12,61 Tổng 230 100,00 (Nguồn: Xử lý SPSS)

Qua bảng 3.5 ta thấy khách hàng có gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng có tuổi từ 22 đến 70, phần lớn là các khách hàng có độ tuổi từ 26 đến 55 tuổi (chiếm 80,87%), trong đó độ tuổi từ 36 đến 45 có lượng khách hàng gửi tiền nhiều nhất với 69 người (chiếm 30%). Đây là nhóm đối tượng có thu nhập ổn định. Bên cạnh đó nhóm tuổi có lượng khách hàng gửi tiền ít nhất là nhóm tuổi từ 18 đến 25, với 15 khách hàng (chiếm 6,52%) (Xem phụ lục 2, bảng 2, trang xxii). Sự

khác biệt về tuổi tác cũng ra sự khác biệt trong quyết định do mỗi đối tượng khách hàng có mục đích gửi tiền tiết kiệm khác nhau..

3.3.4. Trình độ học vấn

Trong tổng số mẫu điều tra hợp lệ thu về gồm 230 phiếu (Xem phụ lục 2, bảng 3, trang xxii), trong đó khách hàng sử dụng dịch vụ có trình độ đại học là

cao nhất với số lượng là 76 người, chiếm 33%. Bên cạnh đó số lượng khách hàng ở bậc cao đẳng là 44 người, chiếm 19,1%; số lượng khách hàng ở bậc trung cấp là 42 người, chiếm 18,3%; số lượng khách hàng ở trình độ phổ thơng là 30 người, chiếm 13%. Và 3 nhóm trình độ học vấn chiếm tỷ lệ thấp nhất là: khách hàng bậc trên đại học với 18 người, chiếm 7,8%; khách hàng có trình độ cấp 2 là 10 người, chiếm 4,3 % ; khách hàng thuộc đối tượng khác là 10 người, chiếm 4,3%. Trình độ học vấn của khách hàng được thể hiện qua bảng số liệu sau đây

định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Sacombank Vĩnh Châu Bảng 3.6: Thống kê trình độ học vấn của khách hàng Trình độ học vấn Số lượng (người) Tỉ lệ (%) Cấp 2 10 4,3 Cao đẳng 44 19,1 Phổ thông 30 13,0 Đại học 76 33,0 Trung cấp 42 18,3 Trên đại học 18 7,8 Khác 10 4,3 Tổng 230 100,0 (Nguồn: Xử lý SPSS) 3.3.5. Nghề nghiệp

Bảng 3.7: Thống kê nghề nghiệp của khách hàng

Nghề nghiệp Số lượng (người) Tỉ lệ (%)

Cán bộ công viên chức Nhà nước 64 27,83

Buôn bán 58 25,22

Doanh nhân 37 16,09

Nhân viên văn phòng 32 13,91

Giáo viên 35 15,22

Khác 4 1,74

Tổng 230 100,00

(Nguồn: Xử lý SPSS)

Qua bảng 3.7 ta thấy, trong tổng số 230 phiếu điều tra có đến 64 phiếu là Cán bộ công nhân viên chức Nhà nước, chiếm 27,82%, đây là nhóm đối tượng có

định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại Sacombank Vĩnh Châu

thu nhập ổn định. Xếp thứ hai là nhóm đối tượng bn bán kinh doanh với 58 người, chiếm 25,22%, đây là nhóm đối tượng có giao dịch khá lớn và tạo ra nguồn vốn khá lớn cho Ngân hàng. Số còn lại là thuộc doanh nhân, giáo viên, nhân viên văn phòng và một số người có nghề nghiệp khác chiếm tổng số 108 người, chiếm lần lượt là 16,09%, 15,22%, 13,91%, 1,74% (Xem phụ lục 2, bảng

4, trang xxiii).

3.3.6. Lý do chọn Sacombank Vĩnh Châu để gửi tiết kiệm.

Một phần của tài liệu Luận văn các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền tiết kiệm của khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín CN sóc trăng – PGD vĩnh châu (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)