trong phát triển du lịch
Về mặt kinh tế Về mặt xã hội Về mặt văn hóa
- Làm gia tăng giá trị tổng sản phẩm quốc dân cho đất nƣớc và đóng góp vào doanh thu chung của ngành du lịch. - Tăng sản lƣợng tiêu thụ và gia tăng giá trị cho các sản phẩm của nhiều ngành khác nhƣ: nông nghiệp, chăn nuôi, thủy hải sản, công nghiệp chế biến thực phẩm. - Thúc đẩy sự phát triển của du lịch quốc tế, tạo nên sự phát triển đƣờng lối giao thơng quốc tế, góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế.
- Góp phần giải quyết cơng ăn việc làm cho ngƣời lao động, tạo nhiều việc làm mới ở các vùng thôn quê, vùng khó khăn. Từ đó hạn chế tình trạng di chuyển lao động ở các vùng quê lên các khu công nghiệp, thành phố lớn.
- Làm cầu nối giữa văn hóa ẩm thực Việt Nam nói riêng và văn hóa Việt Nam nói chung với văn hóa ẩm thực của các quốc gia trên thế giới thông qua các du khách đến với Việt Nam.
- Góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; du lịch ẩm thực phát triển sẽ góp phần quảng bá hình ảnh đất nƣớc Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế.
Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2017
Thơng qua những vai trị và tầm quan trọng của việc khai thác ẩm thực trong phát triển du lịch, chúng ta càng phải nhận thức rõ ràng rằng cần phải ln giữ gìn những nét văn hóa đặc trƣng của nền ẩm thực Việt Nam nói chung và ẩm thực của từng vùng, miền nói riêng. Chính những yếu tố độc đáo này sẽ góp phần tạo ra giá trị của ẩm thực khi đƣa vào khai thác để phát triển du lịch.
1.2. Các điều kiện phát triển du lịch ẩm thực
1.2.1. Nhu cầu tìm hiểu nền văn hóa ẩm thực, thưởng thức các món ẩm thực của du khách khi đến địa phương
Nếu muốn ngành du lịch ẩm thực ở địa phƣơng phát triển tốt, đầu tiên, các cấp chính quyền, các đơn vị KDDL cần xác định đƣợc ngay tại địa phƣơng có đang sở hữu nền văn hóa ẩm thực độc đáo, chứa đựng nhiều nét văn hóa riêng biệt khi so
sánh với các vùng, miền khác hay không; đồng thời nắm bắt đƣợc nhu cầu của khách hàng đối với việc tìm hiểu văn hóa ẩm thực ở địa phƣơng mình (Mai Tiến Dũng, 2013).
1.2.2. Về cơ chế, chính sách
Để cho hoạt động KDDL nói chung và mảng KDDL ẩm thực nói riêng có thể phát triển tƣơng xứng với tiềm năng thì địi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nƣớc có liên quan phải đề ra hệ thống cơ chế, chính sách quản lý và hỗ trợ phát triển một cách phù hợp (Mai Tiến Dũng, 2013).
Hình 1.1. Điều kiện thuận lợi của chính trị và luật pháp cho hoạt động KDDL ẩm thực - Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2017
Các cơ quan quản lý Nhà nƣớc một khi đã đề ra hệ thống các quy định pháp luật thì bắt buộc phải tuyên truyền, công khai cho các đơn vị KDDL nắm bắt và thực hiện đúng; đồng thời, các cơ quan quản lý Nhà nƣớc cũng phải luôn đi sâu đi sát để nắm bắt hoạt động thực tế và điều chỉnh các quy định pháp luật cho phù hợp.
Điều kiện thuận lợi của
chính trị và luật pháp cho hoạt động kinh doanh du lịch ẩm thực Sự ổn định về chính trị bảo đảm an ninh, an toàn cho ngƣời tiêu dùng du lịch và nhà sản xuất du lịch.
Phải đƣa đƣờng lối khuyến khích phát triển du lịch của Đảng và Nhà nƣớc cùng với các biện pháp hƣớng dẫn cụ thể, đồng bộ để đạt đƣợc mục tiêu phát triển du lịch. Bên cạnh việc ln có chủ trƣơng, ln cố gắng hoàn thiện hệ thống pháp luật thì phải ln đi đơi với việc kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hiện pháp luật của các cơ quan công quyền.
1.2.3. Về cơ sở hạ tầng xã hội - cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, nguồn nhân lực nhân lực
* Về cơ sở hạ tầng xã hội - cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Trong những năm gần đây, hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông ở nƣớc ta đã đƣợc nâng cấp, góp phần nâng cao tốc độ khai thác trên các tuyến đƣờng bộ; rút ngắn thời gian trên các tuyến đƣờng sắt, đƣờng sơng; tăng lƣợng hàng hóa thơng qua các cảng biển; tăng lƣu lƣợng hành khách và hàng hóa thơng qua các cảng hàng khơng. Giao thông đô thị đƣợc mở mang một bƣớc. Giao thông địa phƣơng phát triển góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xóa đói, giảm nghèo ở nhiều vùng nơng thơn rộng lớn (Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hịa, 2006). Ngồi ra, hệ thống điện, nƣớc cũng nhƣ bƣu chính viễn thơng của Việt Nam hiện nay cũng đã phát triển tƣơng đối đầy đủ và quy mô ngày càng tăng.
Theo Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2006): “Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng vai trị quan trọng trong q trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch. Sự tận dụng hiệu quả các tài nguyên du lịch và việc thỏa mãn các nhu cầu của du khách phụ thuộc một phần lớn vào cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch”.
Hiện nay, số lƣợng các đơn vị KDDL không ngừng tăng lên theo thời gian là điều kiện thuận lợi để phục vụ tốt hơn nhu cầu tham quan, tìm hiểu về các danh thắng cũng nhƣ nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc của Việt Nam, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu lƣu trú, ăn uống của du khách (ITDR, 2016). Bên cạnh việc phát triển nhanh hệ thống cơ sở lƣu trú, các doanh nghiệp lữ hành thì hệ thống nhà hàng, quán ăn nổi tiếng, nhiều làng nghề ẩm thực cũng khá phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu thƣởng thức ẩm thực của du khách trong chuyến đi du lịch của mình, đồng thời qua đó tìm hiểu những nét văn hóa ẩm thực đặc sắc của đất nƣớc Việt Nam, đây là điều kiện thuận lợi để có thể khai thác loại hình du lịch ẩm thực.