Khái quát về tỉnh Bình Định

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp khai thác ẩm thực của bình định để phát triển du lịch (Trang 42 - 45)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1. Khái quát về tỉnh Bình Định

2.1.1. Giới thiệu chung

Bình Định là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, có tổng diện tích tự nhiên 6.025km2; phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp Phú Yên, phía Tây giáp Gia Lai, phía Ðơng giáp biển Ðơng. Bình Ðịnh cách Thủ đô Hà Nội 1.065km về phía Nam, cách Thành phố Hồ Chí Minh 649km về phía Bắc (UBND tỉnh Bình Định, 2010), là 1 trong 5 tỉnh của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cùng với Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi theo Quyết định số 148/2004/QĐ-TTg (Chính phủ, 2004). Theo Quyết định số 159/QĐ-TTgthì Tp. Quy Nhơn là đô thị loại I, trực thuộc tỉnh Bình Định (Chính phủ, 2010), diện tích 284,3 km2, dân số 281.100 ngƣời (UBND tỉnh Bình Định, 2010).

Bình Định nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; nhiệt độ trung bình 27,4oC (cao nhất: 39,1oC, thấp nhất: 15,5oC). Nhìn chung khí hậu Bình Định tƣơng đối dễ chịu, nhiệt độ khơng thay đổi đột ngột, mùa hè không oi bức lắm, mùa đông không lạnh lắm, phù hợp với việc tổ chức các tour du lịch của tỉnh (UBND tỉnh Bình Định, 2010).

Bình Ðịnh là tỉnh có hệ thống giao thơng khá đồng bộ. Tỉnh nằm ở trung tâm của trục Bắc - Nam (trên cả 3 tuyến Quốc lộ 1A, đƣờng sắt xuyên Việt và đƣờng hàng không nội địa) là cửa ngõ ra biển gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên thông qua Quốc lộ 19 và cảng biển quốc tế Quy Nhơn. Trong tƣơng lai gần, cảng biển Nhơn Hội thuộc Khu kinh tế Nhơn Hội đƣợc xây dựng sẽ hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng giao thơng vận tải (GTVT), tạo cho Bình Định một lợi thế vƣợt trội trong giao lƣu khu vực và quốc tế (Sở GTVT Bình Định, 2017).

Với hệ thống hạ tầng giao thơng nhƣ vậy, việc thơng thƣơng giữa Bình Định với các tỉnh Tây Nguyên, Ðông Bắc Campuchia, Nam Lào và Thái Lan rất thuận lợi, cho phép Bình Định mở rộng hành lang phát triển kinh tế và du lịch với hầu hết các tỉnh trong nƣớc và một số nƣớc trong khu vực (UBND tỉnh Bình Định, 2010).

Hơn nữa, các hệ thống hạ tầng kỹ thuật phụ trợ khác nhƣ: điện, bƣu chính viễn thơng, tài chính, ngân hàng, y tế, giáo dục, thƣơng mại... đều khá phát triển.

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định

Nguồn: Sở Tài ngun và Mơi trường Bình Định, 2017

Các cơ quan chức năng của tỉnh và nhân dân trong tỉnh đã và đang tiếp tục đầu tƣ chỉnh trang đô thị, tôn tạo cảnh quan thành phố Quy Nhơn, lấy Quy Nhơn làm động lực để phát triển các ngành kinh tế trong tỉnh nói chung. Thêm vào đó sẽ góp phần nâng cao chất lƣợng cơ sở hạ tầng xã hội, phát triển chất lƣợng dịch vụ du lịch tại địa phƣơng, thu hút nhiều hơn nữa du khách đến với Quy Nhơn - Bình Định.

2.1.2. Một vài đặc điểm văn hóa của tỉnh Bình Định

Bình Định có truyền thống lịch sử - văn hóa lâu đời, với hệ thống di tích dày đặc và mang đặc trƣng riêng. Từ thế kỷ thứ X, Bình Định là kinh đơ của Vƣơng Quốc Chămpa. Trong suốt 500 năm tồn tại, các vƣơng triều này đã để lại nhiều di sản văn hóa vơ giá, nhất là hệ thống di tích tháp Chăm độc đáo, với 13 ngơi tháp cịn khá nguyên vẹn và thuộc loại đồ sộ nhất miền Trung (UBND tỉnh Bình Định, 2010). Bình Định là cái nôi của phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn, quê hƣơng của ngƣời anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ và là nơi sản sinh, ni dƣỡng tài năng của nhiều nhà văn hóa lớn của đất nƣớc nhƣ: Đào Duy Từ, Đào Tấn, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Hàn Mặc Tử, Yến Lan, Quách Tấn… Đến Bình Định, du khách sẽ còn biết đến một tinh thần thƣợng võ nổi tiếng và đƣợc thƣởng thức những màn biểu diễn võ thuật, trống trận Tây Sơn đẹp mắt, tinh tế chỉ có ở miền đất này (Sở Văn hóa Thể thao Bình Định, 2017)

Ở Bình Định có nhiều dân tộc cùng nhau sinh sống, dân tộc Kinh chiếm số đơng, một số dân tộc ít ngƣời nhƣ: Hrê, Bana, Chăm Hroi sống tập trung chủ yếu ở 3 huyện miền núi An Lão, Vân Canh và Vĩnh Thạnh đã tạo cho vùng đất Bình Định thêm phần đa dạng với bản sắc văn hoá riêng của từng dân tộc (UBND tỉnh Bình Định, 2010).

Bình Định là một trong những tỉnh có tài nguyên du lịch khá phong phú và đa dạng, gồm: du lịch sinh thái biển, đảo với 134km bờ biển với nhiều bãi tắm và thắng cảnh đẹp, hấp dẫn; các lễ hội, làng nghề truyền thống và ẩm thực đặc trƣng của miền đất võ… là cơ sở để phát triển du lịch (UBND tỉnh Bình Định, 2016).

Bảng 2.1. Một số điểm, khu du lịch tiêu biểu ở tỉnh Bình Định

Tên Địa điểm

- Biển Trung Lƣơng

- KDL tâm linh Phật pháp Linh Phong X. Cát Tiến, H. Phù Cát

- Hịn Khơ X. Nhơn Hải, Tp. Quy Nhơn

- Kỳ Co X. Nhơn Lý, Tp. Quy Nhơn

- Bảo tàng Quang Trung

Tên Địa điểm - Tháp Dƣơng Long - Tháp Bánh Ít H. Tuy Phƣớc - Đầm Thị Nại - Chùa Long Khánh - Tháp Đôi - KDL Ghềnh Ráng Tp. Quy Nhơn Nguồn: Sở Du lịch Bình Định, 2017

Nhận thức rõ về những lợi thế của du lịch tỉnh nhà, bộ máy chính quyền tỉnh đã xác định đƣa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh và đề ra đầy đủ mục tiêu, nhiệm vụ, phƣơng hƣớng phát triển và các giải pháp thực hiện là cơ sở định hƣớng cho việc tổ chức, đầu tƣ du lịch đúng trọng tâm và trọng điểm. Trên cơ sở các điều kiện phát triển, hơn bao giờ hết, du lịch Bình Định đang ngày càng phát huy lợi thế của mình để từng bƣớc trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh nhà và là điểm đến mới của du lịch Việt Nam (Nguyên Vũ, 2014).

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp khai thác ẩm thực của bình định để phát triển du lịch (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)