Bất cập trong quy định về các hành vi bị cấm trong kinh doanh khí dầu

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 52 - 53)

Theo tác giả quy định về các hành vi bị cấm trong hoạt động kinh doanh LPG tạiĐiều 50 Nghị định số 107/2009/NĐ-CP có một số điểm bất cập sau đây:

2.6.1.Quy định còn trùng lặp

Tại khoản 1 Điều 50, nội dung “nạp LPG vào chai không đủ điều kiện lưu

thông trên thị trường quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 20 Nghị định số 107/2009/NĐ-CP” đã bao hàm ý “nạp LPG vào chai LPG được phép nạp lại nhưng chưa được kiểm định hoặc quá thời hạn kiểm định kỹ thuật an tồn” vì chai LPG

được kiểmđịnh và không được quá thời hạn kiểm định cũng làđiều kiện chai LPG lưu thông trên thị trường. Tương tự, khoản 2 và khoản 5Điều 50 có một sốhành vi vi phạm trùng lặp, chẳng hạn vềhành vi bán thiếu khối lượng, đầu cơ trục lợi, gian lận chất lượng.

2.6.2. Quy định còn hẹp và chưa hợp lý

Thứ nhất là quy định tại khoản 3 Điều 50 cấm hành vi “trao đổi chai LPG

không thuộc sởhữu (trừ trường hợp thuê nạp)”. Ví dụquan hệ mua bán LPG hàng ngày giữa đại lý/cửa hàng kinh doanh LPG và khách hàng cũng diễn ra hành vi trao

đổi chai LPG và LPG chai mà trong đó chai LPG có thểkhơng thuộc sởhữu của cả khách hàng và cửa hàng vì chỉ sử dụng chai LPG trên cơ sở ký cược/ký gởi chai LPG từ thương nhân chủsởhữu chai LPG. Nếu theo quy định tại khoản 3Điều 50

thì quan hệ trao đổi chai LPG nói trên sẽ bị cấm, Điều đó gây cản trở cho quan hệ mua bán LPG tại các cửa hàng bán LPG với khách hàng. Hay trên thực tế, có một sốdoanh nghiệp áp dụng chương trình hỗtrợchuyển đổi chai LPG, nghĩa là thu đổi giữa chai LPG nhãn hiệu khác và chai LPG nhãn hiệu doanh nghiệp đang kinh

doanh, sau đó mới chuyển giao chai LPG cho thương nhân chủ sở hữu chai LPG.

Chương trình chuyển đổi trên vi phạm cảkhoản 3Điều 50 và khoản 2Điều 49 Nghị định số 107/2009/NĐ-CP. Hoặc theo quy định trên sẽ khó xử lý trong trường hợp

khách hàng có nhu cầu đổi các loại chai LPG có nhãn hiệu của các thương nhân đã bị giải thể, phá sản. Trên thực tế, để tháo gỡ vướng mắc phát sinh từ quy định tại khoản 3 Điều 50 Nghị định số 107/2009/NĐ-CP, tại một số địa phương thường có

một đơn vị (thường là các Tổng đại lý có quy mơ lớn, kinh doanh nhiều nhãn hiệu)

đứng ra làm nơi trung gian thu mua, thu đổi các loại chai LPG (sau khi hoàn tất thủ

tục xin phép Sở Cơng Thương tại địa bàn đó)76.

76

Lấy ví dụtại Tỉnh Tiền Giang, đơn vị trung gian thu đổi các loại chai LPG là Tổng đại lý DNTN Kim Long.

Thứ hai tại khoản 8 Điều 50 quy định cấm hành vi “Sử dụng chai LPG mini

không được phép nạp lại trong cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, quán ăn, quán bia, nhà hàng, khách sạn”. Quy định trên không hợp lý vì chính hành vi sử dụng

chai LPG mini không được phép nạp lại trong cơ sở kinh doanh là hành vi vi phạm nên không cần thiết phải liệt kê phần giới hạn “dịch vụ ăn uống, quán ăn, quán bia,

nhà hàng, khách sạn”; mặt khác chính việc liệt kê làm cho hành vi bị hẹp vì trên thực tếcó thểdiễn ra hành vi sửdụng chai LPG mini không được phép nạp lại trong

cơ sở kinh doanh LPG hoặc trong cơ sởkinh doanh nhà trọ, cơ sở kinh doanh tạp hóa, siêu thị,...

Thứ ba, tại khoản 10 Điều 50 quy định cấm “Cơ sở sản xuất hoặc sở hữu chai LPG sử dụng chai LPG có số seri trùng nhau để lưu thông trên thị trường”.

Tuy nhiên quy định trên còn hẹp do hành vi sửdụng chai LPG có sốseri trùng nhau

để lưu thơng trên thị trường cịn có thể liên quan đến trạm nạp LPG vào chai.

2.7. Bất cập trong quy định về hành vi vi phạm của thương nhân kinh doanhkhí dầu mỏhóa lỏng

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 52 - 53)