Về điều kiện cơ sở vật chất tối thiểu

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 31 - 37)

2.2. Bất cập trong các quy định điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng

2.2.1. Về điều kiện cơ sở vật chất tối thiểu

Nghị định số 107/2009/NĐ-CP đưa ra các quy định điều kiện bắt buộc vềhệ thống cầu cảng, sức chứa kho LPG tối thiểu, số chai LPG tối thiểu đối với một số

41

“vỏchai” (tại khoản 3Điều 50) và“chai LPG”(tại khoản 3Điều 3), “cửa hàng bán LPG” (tại khoản 8

Điều 3, khoản 4Điều 8, khoản 12Điều 47, khoản 2 và khoản 4Điều 49, khoản 5Điều 50,…) và “cửa hàng

chuyên kinh doanh LPG”(tại khoản 9 và khoản 14Điều 3) và“cửa hàng bán LPG chai” (tại khoản 14Điều

3, khoản 5Điều 13, khoản 2Điều 22, khoản 3Điều49, điểm b khoản 1Điều 56,điểm h khoản 1 và khoản 3 Điều58,….),“thương nhân kinh doanh dịch vụvà cho thuê dịch vụLPG”(tại khoản 6Điều 58) và“thương

nhân kinh doanh dịch vụLPG”(tại mục 3 Chương II).“tồn chứa”(tại khoản 12Điều 3) và“tàng trữ”(tại khoản 7Điều 50), “kho tồn chứa LPG”(tại khoản 13Điều 3) và“kho LPG”(tại khoản 2, khoản 3Điều 5,

khoản 7Điều 8, khoản 2Điều13,…),...

42

Tên gọi“gas” (theoNghị định số 107/2009/NĐ-CP là“LPG”) được sửdụng tại các văn bản:Thông tư số

33/2010/TT-BCA (khoản 16 Điều 3, điểm c khoản 4Điều 5, điểm p khoản 2 Điều 6,…), Công văn số

12931/BCT-XNK ngày 22 tháng 12 năm 2009vềviệc quản lý nhập khẩu bình gas và thiết bịphụtrợ, khái niệm“chai LPG”theo Nghị định số 107/2009/NĐ-CP lạiđược diễn đạtlà “chai chứa LPG”tạiThông tư số

41/2011/TT-BCT (khoản 4Điều 12, khoản 5Điều28,…) hay “vỏchai LPG” tạiThông tưsố118/2010/TT-

BTC ngày 10 tháng 08 năm 2010 của BộTài chính hướng dẫn vềchế độtài chính và thuế đối với cơ sởkinh doanh LPG chai (Điều 4,Điều 5,Điều6,…);đối với cùng hành vi không tồn trữ, lưu thông, tiêu thụcác loại LPG và chai LPG của thương nhân kinh doanh khác ngoài hợp đồng được diễn đạt bằng nhiều cách tại các

điều khoản: khoản 5Điều 25, khoản 3Điều 28, khoản 3Điều 31, khoản 3Điều50, điểm e khoản 3Điều 58

của Nghị định số 107/2009/NĐ-CP vàđiểm c khoản 3Điều 19, khoản 3Điều 31 Nghị định số 105/2011/NĐ-

đối tượng: thương nhân kinh doanh LPG đầu mối, thương nhân kinh doanh dịch vụ

cho thuê kho, cảng xuất nhập LPG,... Các quy định trênđược Nhà nước đặt ra nhằm đảm bảo cho mức dựtrữ lưu thông, đảm bảo nguồn cung LPGổn định cho hệthống phân phối,đáp ứng nhu cầu thường xuyên của xã hội, của khách hàng sửdụng LPG.

Tuy nhiên, quy định trên có một số điểm bất cập sau đây:

Thứ nhất, về đầu tư cơ sở vật chất, để đáp ứng được những điều kiện nêu trên các chủ thể kinh doanh LPG phải đầu tư vốn rất lớn, lấy ví dụ điển hình để có

tối thiểu 300.000 chai LPG thương nhân phân phối cấp I phải đầu tư khoảng 100 tỷ

đồng (giá bình quân 300.000đồng/chai LPG), còn vốn đầu tư cầu cảngvà kho chứa LPG lớn hơn rất nhiều. Đối với những thương nhân có thị trường tiêu thụ còn nhỏ hẹp43, nhất là các thương nhân ở địa bàn vùng sâu vùng xa kinh tế cịn khó khăn có

lượng khách hàng sử dụng LPG hạn chếthì việc bắt buộc đầu tư cơ sở vật chất như trên làchưa hợp lý.

Mặt khác, quy định về các điều kiện nêu trên chưa thống nhất, chưa hợp lý. Cụ thể quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 107/2009/NĐ-CP về điều kiện kho LPG của thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu lại thiếu điều kiện “được xây dựng theo

quy hoạch, bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật hiện hành” so với quy định về điều kiện

kho chứa LPG đối với thương nhân sản xuất, chế biến LPG, thương nhân phân phối LPG cấp I, thương nhân kinh doanh dịch vụ cho thuê kho LPG quy địnhtại khoản 5

Điều10, khoản 2 Điều 13 và khoản 3 Điều41 Nghị định số 107/2009/NĐ-CP. Mặc khác, dù cả thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG và thương nhân sản xuất, chế biến LPG đều là thương nhân đầu mối, có quy mơ kinh doanh tương đương nhưng dung tích bồn bắt buộc tối thiểu lại khác nhau, cụ thể trong khi thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG phảicó kho tiếp nhận LPG nhập khẩu với tổng dung tích các bồn chứa tối thiểu 3.000 m3(khoản 2Điều 7) thì đối với thương nhân sản xuất, chế

biến phải có kho LPG với tổng dung tích các bồn chứa tối thiểu 5.000 m3 (khoản 5

Điều 10 Nghị định số 107/2009/NĐ-CP). Tương tự trong khi Nghị định số 107/2009/NĐ-CP quy định thương nhân phân phối LPG cấp I phải “có kho LPG với

tổng sức chứa các bồn tối thiểu 800 m3” (khoản 2 Điều 13 Nghị định số 107/2009/NĐ-CP) thìđiều kiện để kinh doanh dịch vụ cho thuê kho LPG phải “có

kho LPG với tổng sức chứa các bồn tối thiểu từ 1.000 m3trởlên”(khoản 3Điều 41

Nghị định số 107/2009/NĐ-CP). Như vậy nếu một thương nhân kinh doanh dịch vụ cho thuê kho LPG có tổng sức chứa bồn là 1.000 m3 sẽ chỉ đủ cho thương nhân

43

Châu Anh, “Kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng: Cần quy định cụ thể hơn”, nguồn:

http://www.baomoi.com/Home/ThiTruong/www.anninhthudo.vn/Kinh-doanh-khi-dau-mo-hoa-long-Can- quy-dinh-cu-the-hon/4915469.epi.

phân phối LPG cấp I thuê kho LPGnhưng vô lý là thương nhân phân phối LPG cấp

I chỉcần thuê sức chứa là 800 m3cịn lại 200 m3sẽlãng phí. Các con số định lượng về điều kiện kho chứa LPG, sốchai LPG tối thiểu nhìn chung cịn mang tính ápđặt, chưa hợp lý.

Thứ hai, quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định số 107/2009/NĐ-CP chưa

rõ ràng. Cụthểkhoản 2Điều 23 Nghị định số 107/2009/NĐ-CP quy định điều kiện đối với tổng đại lý kinh doanh LPG “có kho chứa chai LPG và LPG chai được xây

dựng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành có sức chứa tối thiểu: 2.000 (hai nghìn) chai LPG hoặc LPG chai các loại (trừ chai mini)”. Quy định trên không rõ

là chỉ bắt buộc 1điều kiện là kho LPG có sức chứa tối thiểu 2000 chai LPG (hoặc

LPG chai) hay gồm 2 điều kiện: gồm kho được xây dựng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành và có tối thiểu 2000 chai LPG hoặc LPG chai, đồng thời cũng

chưa quy định rõ tổng đại lý kinh doanh LPG phải sở hữu đối với 2000 chai LPG (hoặc LPG chai) hay có thể thuê mượn chai LPG từchủthểkinh doanh LPG khác.

Hệ quả của những quy định trên là chỉ những chủ thể kinh doanh có vốn đầu

tư lớn mới có cơ hội bành trướng hệ thống phân phối cũng như thị phần kinh doanh

LPG; còn các chủ thể kinh doanh vừa và nhỏ không đủ điều kiện hoạt động sẽ bị thu hẹp thị phần. Khi đó có khả năng dẫn đến thế độc quyền trong kinh doanh LPG và hạn chế cạnh tranh lành mạnh trên thị trường, xảy ra hiện tượng một hoặc một số chủ thể kinh doanh LPG thaotúng về giá LPG trên thị trường. Như vậy, pháp luật

không đạt được mục tiêu tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, minh bạch

trong lĩnh vực kinh doanh LPG. Những quy định về điều kiện đối với các chủ thể kinh doanh LPG tại Nghị định số 107/2009/NĐ-CP không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều8 Luật Doanh nghiệp2005 về quyền của doanh nghiệp được “Tựchủ kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh”44. Trên thực tế, không cần những quy định bắt buộc về kho LPG hay số chai LPG, các chủ thể kinh doanh LPG vẫn chủ động điều tiết quy mô kinh doanh phù hợpvớihệ thống phânphốivà thị trường tiêu thụcủa mình. Ngược lại, chính những quy định trên dẫn đến hệ quả

tiêu cực là nhằm đáp ứng các điều kiện về hệ thống cầu cảng, kho chứa LPG, số chai LPG tối thiểu, các doanh nghiệp trang bị “quy mô kinh doanh ảo” bằng quan hệ thuê mượn, liên kết với các thương nhân có sẵn hệ thống cầu cảng, kho chứa LPG, số chai LPG, nhưng lại không hề sử dụng đến cơ sở vật chất đó trong q trình kinh doanh của mình. Như vậy, các quy định trên chỉ có tác dụng thật sự là

44

Vũ Xuân Tiền, “Kinh doanh gas sau ngày 30/9: “Cá lớn” sẽ nuốt “cá bé”?”, nguồn: http://www.tapchithue.com/c14t14544-kinh-doanh-gas-sau-ngay-309-ca-lon-se-nuot-ca-be-.htm.

mang vềthêm nguồn thu cho những thương nhân có quy mơ kinh doanh lớn thông qua việc liên kết, cho thuê mượn hệthống cầu cảng, kho chứa LPG, sốchai LPG tối thiểu.

2.2.2. Về điều kiện giấy chứng nhận nghiệp vụbắt buộc

Khoản 3Điều 6 Nghị định số 107/2009/NĐ-CP quy định:

“Cán bộ, nhân viên làm việc tại cơ sở kinh doanh LPG, kinh doanh dịch vụ LPG, kể cả người điều khiển phương tiện vận chuyển LPG phải được đào

tạo, huấn luyện nghiệp vụ vềphòng cháy và chữa cháy, an toàn lao động, vệ

sinh lao động, bảo vệ môi trường, bảo quản, đo lường, chất lượng LPG được

cấp Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật”.

Quy định như trên được hiểu là áp dụng đối với tất cả cán bộ, nhân viên làm việc tại cơ sở kinh doanh LPG. Do đó, tại cácđiều khoản: khoản 6Điều 17, điểm d

khoản 1 Điều 30, điểm d khoản 1 Điều 34, điểm d khoản 1Điều 38 Nghị định số 107/2009/NĐ-CP quy định giấy chứng nhận đào tạo, huấn luyện nghiệp vụcấp cho từng cán bộ, nhân viên làm việc tại cơ sởkinh doanh LPG là hồ sơ bắt buộc phải có

để Sở Công Thương xem xét cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh LPG

tương ứng với từng loại cơ sởkinh doanh LPG.

Tại khoản 6Điều 2 Nghị định 118/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011 vềsửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hóa lỏng đã bỏ yêu cầu nộp giấy chứng nhận đào tạo, huấn luyện theo quy định tại

khoản 3 Điều 6 số 107/2009/NĐ-CP đối với cán bộ, nhân viên làm việc tại trạm nạp LPG vào ôtô và trạm cấp LPG đối với thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện. Việc sửa đổi trên là cần thiết nhưng chưa đủ. Trong một cơ sởkinh doanh LPG có cả lao động trực tiếp và lao động gián tiếp (lao động không tiếp xúc với nơi tồn

chứa LPG như: lái xe con, kế toán, nhân viên tin học, nhân viên văn phòng. Như vậy, việc quy định tất cả cán bộ, nhân viên phải được cấp giấy chứng nhận nghiệp vụ là không cần thiết, gây lãng phí và phiền hà về thủ tục cho các chủ thể kinh doanh LPG. Trên thực tế, tại thời điểm Nghị định số 107/2009/NĐ-CP sắp có hiệu lực và bắt đầu có hiệu lực đã diễn ra một “trào lưu” các cơ sở kinh doanh LPG cho cán bộ, nhân viên tham gia các khóa học đào tạo để “kịp thời” được cấp giấy chứng nhận nghiệp vụ theo quy định. Việc đào tạo ồ ạt cộng với sự quản lý còn lỏng lẻo của các cơ sở đào tạo làm cho chất lượng các lớp học không đảm bảo, chủ yếu chỉ là về mặt hình thức và diễn ra hiện tượng tiêu cực là không tham gia lớp học vẫn

được cấp giấy chứng nhận45; và hậu quảlà dù cóđầyđủgiấy chứng nhận nghiệp vụ

theo quy định nhưng lại khơng có kiến thức vềnghiệp vụkinh doanh LPG.

Trong lĩnh vực quản lý kinh doanh xăng dầu, Nghị định số 84/2009/NĐ-CP

ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủvề kinh doanh xăng dầu (sauđây gọi tắt

là Nghị định số 84/2009/NĐ-CP) hợp lý hơn khi quy định “Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh phải được đào tạo nghiệp vụ về kỹ thuật an tồn phịng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành”46.

Như vậy, điểm hạn chếcủa Nghị định số 107/2009/NĐ-CP là tuy ra đời sau

Nghị định số 84/2009/NĐ-CP nhưng không kếthừa được quy định hợp lý trên,đây

có thể xem là bước thụt lùi. Để giải quyết tạm thời vướng mắc trên, Bộ Cơng

Thương cũng có cơng văn hướng dẫn vấn đề theo hướng việc đào tạo, tập huấn các

nghiệp vụkhông bắt buộc tất cả mà chỉ đối với cán bộquản lý, nhân viên trực tiếp tham gia hoạt động kinh doanh LPG47.

2.2.3. Về điều kiện chai khí dầu mỏhóa lỏnglưu thơng trên thị trường

Thứ nhất, tại khoản 1 Điều 20 Nghị định số 107/2009/NĐ-CP quy định chai LPG trước khi đưa vào sửdụng phải thực hiện việc “đăng ký sử dụng, đăng ký nhãn

hàng hóa, thương hiệu” trong khi đó tại khoản 7 Điều 47 Nghị định số 107/2009/NĐ-CP lại có khái niệm “đăng ký lưu hành”. Tuy nhiên chưa có văn bản

pháp luật nào quy định và hướng dẫn thủ tục đăng ký sử dụng, đăng ký lưu hành chai LPG. Mặt khác, việc quy định cùng lúc phải thực hiện ba thủtục đăng ký: đăng ký sửdụng, đăng ký lưu hành và đăng ký nhãn hiệu là không cần thiết và quá rườm rà vềthủtục.

Thứ hai, tại khoản 2Điều 20 Nghị định số 107/2009/NĐ-CP quy định “chai

LPG phải có đầy đủ hồ sơ được lưu trữ theo quy định tại cơ sở kinh doanh của

thương nhân chủsởhữu chai LPG”. Tuy nhiên, khơng tìm thấy quy định cụ thể “hồ

sơ” bao gồm những giấy tờnào. Mặt khác, quy định trên mâu thuẫn với quy định tại khoản 12 Điều 47 Nghị định số 107/2009/NĐ-CP “cửa hàng bán LPG chai và đại

lý khi thanh lý hợp đồng đại lý phải trả lại cho tổng đại lý hoặc thương nhân đầu mối hồ sơ chai đã ký cược”; như vậy không rõ là hồ sơ chai LPG gồm mấy bộ và

được lưu trữ ở đâu (tại cơ sởkinh doanh của thương nhân chủsởhữu chai LPG hay tại cửa hàng bán LPG chai vàđại lý đã ký cược chai LPG?).

45

Hùng Sơn,“Hết bát nháo”, nguồn http://www.baomoi.com/Het-bat-nhao/50/4917643.epi.

46

Khoản 5 Điều 13, khoản 3 Điều 14, khoản 3 Điều 15, khoản 3 Điều 18 Nghị định số 84/2009/NĐ-CP.

47

Xem phần trả lời câu hỏi số 1 tạiCông văn số11341/BCT-TTTN ngày 09 tháng 11 năm 2010vềviệc

Thứ ba, tại khoản 3 Điều 20 Nghị định số 107/2009/NĐ-CP quy định

“Thương nhân chủ sởhữu cơ sởkinh doanh LPG bịsáp nhập hoặc bịgiải thểhoặc chuyển đổi ngành nghề không kinh doanh LPG hoặc ngừng hoạt động kinh doanh lâu dài phải thu hồi toàn bộ số chai LPG thuộc sở hữu của mình để bán hoặc

nhượng lại cho thương nhân khác kèm theo đầy đủhồ sơ theo quy định”.Tương tự,

tại khoản 5Điều 25 Nghị định số 107/2009/NĐ-CP cũng quy định “khi thanh lý hợp

đồng đại lý tổng đại lý phải hoàn trả cho thương nhân kinh doanh LPG đầu mối

toàn bộsố chai LPG đã ký cược, kểcảhồ sơ chai LPG”. Quy định trênchưa hợp lý

và không đảm bảo tính khả thi vì có thể xảy ra nhiều tình huống bất khả kháng

thương nhân không thể thu hồi tồn bộ số chai LPG thuộc sởhữu của mình, chẳng hạn chai LPG và hồ sơ chai LPG bịmất hay bịchiếm đoạt, bị hư hỏng (do cháy nổ), hoặc trường hợp khách hàng ký cược chai LPG đã thayđổi chỗ ởkhông thểliên lạc,

Thứ tư, tại khoản 4 Điều 20 Nghị định số 107/2009/NĐ-CP quy định Thương nhân chủ sởhữu chai LPG “được quyền kiểm tra hồ sơ ký cược chai LPG

tại bất kỳ cơ sởnào có tồn chứa, sửdụng chai LPG của thương nhân” nhưnghồ sơ ký cược chai cũng không được định nghĩa bao gồm những giấy tờ nào trong khi

đoạn văn trước đó của khoản 4 Điều 20 chỉ đưa ra phạm trù “phiếu ký cược chai

LPG”. Vậy hồ sơ ký cược chai có khác phiếu ký cược chai LPG hay không. Quy

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)