Tại các điều khoản: khoản 3 Điều 25, khoản 2 Điều 27, khoản 2 Điều 32,
khoản 3Điều 36, khoản 1Điều 39 Nghị định số 107/2009/NĐ-CP quy định vềtrách nhiệm của các chủthểkinh doanh phân phối LPG liên quan đến vấn đề niêm yết giá
và bán đúng giá do thương nhân kinh doanh LPG đầu mối quy định. Trên thực tế
việc niêm yết giá hiện nay chưa được các chủ thể kinh doanh LPG chấp hành tốt, cịn mang tínhđối phó với các cơ quan quản lý nhà nước.
Các quy định pháp luật liên quan đến trách nhiệm của các chủthểkinh doanh phân phối LPG đối với giá bán LPG nhìn chung chưa thống nhất và còn một số
điểm chưa phù hợp sau đây:
Thứ nhất, trách nhiệm về giá bán được quy định khi thì gồm nghĩa vụ niêm yết giá bán và bán đúng giá niêm yết do thương nhân kinh doanh LPG đầu mối quy
định (khoản 2Điều 27 và khoản 3Điều 36 Nghị định số107/2009/NĐ-CP), khi thì khơng bao gồm nghĩa vụ niêm yết giá (khoản 3 Điều 25 Nghị định số 107/2009/NĐ-CP); đồng thời khơng tìm thấy tại Nghị định số 107/2009/NĐ-CP quy định vềtrách nhiệm trên đối với cửa hàng bán LPG chai; tại khoản 1Điều 39 Nghị định số 107/2009/NĐ-CP thì quyđịnh trạm cấp LPG có nghĩa vụ bán đúng giá quy định mà không nêu rõ giá do ai quyđịnh.
Thứ hai, quy định vềtrách nhiệm của các chủ thể kinh doanh phân phối bán
đúng giá quy định được quy định mâu thuẫn nhau tại Thông tư số 11/2010/TT- BCT. Cụ thể, khoản 1 Điều 8 Thông tư số 11/2010/TT-BCT quy định “Thương
nhân kinh doanh LPG đầu mối được quy định giá bán buôn, bán lẻ LPG trong hệ thống phân phối LPG thuộc thương nhân quản lý” và “Các cơ sởkinh doanh LPG thuộc tổng đại lý và đại lý phải bán đúng giá quy định” (khoản 2 Điều 8). Tuy
nhiên, tại khoản 1 Điều10 Thông tư số 11/2010/TT-BCT lại quy định trách nhiệm của bên đại lý “Không bán cao hơn giá bán do bên giao đại lý quy định”. Như vậy,
các quy định trên không đảm bảo được tính thống nhất. Mặt khác, vấn đềcần xem xét là việc quy định giá bán thống nhất trong hệ thống có được xem là thỏa thuận hạn chếcạnh tranh theo Luật cạnh tranh 2004 hay không? Tại khoản 1Điều 8 Luật
cạnh tranh 2004 quy định các thỏa thuận hạn chếcạnh tranh gồm thỏa thuậnấn định
giá hàng hóa một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; và thỏa thuận đó bị cấm nếu các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên (khoản 2Điều 9 Luật cạnh tranh 2004). Trên thị trường kinh doanh LPG hiện nay,
Công ty Cổ phần Kinh doanh Khí hóa lỏng miền Nam (PV Gas South) - một trong những công ty cung cấp LPG lớn nhất khu vực phía Nam với thị phần chiếm khoảng 29% và có kế hoạch tăng thị phần khu vực phía Nam lên 50% đến năm 201571 (theo một số thống kê khác thì thị phần của PV Gas South có những thời
điểm chiếm trên 30%72). Như vậy, khả năng việc PV Gas South ấn định giá bán
trong hệ thống sẽ rơi vào trường hợp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm khi thị phầnchiếm từ30% trởlêntheo quy định của pháp luậtcạnh tranh.
Đối với mặt hàng xăng dầu, tại khoản 1 Điều 7 Thông tư số 36/2009/TT- BCT của Bộ Công thương ngày 14/12/2009 ban hành quy chế đại lý kinh doanh
xăng dầu (sau đây gọi tắt là Thông tư số36/2009/TT-BCT)quy định “thương nhân
đầu mối quy định giá bán cho đại lý và giá bán lẻ áp dụng tại cửa hàng bán lẻ thuộc hệ thống phân phối của mình” và “các đại lý không được bán cao hơn giá
bán lẻ do thương nhân đầu mối quy định” (điểm b khoản 5 Điều 5 Thông tư số
36/2009/TT-BCT).
Theo tác giả, để tôn trọng quyềntự do kinh doanh của các chủ thể và nhằm khuyến khích cạnh tranh lành mạnh về giá có lợi cho người tiêu dùng, pháp luật cần khẳng định quyền của mỗi chủ thể kinh doanh LPG được tự quyết định giá bán lẻ
71
Báo cáo chi tiết ngày 20/04/2011 thực hiện bởiCơng ty Cổphần Chứng khốn Bản Việt, nguồn: http://cms.vcsc.com.vn/FileReport/20120628/PGS-20110420-MUA.pdf.
72
“PV Gas South: Thương hiệu uy tín với đối tác và người tiêu dùng”,
đủ bù đắp chi phí và cịn lợi nhuận hợp lý, trên cơ sở không vượt quá giá bán lẻ do
thương nhân đầu mối quy định. Quy định như vậy mới đảm bảo người tiêu dùng LPG được tiếp cận mức giá bán LPG hợp lý vàưu đãi nhất.