Cơ chế kiểm soát giá bán lẻ khí dầu mỏ hóa lỏng chưa khả thi

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 50 - 52)

Các quy định của pháp luật hiện hành chưa tạo ra được cơ chế kiểm soát giá LPG khảthi. Sựbất cập của các quy định trên thểhiệnởcác mặt sau đây:

Thứ nhất, pháp luật chưa có cơ chế đểkiểm sốt biên độ điều chỉnh giá bán lẻ LPG. Khi nguồn giá LPG thế giới giảm liên tục thì các thương nhân nhập khẩu LPG cũng hạn chế nhập khẩu, hạn chế tồn kho đểtránh lỗ do xu thế tiếp tục giảm

giá, và đến khi giá LPG trên thị trường thế giới tăng cao thì giá LPG trong nước

được điều chỉnh tăng do giá nhập khẩu LPG tăng. Do kinh doanh LPG khơng có

quỹ bình ổn giá và cũng khơng có quy định về hạn mức nhập khẩu tối thiểu mỗi

năm như đối với mặt hàng xăng dầu nên các thương nhân nhập khẩu LPG có quyền

tự quyết định số lượng LPG nhập khẩu và quyết định giá bán LPG nhằm đảm bảo lợi nhuận đểtồn tại. Tuy nhiên, sựhợp lý của biên độ tăng giảm giá chưa được làm rõ vì cịn thiếu cơ chế kiểm soát giá LPG; đồng thời Nhà nước cũng chưaquản lý

được tồn kho của thương nhân đầu mối.Đối với mặt hàng xăng dầu, pháp luật quy định cơ chế quản lý giá bán xăng dầu rõ ràng, chặt chẽ hơn (Điều 27 Nghị định số

84/2009/NĐ-CP). Theo đó, việc điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu dựa trên tỉ lệ %

tăng/giảm giá cơ sở (có cơng thức tính giá cơ sở) so với giá bán lẻ hiện hành; thời gian giữa hai (02) lầnđiều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là mười (10) ngày dương lịch đối với trường hợp tăng giá, tối đa là mười (10) ngày dương lịch đối với trường hợp

giảm giá; các đại lý không được bán cao hơn giá bán lẻ do thương nhân đầu mối

quy định.

Thứ hai, Pháp luật chưa có cơ chế để kiểm sốt giá bán lẻ LPG đến người

tiêu dùng. Trong khi giá bán lẻ xăng dầu có thể được kiểm tra thông qua giá niêm yết tại cửa hàng xăng dầu thì đối với quan hệ bán lẻ LPG, sản phẩm thông thường

được giao đến từng người tiêu dùng, do đó rấtkhó đểkiểm sốt giá bán lẻ LPG đối với tất cả khách hàng. Tuy pháp luật quy định “các cơ sở kinh doanh LPG thuộc tổng đại lý và đại lý phải bán đúng giá quy định” (khoản 2 Điều 8 Thông tư số

11/2010/TT-BCT) nhưng quy địnhchưa đảm bảo tính khảthi, hầu hết phải dựa trên ý thức tựkiểm tra của người tiêu dùng LPG. Các thương nhân kinh doanh LPG đầu mối, tổng đại lý vàđại lý thường khơng kiểm sốt được giá bán lẻtại toàn bộ các cơ

sởkinh doanh LPG trong toàn bộ hệ thống phân phối73 vì hệ thống phân phối của

thương nhân thường rất rộng, nhiều khâu trung gian. Hệ thống phân phối LPG dày

đặc cũng là lí do làm cho các cơ quanchức năngkhó kiểm sốt được giá bán lẻ tại tất cả các cơ sởkinh doanh LPG.Ở nước ta, người tiêu dùng LPG có thói quen mua

bán hàng hóa dịch vụ không yêu cầu xuất hóa đơn nên khó có chứng cứ để xử lý hiện tượng các cơ sởkinh doanh bán LPG với giá cao hơn giá cho phép. Giá bán lẻ LPG của từng thương nhân đầu mối thường được công bố riêng rẽ trên website của từng thương nhân đầu mối và thường chỉ được điểm tin trên các phương tiện thông tin đại chúng mỗi khi có điều chỉnh giá bán lẻ, mặt khác người tiêu dùng thường mua LPG thông qua đặt hàng trên điện thoại nên cũng không nắm bắt được giá bán

niêm yết tại cửa hàngđể đối chiếu với giá mua; hoặc có người tiêu dùng tuy biết giá

mình mua cao hơn giá tối đa quy định nhưnghọ vẫn chấp nhận (nhất là người tiêu dùng tại các đơ thị lớn)74. Những thói quen tiêu dùng và tâm lý nói trên của người

tiêu dùng tạođiều kiện cho một số cơ sởkinh doanh LPG xâm phạm quyền lợi của họ; trong khi pháp luật vẫn chưa có cơ chếhiệu quả đểkiểm sốt giá bán lẻLPG.

Thứ ba, quy định về đăng ký giá bán LPG chưa thống nhất, cụ thể đối với

quy định về nghĩa vụ gửi văn bản giá bán LPG. Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư số 11/2010/TT-BCT thì thương nhân kinh doanh LPG đầu mối chỉ phải gửi văn bản giá cho Sở Cơng Thương (nơi có cơ sở kinh doanh của thương nhân hoạt động) trước thời điểm giá mới có hiệu lực thi hành; trong khi tại khoản 3Điều

56 Nghị định số107/2009/NĐ-CP quy định Bộ Tài chính là cơ quan “Chủtrì, phối hợp với Bộ Cơng Thương kiểm tra, giám sát thương nhân kinh doanh LPG đầu mối vềgiá bán các loại LPG”. Xét vềchức năng nhiệm vụtrong bộ máy nhà nước thì cơ quan Tài chính75mới là cơ quan có chứcnăng quản lý vềgiá. Nếu pháp luật không

quy định nghĩa vụgửi văn bản giá cho các SởTài Chính thì cáccơ quan quản lý giá

sẽ khó khăn hơnkhi thực hiện chức năng kiểm tra, giám sát vềgiá.

73

“Làm thế nào để ổn định thị trường gas? Bài 1: Khi thị trường hỗn loạn”, nguồnhttp://xangdau.net/tin- tuc/thi-truong-gas-viet-nam-va-the-gioi/lam-the-nao-de-on-dinh-thi-truong-gas-bai-1-khi-thi-truong-hon- loan-22369.html.

74

Vì một sốnguyên nhân: một bộphận khách hàng ít khi sửdụng LPG tại nhà và phải sau nhiều tháng mới phải mua LPG một lần nên nghĩ khoản tiền chênh lệch giá bán không nhiều, một bộphận có thói quen mua tại một cơ sởkinh doanh LPG quen thuộc nên không cần kiểm tra giá, một bộphận có thu nhập cao khơng

quan tâm đến giá bán, mặt khác đa sốkhách hàng chỉ quan tâm mua được LPG nhanh chóng, thuận tiện và

đảm bảo chất lượng,…

75

Bao gồm: Cục Quản lý giá - BộTài chính, SởTài chính, Phịng Tài chính quận, huyện, thịxã, thành phố thuộc tỉnh, các tỉnh, thành phốtrực thuộc Trung ương.

2.6. Bất cập trong quy định về các hành vi bị cấm trong kinh doanh khí dầumỏhóa lỏng

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)