Theo quy định tại Nghị định số 107/2009/NĐ-CP

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 55)

2.8. Bất cập trong quy định xử lý vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh khí dầu

2.8.1. Theo quy định tại Nghị định số 107/2009/NĐ-CP

Thứ nhất, quy định tại điểm b khoản 9Điều 56 Nghị định số 107/2009/NĐ-

CP khơng hợp lý vì các hành vi vi phạm được chú trọng xử lý được liệt kê dẫn đến

không đầy đủ80. Mặt khác, các hành vi nàyngày càng đa dạng và tinh vi cùng với sự

phát triển của khoa học công nghệ. Theo tác giảcác hành vi vi phạm được chú trọng xử lýkhông nên được quy định ởtầm một nghị định mà nên được cụthể hóa trong các cơng văn, chỉthịcủa Thủ tướng Chính Phủchỉ đạođối với các cơ quan có chức năng thanh kiểm tra và xửlý vi phạmtương ứng trong từng thời kỳ.

Thứ hai, quy định tại khoản 2Điều 59 Nghị định số 107/2009/NĐ-CP khơng

chính xác vì hình thức xử phạt “bịtịch thu chai LPG” cũng là hình thức xử phạt bổ sung thuộc về hình thức xửphạt vi phạm hành chính nêu tại khoản 1Điều 59 (căn

cứ điểm b khoản 2 Điều 3 Nghị định số 105/2011/NĐ-CP); do đó khơng thể sử dụng cụm từ “ngoài việc bịxử lý theo quy định tại khoản 1Điều này”.

Thứ ba, so với quy định tại khoản 4 Điều 6, khoản 4 Điều 16, khoản 4 Điều 28, khoản 3 Điều 29 Nghị định số 105/2011/NĐ-CP thì quy định tại khoản 3Điều

59 Nghị định số 107/2009/NĐ-CP còn thiếu 03 (ba) loại giấy chứng nhận có thể bị rút nếu tái phạm các hành vi vi phạm quy định tại Điều 58, đó là: giấy chứng nhận

đủ điều kiện kỹ thuật sản xuất, chế biến LPG, giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sửa chữa chai LPG, giấy chứng nhận đủ điều kiện kiểm định chai LPG.

Một phần của tài liệu Pháp luật về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng thực trạng và hướng hoàn thiện (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)