Mua bán hóa đơn giá trị gia tăng

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng tại nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 44 - 48)

Do luật doanh nghiệp quá thơng thống, thủ tục thành lập doanh nghiệp đơn giản, khơng có sự kiểm tra kịp thời sau đăng ký kinh doanh, chưa theo dõi được liên tục tình hình hoạt động của doanh nghiệp sau đăng ký. Do vậy, hàng ngàn doanh nghiệp không kinh doanh hoặc đã bỏ kinh doanh nhưng không được phát hiện kịp thời, trong khi cơ quan thuế vẫn bán hoá đơn trên cơ sở hồ sơ đăng ký kinh doanh đã được cấp.

Các doanh nghiệp khi mua, bán hàng hóa, dịch vụ phải thực hiện chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định của Pháp luật. Các hóa đơn được phép sử dụng để làm căn cứ khấu trừ và hoàn thuế được quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ đó là hóa đơn giá trị gia tăng. Loại hóa đơn này được áp dụng cho cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ. Cơ sở kinh doanh cũng có thể mua hóa đơn do Bộ Tài chính phát hành hoặc doanh nghiệp tự in theo mẫu. Ngồi ra cịn có một số loại hóa đơn đặc thù như vé số, vé vận tải hành khách hoặc hóa đơn tại các siêu thị …

Đối với hóa đơn giá trị gia tăng do Bộ tài chính phát hành chỉ có một mẫu duy nhất. Cho nên tất cả các hóa đơn đều giống nhau. Do đó tình trạng mua bán hóa đơn giá trị gia tăng diễn biến nhanh và phức tạp. Để hạn chế

38

tình trạng này, Bộ tài chính đã sử dụng nhiều biện pháp như trước khi mua phải đóng dấu, mã số thuế của cơng ty lên hóa đơn, sử dụng công nghệ mã vạch hai chiều…nhưng vẫn chỉ phần nào hạn chế được tình trạng mua bán hóa đơn giá trị gia tăng bởi chỉ cần có hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào là nghiễm nhiên, doanh nghiệp được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào ghi trên hóa đơn mà khơng cần biết có thực tế phát sinh hoạt động mua bán và thanh tốn hay khơng? Vì vậy doanh nghiệp gian lận tìm mọi cách để có hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào.

Như vậy từ khi ban hành Luật giá trị gia tăng 2006 cho đến ngày Luật giá trị gia tăng có hiệu lực, hóa đơn giá trị gia tăng là căn cứ duy nhất để làm căn cứ xác định số thuế giá trị gia tăng đầu ra, giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ và giá trị gia tăng phải nộp và các nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp. Chính điều này đã làm cho các hành vi gian lận giá trị gia tăng phát sinh và diễn biến ngày càng tinh vi, phức tạp. Bởi vì chỉ cần một tờ hóa đơn doanh nghiệp gian lận có thể biến hóa để rút hàng tỷ kíp từ ngân sách nhà nước. Thực tế cho thấy hành vi gian lận trong khấu trừ và hồn thuế đều thơng qua hóa đơn, chứng từ mà đối với thuế giá trị gia tăng hóa đơn, chứng từ quan trọng nhất là hóa đơn giá trị gia tăng.

Thuật ngữ “hoá đơn” đã trở nên quen thuộc trong các văn bản pháp luật của CHDCND Lào cũng như Việt Nam, đối với Lào kể từ khi chính phủ đã ban hành Nghị định số 12/2006, đặc biệt từ khi thực hiện Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật quản lý thuế số 04/2005 thì việc quản lý và sử dụng hố đơn thực sự là cơng cụ quan trọng để quản lý thuế. Hoá đơn là một trong những chứng từ kế toán bắt buộc theo quy định của Luật Kế toán, và là yếu tố quyết định trực tiếp đến nghĩa vụ của người nộp thuế, do đó hố đơn có vai trị đặc biệt quan trọng đối với cơ quan quản lý, cơ sở kinh doanh cũng như đối với người tiêu dùng. Ở mỗi sắc thuế đều quy định về căn cứ tính thuế, theo đó, mức thuế huy động sẽ được xác định trên những căn cứ tính thuế. Ở Lào trong mấy năm qua, số thuế phải nộp của tổ chức, cá nhân lại phụ thuộc rất nhiều vào “hóa đơn chứng từ”. Để hợp thức hóa hàng hóa mua vào khơng có nguồn gốc, các khoản chi trong năm khơng có chứng từ, các

39

các cơ sở kinh doanh lại tìm đến nguồn hóa đơn bất hợp pháp được mua từ các doanh nghiệp “ma” để làm tăng thuế giá trị gia tăng đầu vào. “Cầu về hoá đơn” thường xuyên, liên tục và ngày càng cao đã dẫn đến tình trạng số doanh nghiệp thành lập chỉ nhằm mục đích bn bán hóa đơn bất hợp pháp ngày càng nhiều, chợ hóa đơn “đỏ” ln nhộn nhịp để đáp ứng nhu cầu của người mua. Những năm gần đây, số lượng doanh nghiệp “ma” bn bán hóa đơn bất hợp pháp tăng lên đáng kể ở khắp các tỉnh, thành trên cả nước - đặc biệt là các thành phố lớn, với con số gian lận thuế nhiều tỷ kíp. Những doanh nghiệp “ ma” này đăng ký kinh doanh với rất nhiều ngành nghề, mà khơng có trụ sở kinh doanh, kho hàng, thành lập ra doanh nghiệp là để bán hóa đơn cho các cá nhân và tổ chức hoạt động kinh doanh khác sử dụng vào việc hợp thức hàng hóa bn lậu trốn thuế hoặc chiếm đoạt tiền hồn thuế giá trị gia tăng của Nhà nước. Hành vi gian lận trong hoàn thuế giá trị gia tăng đã được thực hiện với hình thức ngày càng tinh vi như thành lập nhiều doanh nghiệp trung gian ở nhiều nơi khác nhau, lập hồ sơ khống, tổ chức mua bán lòng vòng hàng hóa, dịch vụ... Thời gian tồn tại doanh nghiệp chỉ vài tháng, sau đó bỏ trốn hoặc giải thể hoặc chuyển nhượng lại cho người khác; rồi lại thành lập doanh nghiệp mới với tên khác và thuê địa điểm khác... Mới hoạt động nhưng doanh số kê khai trong các tờ khai thuế hằng tháng của doanh nghiệp loại này rất lớn, song số thuế phải nộp rất ít hoặc thuế giá trị gia tăng đầu ra nhỏ hơn thuế giá trị gia tăng đầu vào (liên tục âm về thuế giá trị gia tăng ). Với các đối tượng này, tờ hóa đơn trắng có thể biến thành các khoản thanh tốn có giá trị hàng tỷ kíp...

Gần đây, việc thành lập doanh nghiệp để mua bán hóa đơn khơng cịn mang tính tự phát đơn lẻ như trước, mà do một nhóm đối tượng đứng ra tổ chức theo từng công đoạn: nhóm chuyên đứng ra xin lập hoặc thuê người (thường là người tỉnh khác đến, nhiều người chỉ là nông dân, lái xe ôm...) lập doanh nghiệp chỉ nhằm mua hóa đơn; nhóm chuyên lo đường dây tiêu thụ hóa đơn, móc nối cung cấp hóa đơn cho các doanh nghiệp có nhu cầu hợp thức hóa đầu vào, hợp thức hóa hàng trơi nổi trên thị trường, hàng nhập lậu..., để hưởng tỷ lệ phần trăm giá khống ghi trên hóa đơn. Ngồi ra, cịn có

40

một số doanh nghiệp vừa hoạt động sản xuất kinh doanh lại vừa bán hóa đơn khống. Ở một số tụ điểm mua bán và sử dụng trái phép hóa đơn trước đây hoạt động cơng khai, thì nay rút vào hoạt động bí mật, sử dụng "cị" làm vệ tinh, khi tìm được người có nhu cầu, chúng giao dịch tại quán nước bên đường, hẹn giao hóa đơn, tiền ở địa điểm khác, rất khó bắt qủa tang.15

Khơng chỉ có hành vi mua bán hóa đơn giá trị gia tăng trắng mà cịn có chuyện mua hóa đơn thật 100%. Nhiều công ty, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn đều thừa khả năng cung cấp hoá đơn giá trị cho khách hàng theo yêu cầu mà khơng máy móc nào có thể kiểm tra tính hợp lệ được bởi đó là hố đơn thật 100%, khối lượng và số tiền cũng khớp 100%. Duy chỉ khơng đúng bởi số tiền đó khơng phải do người xin thanh toán chi ra mà do nhiều người khác mua khơng lấy hóa đơn gộp lại. Hành vi sai phạm trong sử dụng hoá đơn đã gây ra hậu qủa khôn lường, chẳng những ảnh hưởng đến tính cơng bằng của pháp luật thuế; tiếp tay cho hành vi tham ô công quỹ, rút ruột ngân sách nhà nước, mua bán hàng hố vịng vèo, lừa đảo để chiếm đoạt, trốn lậu thuế... mà còn làm cản trở sự tăng trưởng kinh tế xã hội. Đồng thời, biểu hiện sử dụng hóa đơn bất hợp pháp đang là hiện tượng phổ biến thông qua sử dụng hoá đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hoá đơn giả, hoá đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng.

Hoá đơn giả là hố đơn được in theo mẫu hóa đơn đã được phát hành

của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hố đơn.

Hố đơn chưa có giá trị sử dụng là hoá đơn đã được tạo theo đúng

quy định của pháp luật nhưng chưa hồn thành việc thơng báo phát hành.

Hoá đơn hết giá trị sử dụng là hoá đơn đã làm đủ thủ tục phát hành

nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hố đơn bị mất sau khi đã thơng báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hoá đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (cịn gọi là đóng mã số thuế).

41

Ngoài ra, việc sử dụng bất hợp pháp hóa đơn cịn thể hiện sau:

Sử dụng bất hợp pháp hoá đơn là việc lập khống hoá đơn; cho hoặc

bán hoá đơn chưa lập để tổ chức, cá nhân khác lập khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ ; cho hoặc bán hoá đơn đã lập để tổ chức, cá nhân khác hạch toán, khai thuế hoặc thanh tốn vốn ngân sách; lập hố đơn khơng ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc; lập hoá đơn sai lệch nội dung giữa các liên; dùng hoá đơn của hàng hoá, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hoá, dịch vụ khác.

Một số trường hợp cụ thể được xác định là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn:

- Hóa đơn có nội dung được ghi khơng có thực một phần hoặc tồn bộ.

- Sử dụng hố đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán ra, để hợp thức hoá hàng hoá, dịch vụ mua vào khơng có chứng từ hoặc hàng hố, dịch vụ bán ra để gian lận thuế, để bán hàng hố nhưng khơng kê khai nộp thuế.

- Sử dụng hoá đơn của tổ chức, cá nhân khác để bán hàng hoá, dịch vụ, nhưng không kê khai nộp thuế, gian lận thuế; để hợp thức hàng hố, dịch vụ mua vào khơng có chứng từ.

- Hố đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hố, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hoá đơn.

- Sử dụng hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ mà cơ quan thuế, cơ quan công an và các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng tại nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 44 - 48)