Hoàn thuế khống

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng tại nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 48 - 50)

Giống như Việt Nam, nền kinh tế Lào là một nền kinh tế nhỏ vận động chủ yếu dựa trên quan hệ tiền mặt. Trong một thời gian rất dài, do ảnh hưởng của chính sách kinh tế, kế hoạch hóa tập trung nên việc lưu thơng hàng hóa bị hạn chế. Từ đó, văn hóa hay thói quen sử dụng hóa đơn, chứng từ trong thanh tốn khơng được hình thành.

Hậu quả của hiện tượng xã hội trên là các doanh nghiệp thường mua hàng hóa trơi nổi của các lái bn, chủ vựa.... trên thị trường khơng có hóa

42

đơn, chứng từ, sau đó, nhờ doanh nghiệp khác xuất hóa đơn khống để hợp thức hóa số Thuế GTGT ở đầu vào.

Một đặc điểm rất riêng của CHDCND Lào là toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa đều diễn ra trên bộ nên việc quản lý hải quan đối với các chứng từ vận tải đường bộ không chặt chẽ bằng việc quản lý đường biển. Lợi dụng điều này, một số các doanh nghiệp tìm cách khai khống, nâng số lượng hàng hóa xuất khẩu trong tờ khai hải quan lên gấp nhiều lần so với thực tế nhằm hưởng thuế suất 0% làm cơ sở cho việc hoàn thuế, khấu trừ thuế nhằm chiếm đoạt tiền từ NSNN.

Mặc dù đây là một đạo luật mới hơn 2 thực hiện, luật Thuế GTGT 2006 đã bộc lộ những sơ hở tạo điều kiện cho các doanh nghiệp gian lận một cách tinh vi trong khấu trừ và hoàn thuế. Thủ đoạn gian lận thường là các cách sau:

Thứ nhất, tạo nguồn hàng khống bằng cách kê khai các điểm mua

hàng khơng có thật, khơng rõ địa chỉ, trơi nổi; lập hợp đồng mua bán nội địa khống với các phương án thanh tốn trực tiếp, khơng qua ngân hàng; hợp thức hóa việc mua bán này bằng các hợp đồng, chứng từ mua bán giả gồm nhiều cung đoạn, với nhiều doanh nghiệp.

Thứ hai, tạo dựng nguồn tiền mua hàng xuất khẩu bằng cách lập

các hợp đồng vay tiền khống, có trả lãi hoặc lập danh sách đóng góp vốn, phương án kinh doanh chia lãi... với hợp đồng giả, địa chỉ giả.

Thứ ba, làm giả hợp đồng vận chuyển, thanh toán cước vận

chuyển hàng hóa trong nội địa và ra cửa khẩu; tạo dựng hợp đồng mua bán ngoại thương và thanh toán trực tiếp giả hoặc xác nhận thanh tốn khơng qua ngân hàng (chủ yếu là móc nối với doanh nghiệp khơng có thật, khơng rõ địa chỉ ở Thái Lan, Căm Pu Chia, Việt Nam ... để làm giả hồ sơ xuất khẩu). Một số trường hợp có kế hoạch hợp đồng ngoại thương nhưng không thực hiện, chỉ lợi dụng để làm thủ tục hàng đổi hàng và hoàn thuế giá trị gia tăng.

43

Thứ tư, quay vịng hàng nơng sản, thực chất có xuất hàng sang

Việt Nam nhưng sau đó số hàng lại quay về Lào bằng nhiều con đường khác nhau để xuất được nhiều lần.

Thứ năm, móc nối với một số cán bộ hải quan cửa khẩu để xác

nhận khống số hồ sơ xuất khẩu, khai tăng giá và khối lượng, xuất ít khai nhiều, thậm chí một xe hàng nhưng nhiều doanh nghiệp nhận là của mình.

Thứ sáu, hình thành các đường dây gồm một số cá nhân, các chi

nhánh, văn phòng hoặc doanh nghiệp chuyên làm dịch vụ hoàn thuế bằng hồ sơ giả với tỷ lệ ăn chia 30-70% tùy thỏa thuận, khi bị phát hiện lập tức giải tán doanh nghiệp, hủy sổ sách, chứng từ.16 Chỉ riêng từ tháng 2 đến tháng 8 năm 2011 đã nhận được 35 hồ sơ xin hoàn Thuế GTGT của các doanh nghiệp với 18,467 tỷ kíp, sau khi nhận và kiểm tra hồ sơ xin hồn thuế đó thấy rằng:

- Trong số 35 hồ sơ chỉ có 19 bộ hồ sơ là hợp lệ và được hoàn lại tiền thuế với 13,191 tỷ kíp.

- Đối với 16 hồ sơ cịn lại, trong q trình kiểm tra phát hiện có những dấu hiệu tình nghi có gian lận trong khấu trừ và hồn thuế nên những bộ hồ sơ đó là những hồ sơ bị nghi ngờ và phải điều tra lại để làm rõ hơn.

Bằng các thủ đoạn trên, khơng những hàng tỷ kíp tiền ngân sách nhà nước đã bị rút ruột mà cịn ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình trật tự an ninh xã hội và sự phát triển kinh tế của đất nước.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng tại nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 48 - 50)