2.2 Tác hại của hành vi gian lận thuế giá trị gia tăng
2.2.1 Thất thu cho ngân sách nhà nước
Thất thu thuế là một hiện tượng thực tế khách quan vốn có của bất kỳ hệ thống thuế khố nào. Nó phản ánh hai mặt của một vấn đề: lợi ích của Nhà nước và lợi ích của người nộp thuế. Trên thực tế thì hai lợi ích này thường mâu thuẫn với nhau, Nhà nước ln có khuynh hướng tăng nguồn thu từ thuế, trong khi đó người nộp thuế ln mong muốn càng giảm số thuế
16 http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/6-thu-doan-cua-toi-pham-khi-thuc-hien-viec-hoan- thue/10778108/218/
44
phải nộp càng nhiều càng tốt. Hay nói cách khác, ở đâu có thuế khố thì ở đó có thất thu.
Thất thu thuế biểu hiện, diễn biến rất đa dạng và phức tạp tuỳ theo điều kiện của nền kinh tế - xã hội của một quốc gia, song có thể khái qt hố thành 2 dạng: thất thu thực tế và thất thu tiềm năng.
Thất thu thực tế, có nghĩa là có nhiều khoản thu được quy định rõ ràng trong các luật thuế, song do nhiều ngun nhân số tiền đó khơng được tập trung vào ngân sách đúng quy định.
Thất thu tiềm năng, có nghĩa là thực tế có nhiều nguồn thu cần thiết phải động viên vào ngân sách nhưng lại khơng thu được vì chưa có quy định của luật pháp.
Tuy nhiên, thất thu thuế không phải là một vấn đề nan giải, để hạn chế thất thu thì phải có một chính sách thuế và phương thức quản lý phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế, đảm bảo hài hồ lợi ích kinh tế giữa Nhà nước và người nộp thuế. Ngược lại, có thể nói nguyên nhân gây thất thu bắt nguồn từ một chính sách thuế và phương thức quản lý không phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế.
Mặc dù Luật thuế giá trị gia tăng đã phát huy tác dụng tích cực, số thu từ thuế giá trị gia tăng vào ngân sách không ngừng tăng lên, khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện tốt chế độ hóa đơn chứng từ, hội nhập với khu vực và thế giới, khuyến khích các doanh nghiệp nước ngồi đầu tư vào CHDCND Lào. Với những thất thu cho ngân sách nhà nước trong gian lận thuế có thể nêu ví dụ cụ thể tại tỉnh Chăm Pa Sắc trong 5 năm qua như sau:
Bảng số 2: kim ngạch xuất khẩu từ năm 2006-2010 của tỉnh Chăm Pa Sắc
Đơn vị tính: triệu USD
Nội dung 2006 2007 2008 2009 2010
Giá trị xuất khẩu 47,52 46,09 38,72 33,73 37,68
Nguồn: tổng kết việc tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ VI của tỉnh Chăm Pa Sắc( Sở kế hoạch - đầu tư)
45
Qua số liệu này cho thấy, Lào cũng tương tự như Việt Nam là một nước có thế mạnh về xuất khẩu nơng, lâm, thủy, khống sản, kim ngạch xuất khẩu của Lào không ngừng thay đổi tăng giảm thất thường qua các năm. Cho nên việc hoàn thuế cho các doanh nghiệp là một chủ trương chính sách cần chú trọng một cách hợp lý. Bởi vừa góp phần thúc đẩy xuất khẩu, giúp doanh nghiệp có vốn để sản xuất kinh doanh, khuyến khích doanh nghiệp tiêu thụ hàng của nơng dân, góp phần thúc đẩy khu vực nông nghiệp phát triển, qua đó giúp người nơng dân có đầu ra đảm bảo ổn định đời sống cho họ.
Bảng số 3: Thống kê tiền hoàn Thuế GTGT
Đơn vị tính: triệu kíp
Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Tháng 6 Tháng 7 Tháng 8
461,7 6.225,3 2.185,1 429,9 237,1 8.273,3 654,9
nguồn: tổng cục thuế
Qua số liệu trên cho thấy số tiền hoàn thuế của nhà nước cho doanh nghiệp không ngừng thay đổi phụ thuộc vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp qua các tháng trong năm. tháng sau luôn tăng hơn năm trước. Cụ thể , chỉ tính riêng tháng 3 khoản hồn thuế giá trị gia tăng, ngân sách đã bỏ ra 6.225,3 tỷ kíp, tăng 1.348,34% so với tháng 2. Số tiền hoàn thuế này đã giúp doanh nghiệp có thêm nguồn vốn để đầu tư vào hoạt động sản xuất - kinh doanh. Tháng 4 và các tháng sau, con số này sẽ tiếp tục tăng giảm lần lượt do hoạt động sản xuất - kinh doanh, kim ngạch xuất khẩu mỗi tháng một tăng tùy vào khả năng hoạt động của các doanh nghiệp. Nhưng do các quy định của Luật giá trị gia tăng còn nhiều sơ hở nhất là quy định về khấu trừ và hoàn Thuế GTGT với cơ chế quản lý thu thuế còn nhiều yếu kém. Vì vậy làm nảy sinh hiện tượng lập chứng từ khơng trung thực để chiếm đoạt tiền hồn thuế giá trị gia tăng và gây ra những hậu quả nặng nề: Chính phủ mất tiền, dân chúng mất niềm tin chính sách thuế mới, và doanh nghiệp lương thiện nghi ngờ cách thức và năng lực điều hành nền kinh tế của Chính phủ. Bằng các thủ đoạn gian lận trên, những kẻ gian lận đã liên kết, móc nối với nhau rút ruột hàng trăm tỷ đồng ngân sách nhà nước mà chưa bị xử lý
46
hoặc những vụ việc bị xử lý chỉ là rất nhỏ chưa phản ánh được thực trạng gian lận thuế trong thời gian này.
Ngồi ra, đối với cơ chế chính sách “tiền thối, hậu kiểm” thực sự tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp, giải phóng nguồn vốn, quay vòng vốn nhanh, bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp là đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng. Trong khi đó qui định về thời hạn xem xét hồ sơ hoàn thuế rất chặt, trung bình là trong vịng 3 tháng. Do vậy, một số doanh nghiệp đã gian lận hồ sơ chứng từ giả mạo để chiếm đoạt hàng tỷ kíp tiền hồn thuế. Việc kiểm tra đối chiếu các chứng từ cũng gặp nhiều khó khăn nếu người bán, người mua ở địa bàn khác nhau.
CHDCND Lào cũng như Việt Nam, các nước trong khu vực và quốc tế, hành vi gian lận trong khấu trừ và hoàn thuế diễn ra ở khắp nơi trên thế giới.
Chỉ trong quý II, Anh đã thất thu khoảng 6,5 tỷ bảng do gian lận thuế giá trị gia tăng (VAT), và dự báo đến cuối năm con số này có thể tăng tới 10 tỷ bảng. Giới chức EU lo ngại tình hình ngày một tồi tệ hơn ở tất cả các nước trong khu vực, tiền thuế chảy vào túi kẻ gian sẽ vào khoảng 35 tỷ bảng mỗi năm.
EU đang áp dụng chính sách miễn thuế VAT để khuyến khích xuất khẩu. Mỗi khi hàng rời khỏi một nước nào đó thuộc liên minh, nước Anh chẳng hạn, nhà xuất khẩu sẽ được hưởng tiền hồn thuế từ chính phủ. Lợi dụng điều này, kẻ gian câu kết với nhau nhập hàng hóa từ các nước EU, rồi khi bán cho khách họ lại cộng thêm thuế vào giá. Khoản thuế thu thêm bất hợp pháp này, sau đó lại được làm phép và biến mất khỏi các hóa đơn, chứng từ, thay vì nộp lại cho chính quyền địa phương. Như vậy, người tiêu dùng EU khơng được hưởng lợi từ chính sách miễn thuế của liên minh, tiền thuế chảy từ ngân khố quốc gia vào túi những kẻ gian lận.
Gian lận thuế VAT thường xảy ra với các mặt hàng điện thoại di động và chip máy tính. Thất thu của các chính phủ càng lớn khi lơ hàng được xuất đi nhập lại nhiều lần bởi các công ty khác nhau
47
trong cùng một chuỗi buôn bán (thường được gọi là carousel). Cứ
mỗi lần xuất đi, họ lại được hưởng tiền hồn thuế từ Chính phủ, dù trước đó, trong lần xuất đầu tiên, món hàng đó đã khơng bị áp thuế.
Theo tính tốn, năm nay, tiền thuế VAT thất thu của Anh có thể lên tới 10 tỷ bảng (tương đương 18,5 tỷ USD), gấp đơi so với năm ngối. Tổng số thuế bị gian lận trên toàn EU sẽ vào khoảng 35 tỷ bảng, tương đương phần tài chính hỗ trợ cho nơng nghiệp trong khu vực và bằng 5 lần trợ cấp thất nghiệp và xã hội.17
Ông Laszlo Kovacs, Cao ủy EU phụ trách các vấn đề thuế quan, cho biết trong một vài tuần tới sẽ chính thức cho phép cơ quan thuế và hải quan Anh áp dụng chính sách thuế mới đối với 2 mặt hàng điện thoại di động và chip máy tính. Khi đó, nhà xuất khẩu chỉ được phép hoàn thuế khi chứng minh rằng họ đã bán hàng hóa cho người tiêu dùng cuối cùng, thay vì hồn ngay khi hàng rời cảng.
Do vậy, Lào cũng giống một số nước trên thế giới đều có chính sách hồn thuế đối với các hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nhằm khuyến khích xuất khẩu nhưng nếu quản lý không tốt sẽ dẫn đến mục đích tốt đẹp của chính sách khơng đạt được mà còn bị lợi dụng để trục lợi. Vì vậy EU cũng đã chống gian lận bằng cách bắt người xuất khẩu phải chứng minh rằng họ đã bán hàng hóa cho người tiêu dùng cuối cùng thay vì phải hồn khi rời cảng bến giống như Điều 16 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2006 quy định phải có chứng từ thanh tốn qua ngân hàng mới được khấu trừ và hoàn thuế giá trị gia tăng.