3.5 Tăng cƣờng phối hợp với các cơ quan quản lý liên quan
3.5.3 Với ngân hàng
Hành vi gian lận trong khấu trừ thuế, hồn thuế được thực hiện thơng qua việc phát hành hóa đơn GTGT hoặc tờ khai hải quan hàng xuất khẩu mua bán khống hàng hóa hoặc khai khống tăng giá trị hàng hóa nhằm chiếm đoạt tiền Thuế GTGT được khấu trừ hay hoàn thuế. Về mặt kế toán, đối với nền kinh tế thanh toán chủ yếu dựa vào tiền mặt như Lào và Việt Nam, các doanh nghiệp gian lận sẽ thực hiện việc lập phiếu thu, phiếu chi khống để hợp thức hóa việc luân chuyển tiền tệ, nhất là đối với hàng hóa xuất khẩu.
Để hạn chế thủ đoạn gian lận này, u cầu thanh tốn hàng hóa dịch vụ qua ngân hàng là một trong những biện pháp hữu hiệu giúp cho việc ngăn chặn hành vi mua bán khống hóa đơn, chứng từ khấu trừ khống Thuế GTGT. Bởi vì, khi có sự xuất hiện của dòng tiền tệ, các chủ thể gian lận (chủ thể mua hàng) sẽ không dám mạo hiểm chuyển một lượng tiền lớn cho đối tác để hợp thức hóa hóa đơn chứng từ bởi lẽ khả năng họ bị đối tác chiếm đoạt tiền một cách hợp pháp là rất lớn do hóa đơn chứng từ xuất khống khơng có hàng hóa trong khi đó tiền chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp bán hàng
72
là tiền thật và kéo theo rủi ro người bán khống sẽ căn cứ vào hồ sơ kế tốn chiếm đoạt ln tiền hàng hóa.
Đối với các doanh nghiệp gian lận trong khấu trừ và hồn thuế thì cơ quan thuế sẽ thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành thuế. Đây là biện pháp mà cơ quan thuế áp dụng nhằm thu hồi tiền thuế, tiền phạt của các đon vị, cá nhân nợ ngân sách nhà nước. Thời gian qua, trên cơ sở qui định của Luật Quản lý thuế, Nghị định của Chính phủ, Thơng tư của Bộ Tài chính và Quy trình hướng dẫn của Tổng cục Thuế, cơ quan thuế các địa phương đã triển khai thực hiện công tác cưỡng chế nợ thuế và bước đầu gặt hái một số kết quả, số nợ thuế có xu hướng giảm dần. Tuy nhiên, để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác cưỡng chế nợ thuế, thiết nghĩ vẫn cịn nhiều vấn đề phải nghiên cứu để hồn thiện.
Hiện nay, Tổng cục Thuế đã ban hành Quy trình cưỡng chế nợ thuế quy định trình tự, thủ tục tiến hành khi áp dụng biện pháp cưỡng chế, tuy nhiên vướng mắc đầu tiên của việc thực hiện quy trình là việc xác minh thông tin của người nợ thuế để làm căn cứ ban hành quyết định cưỡng chế. Theo quy định, doanh nghiệp chỉ phải khai báo với cơ quan thuế một hoặc vài tài khoản tiền gửi khi đăng ký thuế để được cấp mã số thuế. Việc đăng ký tài khoản đó khơng mang tính bắt buộc mà do doanh nghiệp tự khai rồi điền thơng tin theo mẫu in sẵn. Do đó, khi muốn tiến hành xác minh thơng tin về tồn bộ tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp, cơ quan thuế buộc phải gửi văn bản xác minh thông tin ở tất cả các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn, nhằm tránh “bỏ sót” tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp. Hàng tháng, việc gửi văn bản yêu cầu cung cấp thông tin phát sinh khá nhiều, không chỉ làm mất thời gian và mất cơng sức của các ngân hàng, mà cịn làm gián đoạn việc xử lý cưỡng chế do phải chờ ngân hàng cung cấp thông tin.
Để khắc phục bất cập này, nên chăng cần bổ sung quy định bắt buộc người nộp thuế phải đăng ký tất cả các tài khoản tiền gửi khi đăng ký mã số thuế hoặc đăng ký tài khoản giao dịch khi phát sinh mua bán hàng hoá, dịch vụ; đồng thời quy định ghi rõ nơi mở tài khoản khi lập bảng kê hàng hoá dịch vụ mua vào bán ra kèm theo tờ khai thuế giá trị gia tăng hàng tháng.
73
Quy định này vừa giúp cơ quan thuế chủ động trong quản lý, nắm được chính xác số tài khoản, vừa giảm tải yêu cầu hỗ trợ đối với hệ thống các cơ quan ngân hàng, tín dụng.
Cũng liên quan đến tài khoản của doanh nghiệp nhưng lại phát sinh một vướng mắc khác, ấy là khi ghi nhận biên bản cung cấp thông tin thì tài khoản của doanh nghiệp có đủ số dư để ban hành quyết định cưỡng chế, đến khi ngân hàng nhận được quyết định cưỡng chế của cơ quan thuế thì số dư trên tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp có sự biến động với số tiền cịn lại rất ít (do tài khoản tiền gửi chưa bị phong toả), nên không thể thực hiện được quyết định cưỡng chế. Đây cũng là một trong những tình huống làm vơ hiệu quyết định cưỡng chế thuế, do đó thiết nghĩ phải có quy định chặt chẽ và phù hợp hơn, theo đó khi nhận được văn bản yêu cầu cung cấp thông tin về tiền gửi của người nợ thuế từ phía cơ quan thuế, bên cạnh việc khẩn trương có văn bản cung cấp thơng tin theo quy định, các tổ chức tín dụng và ngân hàng phải tiến hành phong tỏa tài khoản để chờ quyết định cưỡng chế của cơ quan thuế.
Các văn bản pháp lý đi kèm để hỗ trợ thực hiện Luật thuế này thời gian qua ban hành không đầy đủ và thiếu rõ ràng. Cụ thể, đó là sự định nghĩa khơng rõ ràng, giải thích thiếu cụ thể về quyền hạn và trách nhiệm giữa đối tượng nộp thuế, cơ quan thu thuế và các cơ quan khác có liên quan. Chẳng hạn, xung quanh việc phạt chậm nộp thuế, trường hợp đơn vị kinh doanh khơng nộp phạt thì sao và ai là người phối hợp cùng cơ quan thuế đi cưỡng chế? Một điều rất đơn giản khi đơn vị chậm nộp thuế và phạt chậm nộp thì các ngân hàng thương mại phải là người có trách nhiệm khấu trừ từ tài khoản của đơn vị đó về cho ngân sách nhà nước. Nhưng vì chưa có một chế tài đủ mạnh để ép buộc ngân hàng thương mại làm điều này nên trên thực tế ngân hàng cịn tìm cách che dấu số dư tài khoản của đơn vị chậm nộp thuế và phạt.
Do đó nhất thiết cần có một văn bản quy định rõ nghĩa vụ của ngân hàng trong việc thi hành cưỡng chế về thuế đồng thời cũng quy định chế tài
74
trong trường hợp ngân hàng không hợp tác cùng với ngành thuế thực hiện nhiệm vụ cưỡng chế các vụ việc gian lận về thuế giá trị gia tăng.
75
KẾT LUẬN
Với đề tài “ Pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng tại nước CHDCND Lào”, tác giả đã thực hiện những nghiên cứu của mình về pháp luật hoàn thuế giá trị gia tăng qua các văn bản pháp luật đã ban hành từ năm 2006 đến nay và thực tiễn áp dụng những quy định này. Phát hiện ra những tồn tại và tìm ra nguyên nhân của hành vi gian lận trong hoàn Thuế GTGT. Qua đó cho thấy thuế giá trị gia tăng nói chung và những quy định về hồn thuế giá trị gia tăng nói riêng đã bộc lộ nhiều thiếu sót để các doanh nghiệp lợi dụng gian lận chiếm đoạt tiền thuế của nhà nước. Về cơ bản, Luật thuế giá trị gia tăng 2006 đã có giải pháp để loại trừ hành vi gian lận thông qua việc thành lập doanh nghiệp để mua bán hóa đơn giá trị gia tăng đó là bổ sung quy định về điều kiện khấu trừ là phải có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Tuy nhiên, để hoàn thiện pháp luật về thuế giá trị gia tăng sao cho đây là một sắc thuế tiên tiến, dễ áp dụng thì cần phải có một cơ chế thực hiện pháp luật về thuế giá trị gia tăng thật hiệu quả. Đó chính là phải nâng cao vai trò của ngành thuế và sự hợp tác giữa các ngành có liên quan như công an, hải quan, cảnh sát, cơ quan đăng ký kinh doanh và ngân hàng. Đồng thời với việc tổ chức thực hiện thời gian qua Luật thuế giá trị gia tăng cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Chúng ta nên sửa đổi bổ sung cho hồn thiện hơn
Thơng qua việc thực hiện đề tài này, tác giả đã có những đề xuất, kiến nghị phù hợp, nhằm góp phần hồn thiện pháp luật về Thuế nói chung và pháp luật về hoàn thuế giá trị gia tăng nói riêng. Tác giả đã đề xuất và rất tâm đắc với những kiến nghi cụ thể đó là: đề nghị về sửa đổi mức thuế và đối tượng khơng chịu thuế, hồn thiện văn bản pháp luật về hóa đơn, tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm về Thuế.
Với những đề xuất, kiến nghị trong đề tài này, tác giả hy vọng đã góp thêm những giải pháp để hoàn thiện hệ thống pháp luật về Thuế giá trị gia tăng, các biện pháp loại trừ hành vi gian lận thuế giá trị gia tăng. Các đề xuất kiến nghị này nếu được áp dụng trên thực tiễn sẽ phát huy tác dụng, giữ đúng vai trị là cơng cụ quản lý, điều tiết các hoạt động kinh tế phù hợp thực tiễn khách quan.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I/ Tài liệu tiếng Việt. A/ Văn bản luật
1. Quốc hội (2006), Luật quản lý thuế , Luật số 78/2006/QH11 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/ 2006.
2. Quốc hội (2008), Luật thuế giá trị gia tăng , Luật số 13/2008/QH12 do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 03/06/ 2008.
B/ Văn bản dƣới luật
3. Chính phủ (2008), Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế giá trị gia tăng.
4. Bộ Tài chính (2008), Thơng tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thi hành nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật thuế giá trị gia tăng.
C/ Tài liệu tham khảo
5. Phan Mỹ Hạnh – Viện nghiên cứu kinh tế - Gian lận trong khấu trừ,
hoàn thuế giá trị gia tăng thơng qua chứng từ, hố đơn khống và nguy cơ thất thoát Ngân sách Nhà nước, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Gian lận trong khấu trừ thuế, hoàn thuế và hướng hồn thiện thuế GTGT trong tiến trình hội nhập AFTA (CEPT)” - Tháng 1/2003.
6. Nguyễn Ngọc Hùng - Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, nguyên nhân gian lận và cách khắc phục- Kỷ yếu hội thảo khoa học “Gian lận
trong khấu trừ thuế, hoàn thuế và hướng hoàn thiện thuế GTGT trong tiến trình hội nhập AFTA (CEPT)” - Tháng 1/2003.
7. Nguyên Văn Vân và Nguyễn Thị Thủy-Đại học Luật TP.HCM Kỷ yếu hội thảo khoa học “ Gian lận trong khấu trừ thuế, hoàn thuế và hướng hoàn thiện thuế GTGT trong tiến trình hội nhập AFTA (CEPT)” - Tháng 1/2003.
8. Manophap Phonevantha (2009 ), Giải pháp hồn thiện thuế gián thu ở
Cộng hịa Dân chủ Nhân dân Lào, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện
tài chính Hà Nội.
II/ Tài liệu tiếng Lào. A/ Văn bản luật
9. Quốc hội (2005), Luật quản lý thuế, Luật số 04/2005/QH5 do Quốc
hội nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thông qua ngày 19/05/2005. 10. Quốc hội (2006), Luật thuế giá trị gia tăng, Luật số 04/2006/QH6 do Quốc hội nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào thông qua ngày 26/12/2006.
B/ Văn bản dƣới luật
11. Bộ Tài chính (2005), Thơng tư số 2137/2005/TT-BTC ngày
28/09/2005 hướng dẫn chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của luật quản lý thuế số 04/2005 ngày 19/05/2005.
12. Chính phủ (2006), Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của quy định về sử dụng hóa đơn chứng từ.
13. Chính phủ (2009), Nghị định số 270/2009/NĐ-CP ngày 18/09/2009
của quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của luật thuế giá trị gia tăng.
14. Bộ Tài chính (2009), Chế định số 3227/2009/CĐ-BTC ngày
17/12/2009 quy định về khai và nộp thuế GTGT;17/12/2009 quy định về tự khai thuế giá trị gia tăng.
15. Bộ Tài chính (2009), Thơng tư số 3111/2009/TT-BTC ban hành ngày 27/11/2009 hướng dẫn thi hành Nghị định số 270/2009/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng.
16. Bộ Tài chính (2009), Chế định số 3228/2009/CĐ-BTC ngày
17/12/2009 quy định về hoạt động tự khai thuế giá trị gia tăng.
17. Bộ Tài chính (2009), Chế định số 3229/2009/CĐ-BTC ngày
17/12/2009 quy định về nguồn vốn và hoàn thuế giá trị gia tăng.
18. Bộ Tài chính (2011), Thơng tư số 15/2011/TT-BTC ban hành ngày
05/01/2011 hướng dẫn chi tiết về việc tổ chức thực hiện hoàn thuế GTGT.
C/ Tài liệu tham khảo
19. Sở Công thương (2010), Báo cáo thống kê việc thành lập doanh nghiệp của tỉnh Chăm Pa Sắc năm 2010.
20. Sở Kế hoạch đầu tư (2010), Báo cáo tổng kết việc tổ chức thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm lần thứ VI của tỉnh Chăm Pa Sắc năm 2005-2010.
21. Tổng cục thuế (2011), Báo cáo tổng kết việc thực hiện hoàn tiền thuế
GTGT ngày 22 tháng 8 năm 2011.
22. Vụ ngân sách nhà nước (2010), Báo cáo tổng kết năm 2009-2010.
III. Web site tham khảo
23. http://tintuc.timnhanh.com 24. http://tintuc.xalo.vn
26. http://vietbao.vn 27. http://www.tin247.com 28. www.fetp.edu.vn 29. http://www.chinhphu.vn 30. http://moj.gov.vn 31. http://www.mof.gov.vn 32. http://phaply.net.vn 33. http://vietlaw.gov.vn 34. http://www.doisongphapluat.com.vn 35. http://www.vibonline.com.vn