Giai đoạn từ năm 1955 đến trước năm 1988

Một phần của tài liệu Quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (Trang 28 - 36)

1.2. Quy định về quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự

1.2.2. Giai đoạn từ năm 1955 đến trước năm 1988

Giai đoạn từ năm 1955 đến trƣớc khi Bộ luật tố tụng Hình sự 1988 có hiệu lực pháp luật là giai đoạn đất nƣớc ta tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc đồng thời tiến hành cách mạng dân tộc ở miền Nam. Cùng với quá trình thay đổi của lịch sử, vấn đề bảo vệ quyền con ngƣời cũng phát triển phù hợp với bản chất dân chủ của pháp luật xã hội chủ nghĩa, trong đó chủ yếu là tiếp tục hoàn thiện chế định quyền bào chữa, bảo đảm tơn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân. Trong các văn bản pháp luật tố tụng hình sự đƣợc ban hành trong giai đoạn này cho

28Viện nghiên cứu khoa học pháp lý (1995), Luật sư và tư vấn pháp luật trong cơ chế thị trường, Hà Nội, tr.17.

thấy việc đảm bảo quyền con ngƣời nói chung và quyền của bị cáo nói riêng trong hoạt động xét xử vụ án hình sự ở những điểm sau:

 Nhƣ vậy, Nghị định số 01-NĐ/VY ngày 12/01/1950 của Bộ Tƣ pháp quy định khá cụ thể, chi tiết về địa vị pháp lý của bào chữa viên. Tuy nhiên, các quy định về quyền, nghĩa vụ của ngƣời bào chữa vẫn còn những điểm rất chung. Để khắc phục vấn đề này, Bộ Tƣ pháp đã thông qua “Đề án về quyền bào chữa của bị cáo” trong cuộc họp ngày 20/10/1956 và ra Thông tƣ số 22 - HCTP ngày 18/12/1957 hƣớng dẫn về quyền bào chữa29. Trong “Đề án về quyền bào chữa của bị cáo” nhận định về ngƣời bào chữa nhƣ sau “Bị cáo nhờ ngƣời bào chữa là để giúp bị cáo thực hiện các quyền lợi về tố tụng và bênh vực cho bị cáo. Do đó khi chấp hành nghĩa vụ, ngƣời bào chữa cho bị cáo cũng đầy đủ quyền hạn về tố tụng nhƣ bị cáo.”

Trong Thông tƣ số 22 - HCTP ngày 18/12/1957 của Bộ Tƣ pháp, tại phần II của Thông tƣ cũng thống nhất về quyền hạn, nghĩa vụ của ngƣời bào chữa nhƣ trong “Đề án về quyền bào chữa của bị cáo”. Về nghĩa vụ của ngƣời bào chữa, Thông tƣ xác định “Ngƣời bào chữa là ngƣời bênh vực quyền lợi của bị can, bị cáo và đồng thời là ngƣời kiên quyết bảo vệ luật pháp, chính sách của Nhà nƣớc mà tiến hành công tác bào chữa.” Từ quy định chung này, Thông tƣ đã xác định ngƣời bào chữa khi thực hiện việc bào chữa phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Khi bào chữa, ngƣời bào chữa phải đứng trên lập trƣờng nhân dân, tức là lập trƣờng của luật pháp, chính sách để tiến hành cơng tác;

- Phải cầu thị, không xuyên tạc sự thật;

- Ngƣời bào chữa khơng thể có thái độ đối lập với bị can, bị cáo mà mình bênh vực. Về quyền, nghĩa vụ của ngƣời bào chữa, Thông tƣ 22 - HCTP hƣớng dẫn cụ thể nhƣ sau:

- Trước khi xét xử, người bào chữa có quyền:

+ Đƣợc tham gia từ khi mở cuộc thẩm cứu.

+ Đƣợc theo dõi cuộc thẩm cứu; có mặt trong cuộc hỏi cung; có quyền yêu cầu điều tra thêm nếu thấy chứng cứ không đầy đủ, không rõ ràng; yêu cầu điều tra lại nếu phát hiện hành vi dùng nhục hình, bức cung, mớm cung hoặc đe dọa, dụ dỗ, hứa hẹn để bị can, bị cáo phải chịu nhận tội.

+ Đƣợc gặp và nói chuyện với bị can, bị cáo khơng có ngƣời tham dự. + Đƣợc xem và chép hồ sơ để nghiên cứu.

- Trong phiên tịa xét xử, người bào chữa có quyền:

+ Trong khi chuẩn bị phiên tòa xét xử, ngƣời bào chữa đƣợc đề nghị với Tòa án mời giám định viên hoặc ngƣời làm chứng mới có lợi cho bị can, bị cáo.

+ Tại phiên tòa, ngƣời bào chữa đƣợc hỏi tất cả những ngƣời cung khai trƣớc phiên tòa, sau khi đƣợc phép của Tòa án.

+ Ở phiên tịa nếu có hiện tƣợng không dân chủ, trấn áp bị can, bị cáo làm mất quyền tự do bào chữa, thì ngƣời bào chữa đƣợc đề nghị với Tịa án chấm dứt ngay. + Sau khi công tố viên luận tội, ngƣời bào chữa đƣợc trình bày lời bào chữa và tranh luận với công tố viên.

+ Sau khi tuyên án sơ thẩm, ngƣời bào chữa đề nghị Tịa án nói rõ cho bị can, bị cáo biết quyền chống án, nếu tịa khơng đề cập.

+ Đƣợc xem xét bút lục của phiên tòa và đề nghị với Tịa án đính chính hoặc bổ khuyết nếu phát hiện những chỗ ghi chép sai lầm, thêm bớt hoặc sửa đổi.

- Sau khi xét xử, người bào chữa có quyền:

+ Đƣợc xem bản án trong thời hạn chống án.

+ Chống án thay cho ngƣời bị kết án nếu họ yêu cầu hoặc đƣợc sự đồng ý của họ. + Khi ngƣời bị kết án không chống án và ngƣời bào chữa nhận định bản án là chính xác thì có thể giáo dục, khuyến khích, cố gắng triệt để cải tạo.

+ Ngƣời bào chữa có thể tiếp tục bênh vực cho ngƣời bị kết án tại Tòa án trên.  Nguyên tắc đảm bảo quyền bình đẳng của mọi cơng dân trƣớc pháp luật kế thừa Hiến pháp 1946 và tiếp tục đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp 1959. Điều 22 – Hiến pháp 1959 ngày 31/12/1959 quy định “Công dân nƣớc Việt Nam dân chủ cộng hịa đều bình đẳng trƣớc pháp luật”. Và quy định này đƣợc cụ thể hóa bởi Luật Tổ chức Tịa án nhân dân ngày 14/07/1960 tại Điều 3 “Tòa án nhân dân xét xử theo nguyên tắc mọi cơng dân đều bình đẳng trƣớc pháp luật, không phân biệt nam nữ, dân tộc, nịi giống, tơn giáo, tín ngƣỡng, địa vị xã hội và thành phần xã hội”. Những quy định về nguyên tắc bình đẳng của mọi công dân trƣớc pháp luật thời kỳ này là một bƣớc tiến bộ thể hiện tính dân chủ trong hoạt động tố tụng hình sự nói chung và trong hoạt động xét xử nói riêng. Bằng quy định đƣợc ghi nhận trong Hiến pháp thì quyền đƣợc bình đẳng của mọi cơng dân trƣớc pháp luật đƣợc công nhận và đảm bảo thực hiện vì nó là một ngun tắc hiến định. Đồng thời nó cịn đƣợc cụ thể hóa bởi quy định trong Luật tổ chức Tòa án nhân dân - một cơ sở pháp lý quan trọng của hoạt động xét xử. Nhƣ vậy, quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử cũng đƣợc đảm bảo nhƣ quyền của tất cả các cơng dân khác. Bởi khi chƣa có bản án kết tội có hiệu lực pháp luật của Tịa án thì bị cáo vẫn chƣa bị xem là có tội. Họ vẫn phải đƣợc đảm bảo những quyền lợi hợp pháp, chính đáng khác nhƣ tất cả cơng dân bình thƣờng khác.

 Năm 1959, Nhà nƣớc ta ban hành Hiến pháp mới để thay thế Hiến pháp năm 1946. Trong Hiến pháp này, một lần nữa quyền bào chữa của bị cáo đƣợc ghi nhận là một nguyên tắc hiến định tại Điều 101 “Quyền bào chữa của ngƣời bị cáo đƣợc bảo đảm”. Với việc tiếp tục quy định quyền bào chữa nhƣ một nguyên tắc hiến định đã khẳng định quyền bào chữa là một quyền cơ bản của bị cáo. Chính vì nhận thức đƣợc quyền bào chữa là một quyền cơ bản của ngƣời bị buộc tội nên nó tiếp tục đƣợc xác định trong Thông tƣ số 2225. Tại Mục 2 Chƣơng I Thông tƣ số 2225/ HCTP ngày 24/10/1956 của Bộ Tƣ pháp chấn chỉnh việc thực hiện quyền bào chữa của bị can “Trong nền tƣ pháp dân chủ nhân dân của Tòa án, chế định bào chữa là một chế định trọng yếu trong tố tụng của Tịa án. Nó giúp cho cơng tác xét xử tiến hành đƣợc toàn diện và khách quan hơn, xét xử đƣợc chính xác, bênh vực đƣợc quyền lợi hợp pháp của ngƣời bị can đồng thời bảo vệ pháp luật của Nhà nƣớc”. Luật tổ chức Tòa án nhân dân ngày 14/01/1960 đã quy định cụ thể hơn quyền bào chữa của bị cáo tại Điều 7 “Quyền bào chữa của bị cáo đƣợc bảo đảm, ngoài việc tự bào chữa bị cáo có thể nhờ luật sƣ bào chữa cho mình. Bị cáo có thể nhờ một cơng dân đƣợc đồn thể giới thiệu hoặc Tịa án nhân dân chấp nhận bào chữa cho mình. Khi cần thiết, Tòa án nhân dân chỉ định ngƣời bào chữa cho bị cáo”. Quy định này cho phép bị cáo có quyền tự bào chữa cho mình hoặc nhờ luật sƣ bào chữa cho mình. Nếu khơng thể tự bào chữa hoặc khơng có điều kiện nhờ luật sƣ bào chữa thì bị cáo cũng có thể nhờ một cơng dân đƣợc đồn thể giới thiệu hoặc Tòa án nhân dân chấp nhận bào chữa cho mình. Với quy định này thì phạm vi chủ thể có quyền bào chữa cho bị cáo mở rộng hơn. Đây là quy định hết sức cụ thể và đƣợc mở rộng hơn so với quy định trƣớc đó nhằm đảm bảo quyền bào chữa của bị cáo trong hoạt động xét xử nói chung và giai đoạn xét xử sơ thẩm nói riêng.

 Các quyền của bị cáo trong hoạt động tố tụng hình sự nói chung và trong hoạt động xét xử nói riêng đƣợc quan tâm và đảm bảo thực hiện. Ngày 9/9/1967 Tòa án nhân dân tối cao ban hành Thông tƣ 06/TC hƣớng dẫn việc bảo đảm quyền bào chữa cho bị cáo với những quy định cụ thể:

- Trong phiên tòa, bị cáo có quyền u cầu Tịa án thay đổi Thẩm phán hoặc Hội thẩm nhân dân nếu thấy những ngƣời này có quan hệ đối với vụ án có thể làm cho việc xét xử khơng cơng bằng.

- Bị cáo đƣợc trình bày chứng cứ, đề xuất những thỉnh cầu và phát biểu lời cuối cùng trƣớc khi Tòa án vào nghị án.

- Sau khi Viện kiểm sát luận tội, Tòa án cần để cho bị cáo đƣợc trình bày lời bào chữa của họ nếu họ khơng có ngƣời bào chữa.

- Sau khi kết thúc phiên tịa, ngƣời bào chữa có thể gặp hoặc trao đổi với bị cáo về bản án và nếu bị cáo yêu cầu thì giúp bị cáo chống án.

Với những quy định này đã đảm bảo cho bị cáo có đƣợc những quyền cơ bản nhất để họ tự bảo vệ cho quyền lợi của mình hoặc nhờ ngƣời khác bảo vệ cho quyền lợi hợp pháp của họ.

Ngồi những hƣớng dẫn trên, Thơng tƣ này còn xác định rõ trƣờng hợp bắt buộc phải chỉ định ngƣời bào chữa cho bị cáo, đó là những trƣờng hợp sau:

- Vụ án có ảnh hƣởng chính trị lớn.

- Vụ án mà bị cáo có nhƣợc điểm về thể chất hoặc tinh thần. - Vụ án mà bị cáo có thể bị xử phạt chung thân hoặc tử hình.

Đối với những trƣờng hợp khác nếu bị cáo tha thiết u cầu thì Tịa án cũng nên cố gắng cử ngƣời bào chữa cho họ.

Với việc quy định những trƣờng hợp bắt buộc phải có ngƣời bào chữa cho bị cáo, kể cả trong khi bị cáo khơng u cầu thì có thể nói đây là một quy định hết sức nhân đạo. Bởi lẽ, trong những trƣờng hợp đã liệt kê ở trên thì việc có ngƣời bào chữa cho bị cáo là hết sức cần thiết. Đối với trƣờng hợp vụ án có ảnh hƣởng chính trị lớn thì bắt buộc phải chỉ định ngƣời bào chữa cho bị cáo là hợp lý. Vì ảnh hƣởng của những vụ án này đối với vấn đề chính trị cũng nhƣ đối với xã hội là hết sức to lớn. Thông thƣờng, những vụ án này thu hút sự quan tâm của đông đảo tầng lớp nhân dân trong nƣớc, thậm chí là cả dƣ luận quốc tế nên để tránh xảy ra những hậu quả khơng tốt thì việc chỉ định ngƣời bào chữa bắt buộc cho bị cáo là hết sức cần thiết. Còn đối với trƣờng hợp những vụ án mà bị cáo có nhƣợc điểm về thể chất hoặc tinh thần thì việc quy định ngƣời bào chữa bắt buộc thể hiện tính nhân văn sâu sắc của pháp luật của Nhà nƣớc ta. Những bị cáo này họ khó có thể tự mình bào chữa cho mình trong phiên tịa do hạn chế về thể chất hoặc tinh thần. Họ rất cần có ngƣời có đầy đủ phẩm chất cũng nhƣ sự am hiểu về pháp luật để hỗ trợ cho họ trong suốt giai đoạn xét xử. Cũng tƣơng tự nhƣ vậy, đối với trƣờng hợp những vụ án mà bị cáo có thể bị xử phạt chung thân hoặc tử hình thì việc quy định phải có ngƣời bào chữa bắt buộc cho họ là rất quan trọng. Bởi lẽ, khi này, quyền tự do hay cao hơn là tính mạng của bị cáo có thể sẽ bị mất đi khi có lời kết tội từ phía hội đồng xét xử. Lúc này, rất cần ngƣời bào chữa cho bị cáo nhằm giúp tìm ra sự thật khách quan của vụ án nhƣng đồng thời cũng góp phần thực hiện việc gỡ tội cho bị cáo, nhằm giảm nhẹ hình phạt đối với bị cáo trong khn khổ luật định. Bên cạnh đó, việc quy định đối với những trƣờng hợp khác nếu bị cáo tha thiết u cầu thì Tịa án cũng nên cố gắng cử ngƣời bào chữa cho họ là một quy định khẳng định đƣợc quyền bào chữa của bị cáo đƣợc nhà nƣớc quan tâm một cách đúng mực thông qua những quy định

trong những văn bản quy phạm pháp luật, đồng thời tính nhân đạo của pháp luật cũng thể hiện rõ qua quy định này. Đối với những bị cáo khác, mặc dù không thuộc những trƣờng hợp đƣợc chỉ định ngƣời bào chữa bắt buộc, nhƣng khi họ tha thiết u cầu thì Tịa án cũng sẽ cử ngƣời bào chữa cho họ. Bởi lẽ, những bị cáo này có thể do hồn cảnh khó khăn, khó có thể nhờ ngƣời bào chữa cho mình đƣợc, trong khi họ lại lo lắng khi đứng trƣớc phiên tịa xét xử họ khơng thể tự mình bào chữa cho mình đƣợc, nên họ rất cần Tịa án chỉ định ngƣời bào chữa cho họ.

 Năm 1974, Bản hƣớng dẫn trình tự tố tụng sơ thẩm về hình sự đƣợc ban hành kèm theo Thông tƣ số 16/TATC ngày 27/08/1974 của Tòa án nhân dân tối cao hƣớng dẫn cụ thể về trình tự, thủ tục xét xử sơ thẩm trong đó đề cập đến việc kéo dài thời gian giao cáo trạng và bổ sung một trƣờng hợp bắt buộc phải chỉ định ngƣời bào chữa đó là trƣờng hợp bị cáo là vị thành niên. Bên cạnh đó, còn khẳng định quyền bào chữa của bị cáo là quyền quan trọng nhất của bị cáo nên Tòa án nhân dân phải bảo đảm cho họ thực hiện đầy đủ quyền đó và phải nghiên cứu lời bào chữa một cách khách quan.

Mặc dù đất nƣớc đang trong thời kỳ tập trung mọi nguồn lực cho Cách mạng giải phóng dân tộc. Nhƣng qua những văn bản pháp lý trên thể hiện đƣợc tính nhân đạo của pháp luật nƣớc ta bằng cách tiếp tục và phát triển các quy phạm pháp luật về quyền bào chữa và quyền tố tụng khác thể hiện nội dung bảo vệ quyền con ngƣời trong tố tụng nói chung và quyền của bị cáo trong hoạt động xét xử nói riêng.

 Sau chiến thắng lịch sử của cuộc tấn công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, Đất nƣớc ta hoàn toàn thống nhất, hai miền nam bắc đã nối liền một dải, nhân dân cả nƣớc đồng lòng trong việc xây dựng và bảo vệ đất nƣớc. Nhà nƣớc ta cũng khơng ngừng hồn thiện hệ thống pháp luật cho phù hợp với điều kiện và tình hình mới của Đất nƣớc. Sau khi miền Nam giải phóng, năm 1976, nƣớc ta tổ chức hội nghị hiệp thƣơng thống nhất Đất nƣớc, trong đó thống nhất hệ thống pháp luật trong cả nƣớc chỉ dùng một hệ thống pháp luật duy nhất, đó là hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa.

Trong pháp luật tố tụng hình sự đã quy định một số nguyên tắc cơ bản của hoạt động tố tụng nhằm bảo vệ quyền con ngƣời trong tố tụng hình sự nói chung và trong hoạt động xét xử nói riêng. Tại Điều 2 - Sắc lệnh số 01/SL-76 ngày

Một phần của tài liệu Quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (Trang 28 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)