Trong tố tụng hình sự Liên bang Nga

Một phần của tài liệu Quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (Trang 41 - 42)

1.3. Quy định về quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của

1.3.2. Trong tố tụng hình sự Liên bang Nga

Nguyên tắc suy đốn vơ tội cũng đƣợc pháp luật tố tụng hình sự của Liên bang Nga quy định là một nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho tồn bộ q trình tố tụng nói chung và giai đoạn xét xử sơ thẩm nói riêng. Nguyên tắc này đƣợc quy định tại Điều 8 “Khơng ai có thể bị coi là có tội và phải chịu hình phạt nếu chƣa có bản án của Tịa án và khơng tuân theo thủ tục quy định tại Bộ luật này”.

Những quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm cũng đƣợc quy định cụ thể, nếu so sánh với pháp luật tố tụng hình sự của Pháp thì về cơ bản là giống nhau với những quyền nhƣ quy định của Điều 18 “Những ngƣời tham gia vào hoạt động tố tụng hình sự, nếu khơng biết hoặc khơng biết một cách đầy đủ ngôn ngữ dùng trong tố tụng hình sự cần phải đƣợc giải thích và đƣợc bảo đảm quyền đƣa ra yêu cầu, đƣa ra lời giải thích và lời khai, khiếu nại, tố cáo, tiếp xúc với hồ sơ vụ án, phát biểu tại Tồ án bằng tiếng mẹ đẻ hoặc bằng ngơn ngữ khác mà ngƣời đó sử dụng thành thạo, họ cịn đƣợc sự giúp đỡ miễn phí của phiên dịch theo trình tự, thủ tục quy định trong Bộ luật này”. Hay quy định tại Điều 19 về quyền khiếu nại đối với các hoạt động và các quyết định tố tụng. Tại Điều 233 quy định thời hạn bắt đầu xét xử tại phiên tòa nhƣ sau “Việc xét xử vụ án hình sự tại phiên tịa khơng thể đƣợc bắt đầu sớm hơn 7 ngày kể từ ngày giao cho bị cáo bản sao bản cáo trạng hoặc quyết định truy tố”. Với quy định này cho phép bị cáo có một khoảng thời gian cần thiết để chuẩn bị cho việc bào chữa cho mình.

Ngoài ra, quy định sự tham gia của bị cáo tại phiên tòa là bắt buộc tại Điều 247 “Khi bị cáo vắng mặt thì phải hỗn phiên tịa”. Khơng chỉ có bị cáo, mà sự tham gia của ngƣời bào chữa cũng là bắt buộc đối với những trƣờng hợp pháp luật tố tụng hình sự quy định. Đồng thời, quy định về quyền bào chữa của bị cáo vẫn là một quy định thể hiện thông suốt qua những quy định khác. Vì quyền bào chữa của bị cáo là quyền quan trọng nhất để bị cáo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Ngồi ra, bị cáo cịn có quyền sử dụng những ghi chép đƣợc trình ra trƣớc tịa theo yêu cầu của họ. Điều 292 quy định quyền đƣợc phát biểu đối đáp của bị cáo và ngƣời bào chữa cho bị cáo. Theo đó, bị cáo và ngƣời bào chữa cho họ ln đƣợc phép nói lời sau cùng. Điều 293 quy định “Sau khi kết thúc tranh luận, chủ tọa phiên tịa cho phép bị cáo nói lời sau cùng. Khơng đƣợc phép đƣa ra bất kỳ câu hỏi nào đối vối bị cáo trong thời gian bị cáo nói lời sau cùng. Tịa án không đƣợc hạn chế thời gian nói lời sau cùng của bị cáo”.

Điều 311 quy định về quyền đƣợc trả tự do của bị cáo đang bị tạm giam. Theo đó, bị cáo đang bị tạm giam phải đƣợc trả tự do ngay tại phiên tòa trong những trƣờng hợp sau: ra bản án tuyên bị cáo vô tội; ra bản án tuyên bị cáo có tội nhƣng khơng đƣa ra hình phạt; ra bản án tun bị cáo có tội và quyết định hình phạt nhƣng bị cáo đƣợc miễn chấp hành hình phạt; ra bản án tuyên bị cáo vơ tội và quyết định hình phạt không phải là phạt tù hoặc hình phạt là hình phạt tù nhƣng cho hƣởng án treo.

Nhìn chung, pháp luật tố tụng hình sự của Liên bang Nga về cơ bản cũng đã quy định đầy đủ những quyền cơ bản nhất của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, đặc biệt trọng tâm vẫn là quyền bào chữa, làm nền tảng cho việc đảm bảo quyền của bị cáo đƣợc thực thi trong thực tiễn.

Một phần của tài liệu Quyền của bị cáo trong giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hình sự (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)